Khái niệm

Thực dục bất chấn, sách Nội kinh gọi là Bất dục thực, Sách Thương hàn luận gọi là Bất dục ẩm thực. Y gia các đời sau còn gọi nhiều tên khác như Thực dục sai, Bất chi cơ ngạ, Nạp trệ, Nạp ngốc, Nạp sai, Bất tư thực, Bất năng thực .v.v… Bệnh nặng hơn thì ngửi thấy mùi thức ăn hoặc nhìn thấy thức ăn là buồn nôn, dẫn đến lờm lợm muốn mửa thì gọi là ố thực, Yếm thực.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Kém ăn do Can khí phạm Vị: Cố chứng không muốn ăn uống, nấc nghẹn ợ hơi, tinh thần ức uất, ngực sườn trướng đầy hoặc trướng đau, mạch Huyền.
  • Kém ăn do Tỳ Vị thấp nhiệt: Có chứng nôn lợm sợ ăn, bụng bĩ đầy, toàn thân mỏi mệt rã rời, đại tiện nhão mà khó đi, tiểu tiện vàng sẻn, lưỡi đỏ, rêu vàng trắng mà nhớt mạch Nhu Sác hoặc Hoạt.
  • Kém ăn do Vị âm bất túc: Có chứng đói mà không muốn ăn, khát nước thích uống, môi đỏ khô ráo, đại tiện khô kết, tiểu tiện sẻn ít, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế hơi Sác.
  • Kém ăn do Tỳ Vị khí hư: Có chứng không thiết uống ăn, sau khi ăn thì trướng bụng, hoặc ăn vào chút ít thì lờm lợm muốn nôn, đoản hơi biếng nói, mỏi mệt yếu sức, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch Hoãn Nhược.
  • Kém ăn do Tỳ Vị hư hàn: Có chứng ăn uống vô vị, không thấy đói, ăn vào hơi nhiều một tý thì bụng đầy trướng muốn nôn, bụng đau âm ỉ hoặc đau từng cơn, ưa ấm, sợ lạnh ấn vào thì dễ chịu, mỏi mệt đoản hơi, chân tay không ấm, đại tiện lỏng nhão, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch Trầm Trì.
  • Kém ăn do Tỳ Thận dương hư: Có chứng miệng nhạt, sắc mặt trắng bệch, đoản hơi biếng nói, mỏi mệt rã rời, sợ lạnh tay chân lạnh, bụng đau hoặc trướng, đùi và lưng mềm yếu ê mỏi hoặc chân tay phù thũng, đại tiện ra đồ ăn không tiêu hoặc ngũ canh tiết tả, chất lưỡi nhạt, thể lưỡi mập, mạch Trầm Tế Nhược.
  • Kém ăn do thương thực: Có chứng chán ăn, ợ hăng nuốt chua, bụng trướng đầy, đại tiện rất hôi hoặc táo kế không thông, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Hoạt.

Phân tích

– Chứng kém ăn do Can khí phạm Vị: Chứng này phần nhiều do tình chí bất toại, Can khí uất kết phạm VỊ gây nên. Có đặc điểm kém ăn kiêm chứng ợ hơi và ách nghịch, và lại bệnh tình phần nhiều có liên quan tới tình chính. Lâm sàng căn cứ vào đặc điểm nguyên nhân cơ chế bệnh và chứng trạng cho đến những biểu hiện kiêm chứng Can khí uất kết như tinh thần ức uất, phiền táo dễ giận hai bên sườn đau hoặc ngực khó chịu mạch Huyền để mà chuẩn đoán phân biệt. Điều trị nên dùng phép thư Can hoà Vị, chọn dùng các phương Tiêu giao tán hợp với Hương Tô tán gia giảm.

– Chứng Kém ăn do Tỳ Vị thấp nhiệt: Phần nhiều vì ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt hại Tỳ Vị hoặc cảm nhiễm thấp nhiệt nung nấu tích kết ở Trung tiêu làm công năng thu nạp chuyển hóa của Tỳ Vị bị hư yếu gây nên bệnh Đặc điểm là bụng bĩ đầy, buồn nôn, sợ dầu mỡ, sợ ngửi mùi thức ăn, toàn thân rã rời, chân tay nặng nề, đại tiện nhão mà khó đi; điều trị theo phép thanh hóa thấp nhiệt, dùng phương Tam hương thang gia giảm. Nếu rêu lưỡi nhớt thì nên dùng Tam nhân thang gia vị.

– Chứng Kém ăn do Vị âm bất túc với chứng Kém ăn do Tỳ Vị khí hư: Cả hai đều thuộc Hư chứng. Một là âm hư, một là khí hư. Kém ăn do Vị âm bất túc phần nhiều phát sinh ở ngoại cảm nhiệt bệnh thời kỳ cuối, nhiệt là hao thương Vị âm gây nên, như mục Thương thực bất năng thực nguyên lưu sách Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc có viết: Sau khi bị thời bệnh, Vị khí chưa hoà, biết đói mà chưa ăn được, cần điều dưỡng như dùng các vị Phục thần, Táo nhân, Xuyên Thạch hộc, Tri mẫu, Tiên liên tử, Tiên tỉnh đầu thảo”. Xem lời bàn về nguyên nhân cơ chế bệnh và cách dùng thuốc đều là nói về Vị âm bất túc, đặc điểm chứng trạng là đói mà không muốn ăn, kiêm chứng miệng khát, môi lưỡi khô ráo, nôn khan ách nghịch, đại tiện khô kết, lưỡi khô ít tân dịch là biểu hiện do Vị âm bất túc. Kém ăn do Tỳ Vị khí hư phần nhiều do tổn thương ăn uống hoặc mệt nhọc hại khí gây nên. Đặc điểm chứng trạng biểu hiện Tỳ Vị khí hư như ăn uống sút kém dần dần thậm chí không biết no đói, kiêm chứng sau khi ăn thì bụng trướng đầy, ăn nhiều thì rộn rạo buồn nôn, đoản hơi mệt mỏi .v.v… Loại trên, điều trị nên tư âm dưỡng VỊ, dùng phương ích VỊ thang gia giảm. Loại sau điều trị nên kiện Tỳ ích khí, dùng phương Dị công tán gia giảm.

– Chứng Kém ăn do Tỳ Vị ÌUỈ hàn với chứng kém ăn do Tỳ thận dương hư: cả hai đều thuộc Hư chứng, đều có thể do diễn biến Tỳ Vị khí hư dẫn đến, cho nên đều biểu hiện chứng trạng Tỳ VỊ khí hư như: sau khi ăn thì trướng bụng, đoản hơi mệt mỏi, biếng nói .v.v… Kém ăn do Tỳ Vị hư hàn phần nhiều do thể trạng vốn hư yếu, ăn uống không điều độ, ham ăn uống thức mát dẫn đôn Tỳ Vị dương hư, âm hàn từ trong sinh ra, cho nên không muốn ăn uống, đặc điểm chứng trạng là đau bụng liên miên không dứt hoặc đau bụng từng cơn, Ưa xoa bóp, bệnh nặng thêm khi gặp lạnh, được ấm thì đỡ, đại tiện nhão, mạch Trì. Kém ăn do Tỳ Thận dương hư có thể do ăn quá độ thức sống lạnh hoặc dùng quá nhiều thuốc hàn lương làm hại Tỳ dương, Tỳ hư lâu ngày, liên luỵ đến Thận dương dẫn đến Tỳ Thận dương suy, đặc điểm chứng trạng là bệnh trình dài, trong bụng lạnh đau, bụng đầy có lúc giảm gặp ấm thì dễ chịu, miệng ứa nước trong, thở khẽ người ớn lạnh và sợ lạnh chân tay lạnh, lưng đùi yếu mỏi hoặc đau bụng thúc Sang lưng khó chịu, đại tiện ra nguyên đồ ăn không tiêu hoặc ngũ canh tiết tả thậm chí bụng trướng đầy.

Về điều trị, kém ăn do Tỳ Vị hư hàn điều trị theo phép ôn trung khư hàn, ích khí kiện Tỳ, dùng phương Lý trung hoàn hợp với Lương phụ hoàn gia giảm. Kém ăn do Tỳ Thận dương hư điều trị theo phép ôn bổ Tỳ Thận dùng phương Nhị thần hoàn gia vị. Nếu có chứng phù thũng thì dùng Chân vũ thang gia vị.

– Chứng Kém ăn do thương thực: Phần nhiều có bệnh sử thương thực rõ rệt, do ăn uống quá mức, hoặc ăn những thức khó tiêu hóa gây nên. Tý luận sách Tố vấn nói: “Ăn uống gấp bội, Trường VỊ sẽ tổn thương” và Thương thực môn sách Cảnh Nhạc toàn thư cũng nói: “Thương thực tất SỢ ăn”, đặc điểm chứng trạng là sợ ăn, hơn nữa còn có chứng bụng trướng đầy, ợ hơi, đại tiện hôi hoặc bế kết không thông, rêu lưỡi cáu nhớt mạch Hoạt. Kém ăn do thương thực với kém ăn do Tỳ Vị thấp nhiệt nên căn cứ vào nguyên nhân bệnh và sự khác nhau về kiêm chứng thực mà tiến hành chẩn đoán phân biệt. Điều trị bệnh này cần tiêu thực hóa trệ, dùng phương Bảo hoà hoàn gia giảm. Nếu kiêm chứng Tỳ hư thì nên gia Bạch truật. Nếu kiêm chứng trệ hóa nhiệt thì nên dùng Chỉ thực đạo trệ hoàn.

Chứng này bệnh ở Tỳ Vị, mà Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, đặc biệt là trong tật bệnh mạn tính, ăn uống kém, lượng ăn giảm sút sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của cơ thể nhật là điều trị bằng dược vật cũng cần vận hóa của Tỳ

Vị mới phát huy được hiệu lực, cho nên bị bệnh lâu ngày mà gặp chứng này nên coi trọng đặc biệt.

Trích dẫn y văn

  • Sau khi ốm mà Vị không hoạt động, ăn uống kém, có hai chứng. Bởi vì một chứng là trọc khí chưa sạch, hoặc dư hoả chưa hết, chỉ nên dùng Tiểu hoà trung ẩm gia giảm mà điều trị. Một chứng là Tỳ Vị bị tổn thương, bệnh tà tuy rút mà trung khí chưa hồi phục cho nên hoặc là vài ngày không ăn được, hoặc hàng tuần không ăn được hoặc trong ngực cảm thấy vướng nghẹn như Mai hạch khí, đó là bên trong vốn không có tích đọng gì, nhưng vì dương khí chưa thư triển âm ế gây đình trệ, Vị khí quá hư không vận hóa được cho nên như thế, bệnh nhẹ thì dùng Ôn Vị ẩm, nặng hơn thì gia Nhân sâm, Phụ tử, chỉ cần làm cho dương khí lưu hành thì sẽ ăn được ị Cảnh Nhạc toàn thư – Tạp chứng mô).
  • Không ăn được là Tỳ Vị đều hư, bị bệnh… cần xem xét trong Tỳ Vị có tích trệ, có thực hoả, hoặc có hàn đàm hoặc có thấp ẩm mà nguyên khí chưa suy, tà khí còn nặng mới có thể dùng thuốc tiêu đạo chút ít mà vẫn phải lấy bổ ích làm chủ yếu (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc – Thương thực bất năng thực nguyên lưu).
0/50 ratings
Bình luận đóng