Khái niệm

Ái khí, sách Tố vấn gọi là “Y”. Trong Thương hàn luận gọi là “Y khí”. Tạp chứng mô – cảnh Nhạc toàn thư nói “Y” là thở khi ăn no”, tức là “Ái khí”. Ái khí có mùi hôi chua, gọi là Ái hả.

Ái khí khác với Ách nghịch (nấc). Ái khí thanh âm trầm mà dài đó là khí từ trong Vị nghịch lên. Ách nghịch thanh âm gâp mà ngắn, phát sinh từ vùng họng.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Ái khí do đồ ăn ứ đọng ở Vị: Có chứng ợ hơi mùi hôi chua, tiếng ợ chậm đục hoặc buồn nôn, ợ hơi không phát sinh liên tục, ngực bụng bĩ tức, không thiết ăn uống, đại tiện có mùi hôi chua hoặc bí kết, rêu lưỡi dầy nhớt, Mạch Hoạt Thực.

Ái khí do Can khí phạm Vị: Có chứng ợ hơi dồn dập, tiếng Ợ vang rõ, ngực khó chịu, sườn đau âm ỉ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền.

Ái khí do Tỳ Vị hư nhược:Có chứng ợ hơi ngắt quãng, thấy ợ nhỏ yếu, nôn ứa ra nước trong, kém ăn uống, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng bủng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hư Nhược.

Phân tích

– Chứng Ái khí do thực trệ đọng ở Vị với chứng Ái khí do Can khí phạm Vị: cả hai đều là thực chứng. Loại trên do tổn thương ăn uống. Loại sau do tình chí bất toại.

Điểm phân biệt chủ yếu của hai chứng là ở kiêm chứng khác nhau. Ái khí do thực trệ đọng ở Vị do ăn uống không điều độ, đình trệ ở Vị quản, khí cơ ở trung tiêu bị ngăn trở. Vị khí nghịch lên, cho nên tiếng ợ vẩn đục. Còn Ái khí do Can khí phạm vị do ưu tư cáu giận, Can khí uất kết hoành nghịch phạm Vị, Vị khí nghịch lên cho nên tiếng ợ vang rõ, Ợ hơi luôn luôn. Ái khí do thực trệ đọng ở Vị, kiêm chứng ngực bụng bĩ đầy, kém ăn, ợ hơi có mùi hôi chua, đại tiện cũng hôi chua, đó là đặc điểm của chứng thương thực. Ái khí do Can khí phạm vị, vì Can khí uất kết, Vị mất sự hoà giáng, cho nên vùng ngực khó chịu, sườn đau âm ỉ, mạch Huyền .v.v… Loại trên, điều trị theo phép tiêu thực khơi trệ, ký khí hoà trung, dùng Bảo hòa hoàn. Loại sau điều trị thep phép sơ Can lý khí, giáng nghịch hoà vị, dùng Sài hồ sơ Can thang.

– Chứng Ái khí do Tỳ Vị hư yếu: Vì thể chất vốn hư yếu hoặc sau khi ốm điều dưỡng không thích hợp, Tỳ Vị khí hư, thu nạp vận hóa thất thường, VỊ khí không hoà, cho nên Ợ hơi ngắt quãng, tiếng ợ thấp nhỏ. Điểm phân biệt chứng này với hai chứng nói trên là: Ái khí do thực trệ đọng ở Vị có đặc điểm là ợ hơi hôi chua; Ái khí do Can khí phạm Vị có đặc điểm là ợ không dễ chịu, tiếng vang rõ. Còn chứng này thì ợ hơi yếu thấp, ngoài ra cũng có thể phân biệt qua bệnh sử, thực trệ thì có bệnh sử về thương thực, Can khí thì có bệnh sử về tình chí ức uất, còn chứng này thì có bệnh sử thể trạng yếu. Thực trệ thì rêu dầy nhớt mà mạch Hoạt: Can khí với Tỳ Vị hư nhược, tuy đều thấy rêu lưỡi trắng mỏng, nhưng kiêm chứng và mạch thì khác nhau. Thực trệ, Can khí uất là chứng thực, điều trị nên tiêu đạo sơ hoà. Chứng này điều trị chủ yếu là bổ ích Tỳ Vị, dùng phương Kiện Tỳ tán.

Tóm lại chứng Ái khí có chia ra hư thực. Thực thì thường gặp nhiều nhất là loại thực trệ. Can uất. Hư thì chủ yếu lấy Tỳ Vị hư nhược. Thực thì tiếng ợ vang rõ, Hư thì tiếng Ợ thấp yếu, ngay trong văn chẩn cũng có thể phát hiện rõ.

Trích dẫn y văn

Sau khi bệnh và người cao tuổi Tỳ Vị hư yếu hay gặp chứng Ợ hơi. Xem xét cũng có trường hợp Can khí nghịch loạn, có trường hợp quá no ợ chua, dưới Tâm bĩ rắn, ợ hơi không trừ được, Trọng Cảnh bảo đó là Vị hư. Khách khí thăng lên phải nhờ thứ nặng nề mới trấn áp được nghịch khí như Toàn phúc đại giả thang. Cũng có trường hợp Phế khí không giáng xuống mà ợ hơi, như dùng loại Tô tử giáng khí thang bỏ Quế, Hạnh nhân, Bối mẫu. Nếu Vị hư khí trệ mà ợ hơi thì dùng Thập Vị bảo hoà thang… Nếu

Tỳ Thận hư hàn, Mệnh môn hoả suy, trọc âm không giáng đến nỗi bĩ đầy mà ợ hơi thì dùng Lý âm tiễn gia giảm. Nếu vị có đờm hoả mà ợ hơi thì uống Tinh hạ chi tử thang. Chỉ do Tỳ Vị dương hư, trung khí bị âm tà ngăn cách, chủ yếu phải hoà trung, dùng Kiện Tỳ tán (Ái khí – Loại chứng trị tài).

0/50 ratings
Bình luận đóng