A kê

Tên khác: Akee. Tên khoa học: Blighia sapida Koen. Họ: Bồ Hòn – Sapindaceae. 1. Mô tả, phân bố Dược liệu a kê là cây gỗ cao 12-13m, thẳng, có tán xoè rộng và các nhánh cứng. La to mang 8 lá chét gần như mọc đối, hình bầu dục thuôn dài, dài đến 13cm, rộng 5cm, không lông, màu ôliu tươi, lúc khô gan rất lồi ở mặt dưới. Chùm hoa 1-2 ở náchlá có lông mịn, cuống hoa dài 1,5cm; lá dài 5; cánh hoa 5 màu trắng, … Xem tiếp

Phân loại các loại quả khô

Phân loại các loại quả khô, cho ví dụ Qủa khô: Là quả khi chín, vỏ quả giữa khô đét lại. Quả khô có thể tự mở hoặc không tự mở để hạt thoát ra ngoài. Gồm các kiểu sau: – Qủa khô không tự mở. Quả khi chín không tự giải phóng hạt ra khỏi quả.: +  Qủa đóng (quả bế):  Quả khô có vỏ dai, ít nhiều hóa gỗ, không dính với vỏ hạt và khi chín không tự mở. Quả đóng có thể sinh ra từ bầu … Xem tiếp

Định nghĩa, phân loại và vai trò của mô che chở

1.Định nghĩa và vai trò mô che chở: + Mô che chở là các mô đư­ợc chuyên hóa từ mô phân sinh, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận của cây chống tác dụng có hại của môi trư­ờng ngoài như­ sự xâm nhập của các giống ký sinh, điều hòa sự bay hơi n­ước quá mạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Mô che chở ở mặt ngoài của các cơ quan của cây. các tế bào xếp xít nhau và vách tế bào biến thành một … Xem tiếp

ĐẠI TÁO (Qủa)

(Fructus Ziziphi Jujubae) Tên khác: Táo Tàu – Hồng táo – Ô táo – Đại táo 1. Nguồn gốc, đặc điểm Là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Đại táo (ziziphus jujuba Mill. var. inermis (Bge) Rehd), hò Táo ta (Rhamnaceae). Đại táo là quả hình cầu hoặc hình bầu dục, mặt ngoài màu hồng tối, có vết nhăn, có đường vân không đều, gốc quả lõm. Vỏ quả ngoài mỏng, vỏ quả giữa là thịt mềm, xốp, dính, nhuyễn, màu vàng nâu hay nâu nhạt, vỏ … Xem tiếp

CỎ TRANH – BẠCH MAO CĂN

Tên khác: cỏ săng – Bạch mao (TQ) Tên khoa học: Imperata cylindrica p. Beauv Họ: Lúa (Poaceae) 1. Mô tả, phân bố Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, thân rễ cứng ăn sâu trong đất, cao 0.6 – 1,2m, thẳng, nhẵn, đốt thân có long mềm. Lá hẹp và dài, đầu thuôn, mặt trên có lông ráp. Hoa tự bông hình chùy, màu trắng. Hạt nhỏ có nhiều long dài và nhẹ. Cây mọc khỏe khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi nước ta. Cỏ … Xem tiếp

HÒE HOA

Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L) Schott = Sophora Japonica L. Họ: Đậu (Fabaceae) 1. Mô tả, phân bố Hòe thuộc loại cây nhỡ, cao 6 – 10m, sững lâu năm. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có 1 – 17 lá chét. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở đầu cành, màu vàng sáng. Quả loại đậu, trong chứa 1 – 4 hạt. Cây Hòe được trồng Ở nhiều tỉnh trên đất nước ta. Các tỉnh có trồng nhiều hòe hoa là: Thái Bình, Nam Hà, … Xem tiếp

BẠCH THƯỢC

(Radix Paeoniae lactiflorae) Tên khác: Thược dược – Thước 1. Nguồn gốc, đặc điểm Là rễ đã bỏ vỏ và phơi sấy khô của cây Thước dược (Paeonia lactiflora Pall.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Bạch thược có dạng hình trụ tròn, thẳng, đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng, dài 10-20cm, đường kính 1-2cm. Mặt ngoài màu trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con. Bạch thước không mùi, vị hơi đắng và hơi chua. Cây bạch thược được nhập … Xem tiếp

GỪNG – CAN KHƯƠNG – SINH KHƯƠNG

Tên khác: Sinh khương (gừng sống) – Can khương (gừng khô), Cây khinh (Thái) Tên khoa học: Zingiber offcinale Rosc. Họ: Gừng (Zingiberaceae) 1. Mô tả, phân bố Gừng thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, cao 0,5 – 1m, thân rễ phát triển thành củ, phân nhánh. Lá mọc cách, không cuống, phiến lá hình mác to, mặt lá nhẵn bóng. Hoa mọc thành bông từ gốc, có cuống dài, màu vàng xanh. Cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. 2. Bộ phận dùng, … Xem tiếp

MÂU LỆ

(Concha Ostreae) 1. Nguồn gốc, đặc điểm Là vỏ đã phơi khô của nhiều loài Hàu, con Hà (Ostrea sp), họ Mẫu lệ (Ostreidae), sống Ở các cửa sông, cửa biển. Tùy theo từng loài mà dược liệu có nhiều hình dáng khác nhau như: Hình phiến thon dài (Hàu ống), Hình tròn trứng hay hình tam giác (Hàu sông); Hình tam giác (Hàu đại liên)… Mặt ngoài vỏ màu vàng sẫm, mặt trong vỏ màu trắng hoặc vàng tím óng ánh, thu về đem rửa sạch, phơi khô gọi … Xem tiếp

VIỄN CHÍ (Rễ)

(Radix Polygalae) 1. Nguồn gốc, đặc điểm Là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Will.) hay Viễn chí Xibêri (P.sibiria L.), đều thuộc Viễn chí (Polygalaceae). Vị thuốc có dạng hình ống hay mảnh, thường cong queo, đầu rễ đôi khi còn sót lại phần gốc thần, mặt ngoài màu xám hoặc xám tro, có nhiều nếp nhăn và đường nứt ngang. Viễn chí có vị đắng, hơi cay và kích thích khi nếm. Dược liệu Viễn chí đã được ghi trong … Xem tiếp

ĐỖ TRỌNG

Tên khác: Tư trọng – Ngọc ti bì – Đỗ trọng bắc. Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Họ: Đỗ trọng (Eucommiaceae) 1. Mô tả, phân bố Đỗ trọng là loại cây gỗ cao tới 10 – 20m, xanh tốt quanh năm. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng rộng, đầu lá nhọn, mép có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi, đầu quả xẻ làm hai, tạo thành hình chữ V. Cây được di thực và trồng được ở Lào Cai … Xem tiếp

Ba chẽ

Tên khác: Niễng đực,Ván đất, Ðậu bạc đầu. Tên khoa học: Dendrolobium triangulare (Retz) Schindler Desmodium triangulare (Retz) Merr.D.cephalotes (Roxb) Wallex Wight et Arn). Họ: Ðậu -Fabaceae. 1. Mô tả, phân bố Ba chẽ là loại cây nhỏ cao 2-3m. Thân tròn. Cành non hình tam giác dẹt. Lá kép gồm ba lá chét, hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn cái hai bên. Mặt dưới lá màu trắng bạc. Lá non có lông trắng ở cả hai mặt. Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả … Xem tiếp

Bạch chỉ nam

Tên khác: Ðậu chỉ,  Mát rừng. Tên khoa học: Milletia pulchra Kurz. Họ: Ðậu – Fabaceae. 1. Mô tả, phân bố Bạch chỉ nam cây to, cao 5-7m. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 11-17 lá chét. Hoa màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá gần ngọn. Quả đậu hình dao, nhẵn, cứng. Hạt hình trứng dẹt, màu vàng nhạt. Cây ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 9-10. 2. Bộ phận dùng, thu hái Bộ phận dùng của cây bạch chỉ nam là rễ củ. … Xem tiếp

Á phiện (Thuốc phiện)

Tên khác: A phiện, Anh túc, Cây thẩu. Tên khoa học: Papaver somniferum L. Họ: Thuốc phiện – Papaveraceae. 1. Mô tả, phân bố Cây Thuốc phiện hay anh túc là cây thảo hằng năm có thân chính mọc đứng cao tới 1-1,5m. Lá mọc so le – thuôn; các lá ở dưới xẻ thùy lông chim với các đoạn nhọn; các lá trên có răng. Hoa to, màu trắng, đỏ hay tím, mọc đơn độc ở ngọn thân, có cuống dài; nhị có bao phấn đen. Quả nang gần … Xem tiếp

Trình bày cấu tạo cấp 1 của thân cây lớp Ngọc lan

Trình bày cấu  tạo cấp một  của thân cây lớp Ngọc lan Cắt ngang qua thân cây non của một cây thuộc lớp Ngọc lan. vừa mới nảy mầm. Đem soi dư­ới kính hiển vi, ta thấy thân cây đó gồm có ba phần a.Biểu bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào sống không có diệp lục. vách hóa cutin thành một lớp dày hay mỏng tuỳ theo cây sống Ở khí hậu khô hay ẩm. Lớp cutin này không thấm nước và khí cho nên trong biểu bì … Xem tiếp