Đại Cự

Tên Huyệt:

Huyệt ở vùng bụng, chỗ cao (Cự) và to (Đại) nhất vì vậy gọi là Đại Cự (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 27 của kinh Vị.

Vị Trí huyệt:

Rốn đo xuống 2 thốn (huyệt Thạch Môn (Nh.5), đo ngang ra 2 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non, tử cung khi có thai 5-6 tháng, bàng quang khi bị bí tiểu tiện vừa.

Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

Chủ Trị:

Trị bàng quang viêm, bụng đau, l, di tinh, mộng tinh.

Phối Huyệt:

1. Phối Địa Cơ (Tỳ 8) + Trung Khích [Trung Đô – C.6] trị sán khí (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Âm Giao (Nh.7) + Khí Hải (Nh.6) trị sợ hãi không nằm được (Bị Cấp Thiên Kim Phương).

3. Phối cứu Hạ Liêu [Bàng quang.34] trị xuất tinh sớm, tiết tinh (Trung Quốc Châm Cứu Học).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 10 – 20 phút.

Ghi Chú: Có thai và bí tiểu: không châm.

Tham Khảo:

“Đại Cự chủ trị hay sợ hãi” (Thiên Kim Dực Phương).

0/50 ratings
Bình luận đóng