Sự phát triển cấp tính, đe dọa tính mạng của phù phổi phế nang do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

1. Tăng áp lực thủy tĩnh trong mao mạch phổi (suy tim trái, hẹp 2 lá).

2. Yếu tố thúc đẩy chuyên biệt (Bảng 14-1), dẫn đến phù phổi cho tim trên bệnh nhân trên bệnh nhân suy tim có bù trước đó hoặc không có tiền căn tim mạch trước đó.

3. Tăng tính bán thấm màng phế nang-mao mạch phổi (phù phổi không do tim).

Bảng. YẾU TỐ THÚ ĐẨY PHÙ PHỔI CẤP

Rối loạn nhịp nhanh hoặc nhịp chậm cấp tính.

Nhiễm trùng, sốt.

Nhồi máu cơ tim cấp.

Tăng huyết áp nặng.

Hở van hai lá hoặc van động mạch chủ cấp tính.

Tăng thể tích tuần hoàn (ăn nhiều Na+, truyền máu, thai kỳ).

Tăng nhu cầu chuyển hóa (vận động, cường giáp).

Thuyên tắc phổi.

Không tuân thủ (bỏ đột ngột) thuốc điều trị suy tim sung huyết mạn tính.

Bảng. NGUYÊN NHÂN GÂY PHÙ PHỔI KHÔNG DO TIM

Tổn thương phổi trực tiếp

Chấn thương ngực, dập phổi.

Viêm phổi.

Hít dị vật Ngộ độc oxy.

Hút thuốc lá.

Thuyên tắc phổi, tái tưới máu.

Tổn thương phổi do nguyên nhân từ máu

Nhiễm trùng huyết

Đa truyền dịch

Viêm tụy.

Dùng thuốc tiêm mạch, vd:heroin

Chấn thương ngoài ngực.

Cầu nối tim phổi.

Có thể tổn thương phổi với tăng áp lực thủy tĩnh

Phù phổi ở độ cao.

Phù phổi do phổi tái dãn nở.

Phù phổi do nguyên nhân thần kinh.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nặng, thường vã mồ hôi, đột ngột ngồi bật dậy, thở nhanh, xanh tái có thể biểu hiện. Ran phổi hai phế trường, tiếng tim thứ ba có thể xuất hiện. Đờm lẫn máu cũng có thể xảy ra.

Cận lâm sàng

Khí máu động mạch sớm cho thấy giảm cả PaO2 và PaCO2. Khi suy hô hấp tiến triển, tăng cacbonic phát triển với toan máu. X quang ngực cho thấy tái phân bố mạch máu phổi, mờ lan tỏa hai phế trường với hình dạng “cánh bướm” quang rốn phổi.

Điều trị phù phổi cấp

Liệu pháp xâm lấn ngay lập tức là bắt buộc để cứu sống bệnh nhân. Các liệu pháp sau nên được bắt đầu cùng lúc ngay khi có thể đối với phù phổi do tim:

1. Thở oxy 100% qua mặt nạ để đạt Pao2 >60 mmHg; nếu không đủ, sử dụng thông khí áp lực dương qua mặt nạ mặt hoặc mũi, và nếu cần, tiến hành đặt ống nội khí quản.

2. Giảm tiền tải:

a. Cho bệnh nhân ngồi thẳng để giảm máu tĩnh mạch về, nếu không hạ huyết áp.

b. Thuốc lợi tiểu quai tĩnh mạch (vd: furosemide, khởi đầu liều 0.5-1.0 mg/kg); dùng liều thấp nếu bệnh nhân không dùng thuốc lợi tiểu mãn tính.

c. Nitroglycerin (đặt dưới lưỡi 0.4 mg × 3 mỗi 5phút) sau đó, 5-10 μg/ phút tĩnh mạch nếu cần.

d. Morphine 2-4 mg tĩnh mạch (lặp lại); thường xuyên đánh giá tình trạng hạ áp hoặc suy giảm hô hấp; naloxone nên dùng để đối kháng tác dụng của morphine nếu cần.

e. Xem xét dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin nếu bệnh nhân có tăng huyết áp, hoặc có nhồi máu cơ tim cấp với suy tim.

f. Xem xét dùng nesiritide (2-μg/kg tiêm mạch nhanh, sao đó dùng 0.01 μg/kg mỗi phút) đối với các triệu chứng khó chữa-không sử dụng trong nhồi máu cơ tim cấp hoặc sốc do tim.

3. Thước tăng sức co bóp cơ tim được chỉ định trong trường hợp phù phổi cấp do tim và rối loạn chức năng thất trái nặng: dopamine, dobutamine, milrinone.

4. Các nguyên nhân thúc đẩy phù phổi do tim nên được tìm và chữa trị, nhất là rối loạn nhịp cấp hoặc nhiễm trùng. Với phù phổi cấp khó chữa liên quan thiếu máu cơ tim dai dẳng, tái thông mạch vành sớm có thể giữ được tính mạng. Với phù phổi không do tim, xác định và điều trị loại bỏ nguyên nhân.

0/50 ratings
Bình luận đóng