Rhizoma Rhei

Thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khô của các loài Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinale Baillon), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae).

1.Mô tả

Dược liệu Đại hoàng  là thân rễ hình trụ, hình nón, dạng cầu hay méo mó không đều, dài 3-17 cm, đường kính 3 – 10 cm hay những phiến mỏng, bề rộng có thể tới 10 cm hay hơn. Thân rễ có mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu đỏ, đôi khi có những đám đen nhạt. Vết bẻ màu đỏ cam, có hạt lổn nhổn. Dạng phiến có màu vàng nâu có thể có những sọc đen, mềm, sờ hơi dính tay. Mùi đặc trưng, vị đắng và chát.

Cay dai hoang

2 Bộ phận dùng, thu hái
Thu hoạch Dược liệu đại hoàng vào cuối mùa thu, khi lá khô héo hoặc mùa xuân năm sau, trước khi cây nảy mầm. Đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ tua nhỏ, cạo vỏ ngoài, thái lát hoặc cắt đoạn, xuyên dây thành chuỗi, phơi khô.

Duoc lieu Dai hoang

3. Công dụng, cách dùng

Dược liệu Đại hoàng dùng chữa táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn th­ương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc s­ưng đau.

Tửu đại hoàng: Thanh thượng tiêu. Chủ trị: Thượng tiêu nhiệt độc mắt đỏ, họng sưng, lợi răng sưng đau.

Thục đại hoàng: Tả hoả giải độc. Chủ trị: Mụn nhọt, hoả độc.

Đại hoàng thán: Lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: Huyết nhiệt, chứng xuất huyết có ứ (do tụ máu).

Cách dùng, liều lượng :

Nhuận tràng, tẩy xổ: Ngày dùng 3 – 12 g.

Dùng tả hạ không nên sắc lâu.

Dùng ngoài: Lượng thích hợp, tán bột trộn giấm để bôi, đắp nơi đau.

Phụ nữ có thai không được dùng.

0/50 ratings
Bình luận đóng