Khái niệm

Đại tiện khó khăn là chỉ thời gian bài tiết đại tiện quá dài, phân bị khô rít khó ra. Chứng này khác với chứng đại tiện bí kết, có ba điểm phân biệt chủ yếu; chứng đại tiện nàu còn có thể tự bài tiết ra, có điều chỉ là bài tiết khó khăn, nói chung cách ngày đại tiện một lần, Đại tiện bí kết khoảng cách thời gian vài ngày trở lên, không chạy chữa thì khó mà bài tiết đại tiện. Phân bài tiết của chứng này nói chung không quá khô ráo, cũng có bệnh nhân bài tiết phân khô ráo vón cục như quả táo, hạt dẻ. Còn đại tiện bí kết tất nhiên là phân khô ráo cứng rắn, Chứng này tuy vài ngày mới đại tiện , nhưng vùng bụng ít thấy khó chịu, Đại tiện bí kết thì vùng bụng có chứng trạng rất rõ.

Từ “đại tiện khó”xuất hiện rất sớm từ sách Nội kinh, Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn có viết: “Thái âm tư thiên, thấp dâm nó thắng thì đại tiện khó. Trong Thương hàn luận có các tên gọi “Đại tiện nan” “Bất canh y”, “Bất đại tiện”, “Tỳ ước” trong đó loại thuộc tiện bí như chứng Dương minh phủ thực, Nhưng cũng có loại thuộc về đại tiện khó khăn, các thầy thuốc đời sau cũng có những giới thiệu và nguyên nhân cơ chế bệnh đối với chứng đại tiện khó khăn.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Đại tiện khó do Đại trường nhiệt kết: Có chứng bài tiết đại tiện khó khăn, phân bài tiết khô ráo hoặc vón thành hòn cục, vùng bùn trướng đầy hoặc trướng đau cực án, mặt hồng tai đỏ, phiền táo khát nước, tiểu tiện vàng, lưỡi khô rêu nhớt hoặc vàng xốp, mạch Trầm Thực có lực.

Đại tiện khó do thấp nhiệt uất kết: Có chứng bài tiêt khó khăn, phân nhớt dính hoặc trước táo sau nhão, hoặc đau bụng ỉa lỏng với phân tảo thay đổi xuất hiện, Thiếu phúc trướng trệ, ngực bụng bĩ đầy, mình nặng, đắng miệng, không khát, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt mạch Hoạt Sác.

Đại tiện khó do Tỳ Phế khí hư: Có chứng bài tiết đại tiện khó rít không dễ chịu, cố rặn mới ra, vã mồ hôi, đoản hơi thậm chí suyễn gấp tinh thần mệt mỏi, chân tay rã rời, thiểu khí biếng nói, tiếng thấp khẽ, tiểu phúc chống chếnh trệ xuống hoặc bị thoát giáng, chất lưỡi non bệu hoặc ven lưỡi có vết răng, mạch Hư vô lực.

Đại tiện khó do Can Tỳ khí trệ: Có chứng bài tiết khó rít, quẫn bách hậu trọng, muốn đại tiện không được, trung tiện nhiều, trung tiện được thì vùng bụng dễ chịu, sườn trướng đau, tinh thần ức uất, ợ hơi liên tục, phụ nữ thì trước khi hành kinh vú căng trướng, mạch Huyền hoặc Trầm Huyền.

Đại tiện khó do Tỳ Thận dương hư: Phần nhiều gặp ở người cao tuổi, bài tiết đại tiện khó khăn, phân ra khô ráo hoặc như phân bình thường, cơ thể lạnh sợ lạnh, tinh thần mệt mỏi , lưng gối yếu mỏi, tiểu tiện trong dài, đêm tiểu tiện nhiều lần hoặc cuối bãi gỉ rỏ khó dứt, chất lưỡi nhạt bệu, ven lưỡi có vết răng, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trì hoặc Trầm.

Đại tiện khó do âm hư huyết khuy: Có chứng đại tiện rít khó bài tiết, đầu choáng mắt hoa, hồi hộp mất ngủ, sắc mặt trắng xanh hoặc triều nhiệt về chiều, hai gò má đỏ, miệng khô họng ráo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.

Phân tích

  • Chứng Đại tiện khó khăn do Đại trường nhiệt kết với chứng Đại tiện khó do Thấp nhiệt uất kết: Đại trường nhiệt kết là tà nhiệt truyền vào Phủ của Dương minh, nhiệt kết ở Đại trường, hoặc là vốn ăn đồ cay nóng tích nhiệt ở Dương minh, úng trệ ở Vị phủ, hao tổn Tâm dịch, Vị Trường tân dịch khô cạn dẫn đến đại tiện khô rít khó đi, tuy chưa tới mức thực nhiệt tiện bí, nhưng vẫn có phân táo ứ trệ ở- đường ruột, cho nên có chứng vùng bụng trướng đầu, bụng đau cứ án hoặc ấn vào hữu hình, Đại tiện khó do thấp nhiệt nung nấu kết tụ là nhiệt kết hợp với thấp làm nghẽn trệ Trường VỊ; thấp là tà khí dính nhớt rất trở ngại sự lưu thông khí cơ; khí cơ bị ngăn trệ, thăng giáng thất thường, mất chức năng truyền đạo, đến nỗi bài tiết khó khăn, Vì nhiệt kết hợp với thấp, cho nên thấy ngực bụng bĩ đầy, mình nặng không khát, rêu lưỡi nhớt là những chứng trạng do thấp ngăn trở, Hai loại này tuy đại tiện khó khăn đều là thực nhiệt, vị trí phát bệnh cũng giống nhau, nhưng nguyên nhân, cơ chế bệnh lại không giống nhau, điều trị cần phải phân biệt. Đại trường nhiệt kết dùng phép tả nhiệt để thông tiện, dùng phương Điều Vị Thừa khí thang, Thấp nhiệt ngăn ở trong thì thanh nhiệt hóa thấp để thông tiện, dùng Tiểu thừa khí thang gia Tri mẫu, Hoàng bá.
  • Chứng Đại tiện khó do Phế Tỳ khí hư với chứng Đại tiện khó do Tỳ Thận dương hư: Cả hai đều thuộc Hư chứng, công năng truyền đạo bị giảm sút, cặn bã ứ đọng ở đường ruột, khó bài tiết mà vùng bụng hiếm có sự đau đớn, Nhưng Tỳ Phế khí hư thì lấy các chứng trạng khí hư làm chủ yếu như: mặt phù, suyễn gấp, tự ra mồ hôi, sợ gió kém ăn mệt mỏi. Phế làm chủ khí toàn thân, quản lý sự túc giáng, biểu lý với Đại trường. Tỳ là nguồn sinh hóa chủ về vận hóa, phân bố các chất tinh vi. Tỳ hư thì chức năng vận hóa yếu, cơ thịt ở Đại trường bị nhão, cặn bã đọng ở đường ruột, Phế khí không giáng thì sức thúc đẩy ở Đại trường kém, đại tiện bị rít khó bài tiết. Đại tiện khó do Tỳ Thận dương hư là vì mệnh hoả suy vi, không có sức hun nâu. Cảnh Nhạc toàn thư – Tạp chứng mô viết: “Hạ tiêu dương hư thì khí không lưu hành, khí không lưu hành thì không truyền tông được”. Thận là cái gốc của dương khí, là nơi ở của Mệnh hoả, là nguồn động lực của cơ thể, Thận dương suy vi, âm hàn từ trong sinh ra, dương khí không vận chuyển, truyền tông vô lực nên cặn bã ngăn trở khó bài tiết, vì thế phần nhiều có kiêm các chứng sợ lạnh, tay chân lạnh đêm đi tiểu nhiều lần thuộc chứng Thận dương hư, về điều trị, Tỳ Phế khí hư chú trọng vào bổ ích khí của Tì Phế dùng phương bổ trung ích khí thang gia Hạnh nhân, Lâu nhân, Họ Diệp chữa chứng Trường Tý phải khơi Phế vị, tức là theo cái ý mở khiếu trên để khỏi khiếu dưới của Đan Khê, Tỳ Thận dương hư thì nên ôn dương bổ Thận, cảnh nhạc có nói : “Chỉ ích phần dương thì âm ngưng sẽ hóa chọn dùng phương Tế xuyên tiễn hoặc Hữu quy hoàn.
  • Chứng Đại tiện khó do Can Tỳ khí trệ: Tình chí bất hoà, lo nghĩ phẫn uất, Can mất sự sơ tiết điều đạt, khí của Can Tỳ uất kết úng trệ, khí cơ bế tắc, thăng giáng không đều, công năng truyền đạo của Đại trường rối loạn, cặn bã rít trệ khó bài tiết, Đặc điểm lâm sàng là: hậu trọng quẫn bách muốn đại tiện không được, vùng sườn trướng đau, ợ hơi ẩu nghịch là những chứng trạng đột xuất do khí cơ không điều, đối với chứng Đại trường nhiệt kết, bụng trướng đầy đau cự án, khát nước, rêu lưỡi nhớt, có chỗ khác nhau. Điều trị nên thuận khí khỏi trệ, giáng khí thông tiện, chọn dùng phương Lục ma ẩm gia vị.
  • Chứng Đại tiện khó do âm hư huyết khuy: Nhiệt bệnh thương âm hoặc ốm lâu khí huyết chưa hồi phục, hoặc sau khi đẻ mất huyết quá nhiều, hoặc nhầm dùng thuốc phát hãn lợi tiểu tiện hoặc tuổi cao thể lực yếu, âm huyết vốn khuy có thể tạo nên âm hư huyết khuy, tân dịch khô cạn, đường ruột không có tân huyết để tư nhuận dẫn đến đại tiện bài tiết khó khăn, Chứng này và chứng Tỳ Phế khí hư và chứng đại tiện khó do Tỳ Thận dương hư có chỗ khác nhau; Khí hư và Dương hư là công năng của tạng phủ giảm sút, cơ thịt nhão, không có sức truyền tống mà đại tiện khó khăn, phần nhiều có đủ các hiện tượng cơ năng suy thoái như tinh thần mệt mỏi, đoản hơi tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, sợ lạnh .v.v… Còn âm hư huyết khuy thì do vật chất hữu hình bất túc, đường ruột khô ráo không có dịch nhuận nên đại tiện khó khăn, thường có các chứng trạng âm huyết bất túc như: đầu choáng, tai ừ, miệng khô họng ráo, hồi hộp mất ngủ .v.v… Điều tri nếu nghiêng về huyết hư thì nên dưỡng huyết nhuận trường để thông tiện dùng phương ích huyết nhuận trường để thông tiện dùng phương ích huyết nhuận trường hoàn gia Thủ ô, Chi ma. Nếu nghiêng về âm hư nên dưỡng âm sinh tân, tức là “chỉ cần làm mạnh thủy thì rãnh ngòi sẽ thông” (Trương cảnh Nhạc) dùng ích huyết nhuận trường hoàn hợp với Tăng dịch thang.

Chứng Đại tiện khó lâm sàng ít gặp loại Thực chứng, mà phần nhiều là Hư chứng, Thực chứng hoặc do Đại trường thực nhiệt hoặc do thấp nhiệt uất kết, hoặc do khí trệ không sơ tiết gây nên, Hư chứng hoặc do Tỳ Phế khó hư, hoặc do Tỳ Thận dương hư, nhưng phần nhiều do âm hư huyết thiếu, tân dịch bất túc gây nên. về điều trị như Tố vấn – Chi chân yếu đại luận viết: “Xin giữ gìn bệnh cơ đều có từng loại, có thì tìm chỗ có, không thì tìm chỗ không, thịnh có thể chữa được, hư cũng chữa được”.

0/50 ratings
Bình luận đóng