E – Các phản ứng màu: Acid sulfuric đậm đặc hòa tan các saponin và cho màu thay đổi từ vàng, đỏ, lơ-xanh lá hay lơ-tím (phản ứng Salkowski).
    – Saponin triterpenoid cho tác dụng với vanillin 1 % trong HCl và hơ nóng (phản ứng Rosenthaler) sẽ có màu hoa cà.
    – Saponin tác dụng với antimoin trichlorid trong dung dịch chloroform rồi soi dưới đèn phân tích tử ngoại thì saponin triterpenoid có huỳnh quang xanh còn saponin steroid thì vàng.
    Phản ứng Liebermann-Burchardt cũng hay dùng để phân biệt 2 loại sapogenin: lấy vài miligram sapogenin hoà nóng vào 1ml anhydrid acetic, cho thêm 1 giọt H2SO4 đậm đặc, nếu là dẫn chất steroid thì có màu lơ-xanh lá, còn dẫn chất triterpenoid thì có màu hồng đến tía.
F – Sắc ký lớp mỏng: Chiết xuất và tinh chế sơ bộ saponin: đối với saponin trung tính và acid có thể tiến hành như sau:  bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa để loại chất béo rồi chiết saponin bằng methanol-nước (4:1). Loại methanol dưới áp suất giảm. Hoà cặn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với n-butanol. Tách lớp n-butanol, bốc hơi butanol dưới áp suất giảm rồi hoà cặn với methanol để có dung dịch chấm sắc ký. Có thể tinh chế thêm bằng cách rót từ từ dung dịch methanol vào ether có lượng lớn gấp 10-15 lần (có khi dùng aceton hoặc hexan thay ether).
    Saponin kiềm thuộc nhóm spirosolan và solanidan có thể chiết như sau: bột dược liệu thêm methanol đun nóng đến sôi trên nồi cách thủy. Dịch lọc đem bốc hơi đến khô trên nồi cách thủy. Cắn được hoà tan trong acid acetic 5%, đun nóng đến 80oC rồi kiềm hoá bằng ammoniac. Tủa được ly tâm rồi hoà tan vào ethanol 96% để chấm sắc ký.
    Sau đây là một vài hệ dung môi dùng để khai triển trên các bản mỏng silicagel-G.

Saponin triterpenoid:    
               a) Chloroform-methanol-nước (65:35:10).
               b) Ethyl acetat – acid acetic – nước (8:2:1).
               c) n Butanol – ethanol (10:2).
Saponin nhóm spirostan:
            a) Chloroform – methanol – nước (65:35:10).
            b) Chloroform – methanol (8:2).
            c) n-Butanol bão hoà nước.
Saponin kiềm:
            a) Chloroform – ethanol -dd.ammoniac 1%/nước (2:2:1).
            b) Ethanol-pyridin-nước (3:1:3).

    Cách hiện màu: Dựa vào tính phá huyết bằng cách tráng một lớp gelatin-máu (hoà tan 5 g gelatin trong 100ml dung dịch NaCl 9%o ở 600C, khi nguội đến 400C thì thêm máu bò đã loại fibrin) hoặc phun dung treo máu 2% đã loại fibrin lên bản mỏng.
    Các thuốc thử dùng cho các loại saponin và sapogenin nêu dưới đây sau khi phun cần phải sấy 10 phút ở 1100C rồi quan sát màu ở ánh sánh thường hoặc ánh sáng tử ngoại (365nm): thuốc thử Carr-Price (SbCl3 bão hoà trong chloroform), thuốc thử Liebermann-Burchardt (1ml H2SO4 + 20ml anhydrid acetic + 50ml chloroform), thuốc thử Salkowski (dung dịch acid sulfuric 10%-50% trong nước hoặc 5%-10% trong ethanol), acid phosphomolybdic 10% trong ethanol, acid phosphotungstic 20% trong ethanol, dung dịch acid phosphoric 50% trong nước, vanillin sulfuric (vanillin 1% trong cồn tuyệt đối 100ml + acid sulfuric 2ml).
    Saponin nhóm spirostan còn có thể hiện màu bằng thuốc thử  Sannié (dung dịch vanillin 1% trong cồn (a), anhydrid acetic + H2SO4  12:1 (b), phun dung dịch (a) rồi sấy 1200C trong 3 phút sau đó phun dung dịch (b), vết saponin có màu vàng.
    Đối với nhóm spirostan và nhóm steroid alcaloid có thể dùng thuốc thử Carr-Price để phân biệt các dẫn chất có nối đôi và không có nối đôi ở vị trí C-5. Các dẫn chất 5 có màu đỏ ở 200C và tím đỏ sau khi sấy 1050C. Cũng có thể phân biệt 2 loại dẫn chất trên bằng thuốc thử Marquis (0,2ml dung dịch formaldehyd 37% trong nước + 10ml H2SO4), chỉ có loại 5 cho phản ứng.
    Các saponin nhóm spirosolan và solanidan có thể phát hiện bằng thuốc thử Dragendorff.
https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0/50 ratings
Bình luận đóng