CÂY MÃ ĐỀ – XA TIỀN TỬ

Tên khác: Bông mã đề – Cây vó ngựa – Xa tiền (TQ) Tên khoa học: Plantago major L. Họ: Mã đề (Plantaginaceae) 1. Mô tả, phân bố Mã đề thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, thân rất ngắn. Lá hình thìa, có cuống dài, mọc thành hình hoa thị ở gốc, mép lá nguyên hoặc khía răng cưa thưa, gân lá hình cung chạy dọc theo phiến rồi đồng quy ở gốc và ngọn lá Hoa nhỏ, mọc thành bông ở kẽ lá, cuống hoa dài. Quả hình … Xem tiếp

TÔ MỘC

Tên khác: Cây gỗ vang – Cây vang nhuộm Tên khoa học: Caesalpinia sappan L. Họ: Đậu (Fabaceae) 1. Mô tả, phân bố Tô mộc thuộc loại cây gỗ to, có thể cao tới 14m, thân và cành có gai, gỗ màu đỏ nâu. Lá mọc cách, kép 2 lần lông chim chẵn, có tới 12 – 14 đôi lá chét, phiến lá chét nhỏ gần như hình thang. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, màu vàng, hình cánh bướm. Quả loại đậu, dẹt, vỏ cứng, có sừng nhọn … Xem tiếp

LÔ HỘI (NHỰA)

(Aloe) 1. Nguồn gốc, đặc điểm Là chất dịch cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội (Aloe vera L. hoặc Aloe ferox Mill.), họ Lô hội (Asphodelaceae). Nhựa Lô hội là những khối có kích thước không đồng đều, màu nâu đen bóng, dễ vỡ vụn, vết vỡ óng ánh như thủy tinh. Mùi hơi khó chịu, vị đắng và nồng. Nhựa Lô hội đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002). 2. Thành phần hóa học Tùy theo nguồn gốc, nhựa Lô hội có … Xem tiếp

TRẦN BÌ

(Pericarpium Citri reticulatae perene) Tên khác: Vỏ quýt 1. Nguồn gốc, đặc điểm Trần bì là vỏ quả chín đã phơi sấy khô và để lâu năm của cây Quýt (Citrus reticulate Blanco), họ Cam (Rutaceae). Vỏ thường cuộn lại hoặc quăn lại, còn sót lại vết tích của cuống quả. Mặt ngoài màu vàng nâu hay nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơi lõm xuống (túi tiết). Mặt trắng xốp màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Trần bì có mùi thơm, vị hơi đắng … Xem tiếp

NGŨ GIA BÌ

Tên khác: Chân chim – Sâm Nam – Cây chân vịt – áp cước mộc (TQ) Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin Họ: Nhân sâm (Araliaceae) 1. Mô tả, phân bố Là loại cây nhỡ, thân đứng, cao từ 5 – 15m. Lá mọc so le, kép chân vịt, thường có 8 lá chét, phiến lá hình bầu dục, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, mọc thành chùy, màu trắng ở đầu cành. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu tím sẫm, trong chứa 6 – 8 hạt. Cây … Xem tiếp

Bạch liễm

Tên khoa học: Ampelopsis japonica (Thunb.) Makino. Họ: Nho – Vitaceae. 1. Mô tả, phân bố Bạch liễm là cây dây leo, không lông, thân cứng, vòi chẻ hai. Lá hai lần kép, cuống có cánh, thường có 3-5 lá chét hình trái xoan bánh bò 4 x 2 cm, nhọn hai đầu, gân lồi và có lông, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới trăng trắng, mép có răng nhỏ và có lông. Cụm hoa đối diện với lá, nhỏ, lưỡng phân; nụ tròn, to 1-1,5mm. Mùa hoa tháng 5- … Xem tiếp

Bạch đàn đỏ

Tên khoa học: Eucalyptus robusta Smith. Họ: Sim – Myrtaceae. 1. Mô tả, phân bố Bạch đàn đỏ là cây gỗ thường xanh, cao 5-15m, có thể đến 30m, vỏ đo đỏ, có nhựa. Lá ít thơm, ở nhánh non, phiến lá xoan, ở nhánh trưởng thành, phiến thon hẹp cong cong, gốc hơi không cân xứng. Cụm hoa là tán, có khi chuỳ; hoa vàng vàng, nhị nhiều. Quả hình chén dài dài; nở thành 4 mảnh. Mùa hoa tháng 7-10. 2. Bộ phận dùng, thu hái Bộ phận … Xem tiếp

Bấc

Tên khác: Bấc lùng. Cỏ bấc đèn Tên khoa học: Juncus effusus L. Họ: Bấc – Juncaceae 1. Mô tả, phân bố Cây thảo sống lâu năm; thân tròn, cứng, mọc thành cụm dầy, cao độ 0,35-1,20m, đường kính thân 1,5-4mm; mặt ngoài màu xanh nhạt, có vạch dọc. Ruột thân (lõi) cấu tạo bởi các tế bào hình ngôi sao, để hở nhiều lỗ khuyết lớn. Lá bị giảm rất nhiều, chỉ còn bẹ ở gốc thân, màu hoe hoe hay nâu. Cụm hoa như ở cành thân; nhánh … Xem tiếp

Chuối hột

Tên khác: Chuối chát Tên khoa học: Musa brachycarpa Back. Họ: Chuối (Musaceae) 1. Mô tả, phân bố Chuối hột là cây thảo lớn, có thân rễ th­ường gọi là củ chuối. Thân mọc thẳng chính là thân giả do các bẹ lá to mọc ốp vào nhau. Lá mọc tụ tập ở ngọn, dài 1m hay hơn, cuống mập hình máng, gân giữa lồi lên ở mặt dư­ới, gân phụ song song sít nhau. Cụm hoa mọc ra từ giữa thân giả chính là thân thật thành bông dài … Xem tiếp

Khái niệm bộ nhị, cách đính của chỉ nhị vào bao phấn

Bộ nhị Bộ nhị là tập hợp các nhị trong một hoa – đó là bộ phận sinh sản đực của hoa. nằm phía trong vòng các cánh hoa. Các nhị thư­ờng gắn vào đế hoa theo một hay vài vòng bên trong bao hoa. Ở các hoa có tràng hàn liền. đôi khi chỉ nhị dính trên họng tràng. Số lư­ợng các nhị trong một hoa thư­ờng thay đổi tuỳ theo loài. Thông thư­ờng số nhị bằng hoặc là bội số của số cánh hoa.Có hoa chỉ có duy … Xem tiếp

NGŨ BỘI TỬ

(Galla Chinensis) Tên khác: Bầu bí – Mắc phệt 1. Nguồn gốc, đặc điểm Ngũ bội tử là tổ đã phơi hoặc sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử (Melaphis chinensis (Bell.) Baker = Schlechtendalia chinensis Bell.) ký sinh trên cây Muối (Rhus chinensis Muell.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), độ ẩm không quá 1 1%, 2. Thành phần hóa học Thành phần chính của ngũ bội tử là tanin (50 – 70%). Ngoài ra, còn có chất béo, nhựa và tinh bội. 3. Công dụng, cách dùng … Xem tiếp

HOÀNG ĐẰNG (THÂN VÀ RỄ)

(Caulis et radix Fibraureae) Tên khác: Hoàng liên nam – Thích hoàng – Vàng giang – Nam hoàng. 1. Nguồn gốc, đặc điểm Là thân và rễ đã phơi sấy khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre và Fibraurea tinctoria Lour.) họ Tiết dê (Menispermaceae). Đó là những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, dài 10 – 30cm, đường kính 1 – 3cm, có khi tới 10cm.Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc và sẹo của cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ … Xem tiếp

DƯỢC LIỆU ĐAN SÂM

(Radix Salviae miltiorrhizae) Tên khác : Huyết sâm – Xích sâm Hồng căn – Tử đan sâm 1. Nguồn gốc đặc điểm Là rễ phơi khô của cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) họ Hoa môi (Lamiaceae). Vị thuốc có dạng rễ ngắn, hình trụ dài, hơi cong queo, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ, rễ dài 10- 20cm. Mặt ngoài có màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu sẫm, có vân nhăn dọc. … Xem tiếp

ĐẠI PHÚC BÌ

Đại phúc bì (Pericarpium Arecae) là vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của quả cau1 1. Thành phần hóa học Đại phúc bì có ancaloit giống hạt cau như arecolin, arecaidin, guvacolin … nhưng với hàm lượng thấp hơn nhiều 2. Công dụng,cách dung Dược liệu đại phúc bì có tác dụng thông tiểu tiện rõ rệt. Dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng Ngày dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc

NHÂN TRẦN

Tên khác: Hoắc hương núi – Nhân trần Việt Nam Tên khoahọc: Adenosma caeruleum R. Br. Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) 1. Mô tả, phân bố Nhân trần thuộc loại cây thảo, sống hàng năm, cao 0,3 – 1m, thân tròn màu tím, toàn thân và lá có lông trắng. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép lá khía răng cưa tù, gân lá hình lông chim, cuống ngắn. Hoa tự chùm hoặc bông, mọc ở kẽ lá, màu lam tím. Quả nang hình trứng trong chứa nhiều hạt … Xem tiếp