Tên khác: cỏ săng – Bạch mao (TQ)

Tên khoa học: Imperata cylindrica p. Beauv

Họ: Lúa (Poaceae)

1. Mô tả, phân bố

Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, thân rễ cứng ăn sâu trong đất, cao 0.6 – 1,2m, thẳng, nhẵn, đốt thân có long mềm. Lá hẹp và dài, đầu thuôn, mặt trên có lông ráp. Hoa tự bông hình chùy, màu trắng. Hạt nhỏ có nhiều long dài và nhẹ.

Cây mọc khỏe khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi nước ta. Cỏ tranh thường mọc thành bãi lớn trên nương rẫy hoang hay vùng đồi núi trống.

cay co tranh

2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng làm thuốc của Cỏ tranh là thân rễ (gọi là Bạch mao căn). Thu hái vào mùa thu và mùa xuân. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuất bỏ sạch bẹ và rễ con, phơi sấy khô, phân loại to nhỏ và buộc thành bó. Vị thuốc có dạng hình trụ, mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều đốt và nếp nhăn dọc. Bạch mao căn có mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, độ ẩm không quá 12%, tạp chất không quá 1 %. .

Dược liệu Bạch mao căn đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

3. Thành phần hóa học

Rễ cỏ tranh có glucose, fructose, acid hữu cơ và nhiều chất khác chưa được nghiên cứu rõ.

duoc lieu co tranh

4. Công dụng, cách dùng

Dược liệu bạch mao căn có tác dụng làm mát huyết, cầm máu và lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh: bí tiểu tiện, phù thũng, đái buốt, đái rắt, tiểu tiện ra máu, sốt nóng, khát nước, sốt vàng da.

Cách dùng:

Dùng 9 – 30g/ngày, dạng thuốc sắc (dùng tươi 30-60g).

0/50 ratings
Bình luận đóng