HẠNH NHÂN MƠ

Tên khoa học: Prunus armeniaca L.; Họ hoa hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: Nhân của hạt quả hạnh.
Hạt cứng có nhân nguyên vẹn, chắc, nhiều dầu, màng nhân mỏng, nhân màu vàng đất, không mốc mọt là tốt.
Có hai thứ nhân: nhân đắng (khổ hạnh nhân Prunus armeniaca L. var ansu Maxim) Tây y hay dùng; nhân ngọt (điềm hạnh nhân) Đông y hay dùng.
Thành phần hóa học: Chất dầu 50 – 60%, amygdalin, albuminoid và các men (emunsin). Sau khi thủy giải thành một phân tử acid cyanhydric và hai phân tử glucose.
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và đại trường.
Tác dụng: Tả phế, giải biểu, hạ khí, nhuận táo, tiêu đờm.
Công dụng: Trị ho suyễn, ngoại cảm, chữa họng tê đau, đại tiện bế.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g.
Kiêng kỵ: Hư nhược không cảm tà khí mà ho thì không nên dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
– Tẩm nước nóng, chà sạch vỏ, ngắt bỏ đầu nhọn, sao vàng hoặc trộn lẫn với cám sao qua (Đào Hoàng Cảnh)
– Có thể để nguyên vỏ và đầu nhọn là để phát tán (Lý Thời Trân)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Dùng cả vỏ giã dập cho vào thuốc thang (để giải biểu)
– Ủ mềm, rót nước sôi vào để 5-10 phút, xát tróc vỏ, bỏ cây mầm. Khi bốc thuốc thang giã dập.
– Giã dập, bọc trong giấy bản ép bỏ dầu (trị hư lao, ho lâu năm).
Bảo quản: Dễ bị mốc mọt, cần để

nơi khô ráo, kín, mát. Không nên sấy hơi than, lửa sẽ mất dầu và nhân sẽ biến thành màu vàng.

Mùa hạ có thể phơi nắng.

0/50 ratings
Bình luận đóng