Nội dung
Hexaneupime
Hexaneupime

HEXAPNEUMINE

DOMS-RECORDATI

sirô người lớn: chai 200 ml. sirô trẻ em: chai 200 ml. sirô nhũ nhi: chai 100 ml.

THÀNH PHẦN

cho 1 chai sirô người lớn
Pholcodine266 mg
Biclotymol396 mg
Guaifénésine
hay Gaiacolate de glycéryle400 mg
Chlorphénamine maléate26,6 mg
Tá dược: saccharose, éthanol 95deg, mùi thơm, parahydroxybenzoate de méthyle sodé.
cho 1 chai sirô trẻ em
Pholcodine200 mg
Biclotymol300 mg
Guaifénésine
hay Gaiacolate de glycéryle400 mg
Chlorphénamine maléate20 mg
Tá dược: saccharose, éthanol 95deg, mùi thơm, parahydroxybenzoate de méthyle sodé.
cho 1 chai sirô nhũ nhi
Biclotymol100 mg
Guaifénésine
hay Gaiacolate de glycéryle200 mg
Chlorphénamine maléate5 mg
Paracétamol500 mg
Sirô Tolu10 g
Tá dược: saccharose, éthanol 95deg, mùi thơm, parahydroxybenzoate de méthyle sodé.

DƯỢC LỰC

Thuốc ho có tác dụng kháng khuẩn:

  • Pholcodine: chống ho trung ương, dẫn xuất của morphine: ức chế trung tâm hô hấp nhưng ít hơn cod
  • Chlorphénamine maléate: kháng histamine do tác động lên thụ thể H1ngoại biên, chống lại sự co thắt phế quản, tác dụng giống atropine và làm êm dịu.
  • Biclotymol: dẫn xuất của phénol, có tác dụng kháng khuẩn.
  • Gaiacolate de glycéryle: kích thích tiết dịch phế quản.

Sirô nhũ nhi: công thức không có chứa pholcodine, ngược lại có sự hiện diện của paracétamol làm giảm sốt và sirô Tolu làm long đàm.

Tá dược có chứa một ít chất nhầy với đặc tính tăng nhẹ nhu động giúp đào thải các chất nhớt ở dạ dày và tránh nôn mửa.

CHỈ ĐỊNH

Sirô người lớn và trẻ em: điều trị các chứng ho khan gây khó chịu, đặc biệt ho do dị ứng và do kích thích.

Sirô nhũ nhi: điều trị triệu chứng, hạ sốt và an thần trong cơn ho khan gây khó chịu, sát khuẩn trong các bệnh lý hô hấp, hoạt tính đặc trị hiện thời chưa được chứng minh.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Liên quan đến pholcodine:

  • Cũng như các loại thuốc ho khác: suy hô hấp bất kỳ mức độ nào (do tính chất ức chế trung tâm hô hấp, và sự cần thiết để cho bệnh nhân ho nhằm tránh ứ đọng phế quản).
  • Không dùng cho trẻ nhũ nhi.
  • Ho suyễn.

Liên quan đến paracétamol:

  • Trẻ nhũ nhi: không dùng trong trường hợp có suy tế bào Liên quan đến chlorphénamine:
  • Nguy cơ glaucome góc đóng.
  • Nguy cơ bí tiểu do rối loạn niệu đạo-tiền liệt tuyến.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

  • Ho đàm, là một yếu tố cơ bản của sự đề kháng phế quản-phổi, nên tôn trọng.
  • Trước khi kê toa một loại thuốc chống ho, phải tìm kỹ nguyên nhân gây ho, nhất là các trường hợp đòi hỏi một trị liệu chuyên biệt như suyễn, dãn phế quản, kiểm soát xem có bị tắc nghẽn phế quản, ung thư, bệnh lý nội phế quản, suy thất trái bất kỳ nguyên nhân, thuyên tắc phổi, ho do bệnh tim, và khi cơn ho đề kháng với một loại thuốc ho đã kê với liều thông thường, không nên tăng liều mà phải kiểm tra lại tình trạng lâm sàng.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Người lớn tuổi: liều ban đầu giảm còn phân nửa liều thông thường, có thể tăng thêm một phần tư, tùy theo sự dung nạp và nhu cầu.

Người lớn và trẻ em: không được uống các chất có chứa cồn trong thời gian điều trị. Nhũ nhi: tránh sử dụng kéo dài.

Trẻ sơ sinh: chưa có một dữ kiện nào được đặt ra về nguy cơ của pholcodine ở mẹ sử dụng thuốc ho này.

Liều lượng đường có trong mỗi liều:

Người lớn và trẻ em: 1 muỗng café chứa 4 g – một muỗng canh chứa 12 g. Nhũ nhi: 1 muỗng café chứa 3,75 g.

Người lái xe và điều khiển máy móc: phải lưu ý người lái xe và sử dụng máy móc vì nguy cơ buồn ngủ khi sử dụng thuốc này.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai: hiện nay, do chưa có thử nghiệm trên động vật và các dữ kiện lâm sàng, không thể xác định nguy cơ gây quái thai của pholcodine, ngoài ra, tính vô hại khi sử dụng chlorphénamine ở phụ nữ có thai chưa được xác định, do đó vì lý do thận trọng không nên sử dụng thuốc ho này trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Lúc nuôi con bú: vì lý do thận trọng không nên dùng thuốc vì thiếu các dữ kiện.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Liên quan đến chlorphénamine: Không nên phối hợp:

  • Alcool: alcool làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamine H1. Sự giảm tập trung và cảnh giác có thể gây hậu quả nguy hiểm cho người lái xe và điều khiển máy móc.

Tránh uống rượu và những thuốc khác có chứa alcool. Lưu ý khi phối hợp:

  • Atropine và những chất có tác động giống atropine: các thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, thuốc làm êm dịu thần kinh gốc phénothiazine, chống co giật Parkinson, kháng choline, chống co thắt dạng atropine, disopyramide: tăng các dụng ngoại ý của atropine như gây bí tiểu, táo bón, khô miệng.
  • Các thuốc khác gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương: các thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, barbiturate, benzodiazépine, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, dẫn xuất của morphine (thuốc giảm đau và chống ho), thuốc an thần kinh, thuốc giải lo âu không thuộc nhóm benzodiaz pine: tăng trầm cảm hệ thần kinh trung ương có thể đưa đến hậu quả nguy hiểm cho người lái xe và sử dụng máy móc.

Liên quan đến phényléphrine: Không nên phối hợp:

  • Guanéthidine và các thuốc cùng họ: tăng tác dụng cao huyết áp của phényléphrine, gây giãn đồng tử nghiêm trọng và kéo dài (tăng tác dụng do ức chế trương lực giao cảm gây bởi guanéthidine). Nếu bắt buộc phải phối hợp, cần tăng cường theo dõi bệnh nhân.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Liên quan đến pholcodine: pholcodine có tất cả các tác dụng phụ của các thuốc ho có opium khác, nhưng với liều điều trị, tác dụng phụ ở mức độ ít hơn. Có thể gây táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, co thắt phế quản, dị ứng da, suy hô hấp (xem Chống chỉ định). Quá liều điều trị, pholcodine sẽ gây nguy cơ lệ thuộc thuốc và hội chứng cai thuốc khi ngưng thuốc đột ngột.

Liên quan đến chlorphénamine:

  • Buồn ngủ ban ngày.
  • Tác dụng atropine gia tăng độ quánh của chất tiết phế quản, khô miệng, rối loạn tư thế, táo bón, bí tiểu, lú lẫn hay kích động ở người lớn tuổi.
  • Tác dụng dạ dày-ruột, đặc biệt không dung nạp tiêu hóa. Hiếm gặp:
  • Một vài trường hợp rối loạn vận động muộn được ghi nhận sau khi dùng kéo dài một vài loại kháng histamine nhóm phénothiazine.
  • Hiếm gặp các trường hợp giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt.
  • Hiện tượng kích động ở trẻ em và trẻ nhũ

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Hàm lượng pholcodine:

Sirô người lớn: 20 mg mỗi muỗng canh.

Sirô trẻ em: 15 mg mỗi muỗng canh, 5 mg mỗi muỗng café. Điều trị triệu chứng phải ngắn (vài ngày).

Liều dùng được chia ra trong ngày.

Người lớn: 60 đến 120 mg pholcodine mỗi ngày, tức 3 đến 6 muỗng canh chia đều trong ngày. Trẻ em:

  • từ 30 tháng đến 8 tuổi: 0,5 mg pholcodine/kg/ngày, tức 1 đến 2 muỗng café mỗi ngày, chia làm 2 lần.
  • từ 8 đến 10 tuổi: 1 mg pholcodine/kg/ngày, tức 4 đến 6 muỗng café mỗi ngày, chia đều trong ngày.
  • từ 11 đến 15 tuổi: 2 đến 3 muỗng canh/ngày, chia đều trong ngày. Trẻ nhũ nhi:

1 đến 3 muỗng café mỗi ngày, tùy theo tuổi, chia làm nhiều lần trong ngày.

QUÁ LIỀU

Liên quan đến pholcodine:

  • Dấu hiệu: buồn nôn, nôn mửa, nổi mề đay, buồn ngủ.
  • Điều trị: naxolone, hô hấp hỗ trợ. Liên quan đến chlorphénamine:
  • Dấu hiệu:

Ở trẻ: dấu hiệu chủ yếu là kích thích biểu hiện kích động, ảo giác, mất điều hòa vận động, mất sự phối hợp, múa vờn và co giật. Những dấu hiệu này xảy ra từng cơn, run và động tác múa vờn có thể là tiền triệu. Đồng tử cố định và dãn, đỏ da (ở mặt), sốt là những dấu hiệu thường thấy báo hiệu tình trạng ngộ độc atropine. Ở giai đoạn cuối có thể xuất hiện dấu hiệu hôn mê và nặng hơn là trụy tim mạch và hô hấp. Tử vong trong vòng 2 đến 98 giờ.

Ở người lớn: bệnh cảnh lâm sàng khác hẳn: tình trạng trầm cảm và hôn mê có thể tiếp sau giai đoạn kích thích và co giật. Sốt và đỏ da hiếm gặp.

  • Điều trị triệu chứng: tùy trường hợp, hô hấp hỗ trợ hay nhân tạo, dùng thuốc chống co giật. Liên quan đến paracétamol:
  • Dấu hiệu:

Trẻ nhũ nhi: nếu sử dụng liều quá cao paracétamol sẽ gây hủy tế bào gan có thể dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục. Thông thường các dấu hiệu lâm sàng xảy ra trong vòng 24 giờ.

  • Điều trị: phải điều trị bệnh căn trong vòng vài giờ ngay sau khi dùng thuốc. Khi phát hiện ngộ độc cấp phải chuyển ngay vào khu điều trị chuyên khoa

Dấu hiệu sinh hóa thương tổn ở gan có thể xuất hiện muộn.

5/52 ratings
Bình luận đóng