Hiện nay rất nhiều chị em trong độ tuổi mãn kinh, cũng như sau mãn kinh còn khá chủ quan với các biểu hiện về các bệnh liên quan tới thấp khớp hay loãng xương.

Nguyên nhân phụ nữ bị thấp khớp là do từ tuổi ngoài 30, lượng xương của họ đã dần dần thoái hóa (mỗi năm giảm 0,25- 1%). Đến thời điểm trước và sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm mạnh, nên tốc độ thoái hóa xương khá nhanh, mỗi năm giảm 1-5%. Trong khoảng thời gian 3-5 năm đầu sau khi mãn kinh, sự thoái hóa xương xảy ra nhanh nhất, với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng xốp xương.

Vì sao chị em phụ nữ hay bị thấp khớp?
Vì sao chị em phụ nữ hay bị thấp khớp?

Thêm vào đó là quá trình già hóa nên công năng của tế bào xương giảm, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp vitamin D kém đi… làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, thoái hóa các sụn, sụn mỏng đi, không còn trơn, mất tính đàn hồi… nên gây ra các hiện tượng rạn nứt, các triệu chứng đau nhức, các khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy xuất hiện. Chị em sẽ thấy khó khăn trong việc vận động, cảm giác đau đi kèm với sưng khớp và cứng khớp…

Giúp giảm đau khi bị thấp khớp

Hiện tại chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Hiện chỉ có các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân và duy trì vận động khớp. Một số phương pháp điều trị sau sẽ giúp ích cho bạn:

  1. Vật lý trị liệu: Với mục đích giảm đau, chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp tăng sức mạnh của cơ. Các biện pháp bao gồm massage cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt lượng (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…)
  2. Tập thể dục: Có thể tập các bài tập như chạy bộ, đi bộ mỗi ngày 20-30 phút khi khớp chưa có tỗn thương X quang, nghĩa là khe khớp vẫn còn bình thường.
  3. Thuốc giảm đau: Như Paracetamol hoặc Paracetamol kết hợp Codein (Efferalgan codein). Trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ.
  1. Điều trị bằng nội soi khớp gối: Bác sĩ chuyên khoa có thể rửa khớp loại bỏ các yếu tố gây viêm, lấy bỏ các dị vật trong khớp, gọt giũa bề mặt không đều của sụn, cắt bỏ các sụn chêm bị tổn thương.
  2. Đục xương chỉnh trục ở xương chày hoặc xương đùi: Là kỹ thuật tốt để sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong hoặc cong ra ngoài.
  3. Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần: Chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều ừị khác không hiệu quả.

Để tránh xa bệnh thấp khớp

Chị em phụ nữ có thể đối phó với chứng thấp khớp vào tuổi mãn kinh bằng những lưu ý sau:

  • Chẩn đoán loãng xương sớm là bước rất quan trọng để giúp hạn chế mất xương ở giai đoạn sớm nhất có thể.
  • Không mang vác các vật nặng, nên vận động một cách nhẹ nhàng, tránh mang giầy cao gót, chú ý đề phòng trượt ngã.
  • Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng.
  • Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao một cách đều đặn, tập các bài tập bổ ích, tốt cho hệ thống xương khớp như thái cực quyền, các bài tập dưỡng sinh, các bài tập tốt cho khớp gối để tránh cứng khớp gối.
  • Cần có một chế độ ăn uống đủ chất: canxi, florua, magiê, và bổ sung vitamin D bằng cả việc ăn uống kết hợp với hoạt động ngoài trời, tăng cơ hội tắm nắng để làm tăng lượng vitamin D3 tổng hợp ở tế bào da, làm tăng khả năng hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa, làm cho xương chắc hơn. Bạn cũng nên bổ sung đầy đủ canxi tối thiểu 1.000mg/ngày.
0/50 ratings
Bình luận đóng