Khái niệm

Sau khi tiểu tiện còn giỏ giọt không hết, tức là chứng trạng sau khi tiểu tiện vẫn còn giỏ giọt không hết hẳn.

Sách Nội kinh chỉ ghi chép: “Bàng quang không lợi là Long, không co thắt là Di niệu”. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận bắt đầu xếp vào chuyên mục “Hư lao tiểu tiện dư lịch”, đời sau liền phỏng theo tên gọi đó, nhưng không giống nhau hoàn toàn,như sách Y học nhập môn gọi là “Niệu hậu dư lịch”, sách Mạch quyết gọi là “Tiểu tiện di lịch”.

Chứng Tiểu tiện không gọn bãi với chứng Tiểu tiện không tự chủ y thư nhiều đời xếp lẫn lộn làm một chứng, Nhưng tiểu tiện không gọn bãi là loại sau khi tiểu tiện còn sót lại vài giọt không gọn, còn tiểu tiện không tự chủ thì nước tiểu luôn luôn tự són ra không kiềm chế được, vả lại lượng nước tiểu khá nhiều, lâm sàng nên lưu ý phân biệt.

Sau khi tiểu tiện nếu giỏ giọt ra chất dịch trắng dính đó là chứng tiểu tiện ra cả tinh dịch, không thuộc phạm vi thảo luận ở mục này,

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Tiểu tiện không gọn bãi do Thận hư Bào hàn: Có chứng tiểu tiện đi nhiều lần trong dài, sau khi tiểu tiện còn giỏ giọt không gọn, tinh thần mệt mỏi, thể trạng yếu ớt, lưng đau mỏi, chân tay không ấm, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế, xích bộ nặng hơn.

Tiểu tiện không gọn bãi do Trung khí bất túc: Có chứng tiểu tiện xong còn giỏ giọt, lúc có lúc ngưng, mệt nhọc tái phát, sắc mặt trắng bệch, tinh thần bực bội, kém ăn đại tiện nhão, bụng dưới trướng trệ, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch Nhu Hoãn hoặc Tế Nhược.

Tiểu tiện không gọn bãi do bàng quang thấp nhiệt: Có chứng tiểu tiện vặt nhiều lần, sắc vàng hoặc vẩn đục, sau khi tiểu tiện còn giỏ giọt không dứt hẳn kiêm chứng nóng rát và đau niệu đạo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác.

Phân tích

  • Chứng Tiểu tiện không gọn bãi do Thận hư Bào hàn và chứng Tiểu tiện không gọn bãi do Trung khí bất túc: Cả hai đều thuộc hư chứng. Loại trên phần nhiều do ốm lâu hoặc phòng lao quá độ tổn thương Thận khí, Thận hư khí hóa bất cập, Bàng quang mất chức năng co thắt đến nỗi sau khi tiểu tiện còn giỏ giọt, Loại sau phần nhiều do ăn uống mệt nhọc, trung khí hư yếu, mất đi sự thăng cử đến nỗi sau khi tiểu tiện còn giỏ giọt.

Yếu điểm chẩn đoán phân biệt là: Chứng Thận hư bào hàn thì tiểu tiện nhiều lần mà trong dài, lưng ê ẩm, đầu ngón chân tay không ấm, gặp lạnh thì bệnh tăng, có đặc trưng là thường gặp ở người cao tuổi. Điều trị nên ôn Thận cố sáp, dùng phương Kim quỹ Thận khí hoàn hợp với Tang phiêu tiêu tán gia giảm. Chứng Trung khí bất túc thì có đặc trưng là tinh thần mệt mỏi, giảm ăn đại tiện nhão, bụng dưới trương trệ, thường gặp ở tuổi trẻ, điều trị nên bổ trung ích khí, dùng Bổ trung ích khí thang gia giảm.

  • Chứng Tiểu tiện không gọn bãi, do Bàng quang thấp nhiệt: Phần nhiều do thcấp nhiệt uất kết ở Hạ tiêu, mất chức năng khí hóa, Bàng quang không co thắt dẫn đến tiểu tiện giỏ giọt, Biện chứng có nhữn° đặc trưng như tiểu tiện vặt, tiểu tiện vội và đau nước tiểu sắc vàng hoặc vẩn đục, Điều trị theo phép thanh nhiệt lợi thấp, dùng phương Bát chính tán gia giảm.

Chứng Tiểu tiện không gọn bãi, nên phán biệt hư thực, Hư chứng chiếm nhiều hơn, thường đồng thời xuất hiện với các chứng tiểu tiện trong dài, đêm đi nhiều lần, tiểu tiện vặt .V.V.. phép trị không ngoài ôn bổ cố sáp. Thực chứng thường đồng thời xuất hiện với các chứng tiểu tiện vặt, tiểu tiện vội và đau, phép trị nên thanh nhiệt lợi thấp. Còn như chứng Lâm xuất hiện tiểu tiện không gọn bãi, như mục Luận Lâm Long sách La thị hội ước ý kính có viết: “Khí lâm, tiểu tiện rít, thường có lúc không gọn bãi cho nên tiểu tiện không hết hẳn” hoặc là do ngoại thương tổn hại đến Bàng quang dẫn đến tiểu tiện không gọn bãi, nên đối chứng mà điều trị, chứng này khỏi thì sẽ hết tiểu tiện giỏ giọt không gọn bãi.

Trích dẫn y văn

Thận chủ thủy, người bị lao thương, Thận khí hư yếu không chứa được nước, trong Bào bị hư lạnh cho nên sau khi tiểu tiện nước tiểu không dứt mà giỏ giọt; Xích mạch Hoãn Tế là chứng tiểu tiện không gọn bãi (Chư bệnh nguyên hậu luận – Hư lao tiểu tiện dư lịch hậu).

Dưới hư trong tổn thì Bàng quang không co thắt, nước tiểu tự són ra hoặc là sau khi tiểu tiện còn giỏ giọt, đều do hoả thịnh thủy không được yên. Điều trị nên bổ Bàng quang âm huyết, tả hoả tà làm chủ yếu, kèm theo các vị thuốc như Sơn thù di, Mau lệ, Ngũ vị tử, không được dùng ôn dược (Y học nhập môn – Tiểu tiện bất cấm).

Có trường hợp tiểu tiện xong, chốc lát sau lại như đi chưa hết, lại muốn són ra chút ít, phần nhiều do nhịn tiểu tiện mà phòng sự cho nên như vậy nên dùng Ngũ linh tán dạng thuốc sống gia A giao sắc lấy nước chiêu với gia giảm Bát vị hoàn (Trương thị y thông – Tiểu tiện bất cấm).

0/50 ratings
Bình luận đóng