Là một biến chứng thường gặp nhất trong điều trị đái tháo đường.

Ở trẻ em, não cần được cung cấp đường hằng định. Hạ đường huyết rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp lên não, giảm phát triển của não. Kết quả làm giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên. Nếu xảy ra cấp tính và ở mức độ nặng bệnh nhân có thể bị tử vong.

Nguyên nhân:

  • Tiêm insulin quá liều hoặc trộn thuốc tiêm giữa insulin thường và chậm không đúng liều, hoặc tiêm insulin nhưng chưa kịp ăn cơm.
  • Thể dục hoặc lao động nặng hoặc tự phát.

Hạ đường huyết thường hay xảy ra về đêm và sáng hoặc ngay sau tiêm insulin.

CHẨN ĐOÁN

  • Tiêu chuẩn: Gọi là hạ đường huyết khi đường huyết ở mức
  • 4mmol/l.
  • Triệu chứng hạ đường huyết

Thường xảy ra cấp tính dẫn đến hôn mê và tử vong:

  • Bệnh nhân đói, vã mồ hôi và tê bì quanh môi.
  • Da tái, bồn chồn, tim đập nhanh, run rẩy, yếu cơ, nói nhíu hoặc nói lắp.
  • Hoa mắt chóng mặt, giảm tập trung, mệt xỉu, ngủ lịm hoặc ngủ gà.
  • Tri thức lú lẫn, hôn mê và co giật.

XỬ TRÍ

Cách xử trí hạ đường huyết theo mức độ lâm sàng.

Mức độHình ảnh lâm sàngXử trí
Độ I (nhẹ)Đói, vã mồ hôi

Da tái, chóng mặt, run rẩy tay chân và giảm chú ý.

Uống một cốc nước quả ngọt (cam, chanh, mía) hoặc uống 2 – 4 thìa mật ong hoặc ăn cơm ngay.
Độ II

(trung

bình)

Triệu chứng như độ I, kèm theo:

–  Đau đẩu, đau bụng.

–  Thay đổi hành vi, nhìn giảm hoặc nhìn đôi, nói khó.

–  Nhịp tim nhanh, mệt mỏi, lơ mơ, ngủ gà.

–  Như mức độ I

–  Nhưng phải theo dõi sát

Độ III (nặng)–  Hôn mê

–  Co giật

Điều trị tại cơ sở y tế:

–  Truyền TM glucose 10%: 0,5g/kg

–   Tiêm TM, dung dịch glucagon 0,5mg < 5 tuổi và 1mg > 5 tuổi. Sau 10 phút nhắc lại nếu đường máu chưa tăng.

0/50 ratings
Bình luận đóng