Khí của con người giống như khí của trời đất, lúc bình thường thì yên, lúc trái thường thì biến. Trời đất biến là do gió, mưa, sấm, sét, sương, mưa đá, rét, nắng, người biến là do mừng, vui, giận thương, sợ lo, sầu nhọc. Hễ có biến thì sinh các bệnh hoặc lồng ngực đầy tức, sườn hông sưng trướng nghẹn tắc không thông, ợ hơi nuốt chua oẹ mửa, đầu mắt choáng váng, chân tay mỏi mệt, sắc mặt đỏ, miệng lưỡi khô và đắng, ăn uống giảm sút, ngày càng gầy còm”. (Nam dược thần hiệu, các bệnh khí).

Khí thăng lên đều xuất từ can. Can khí là bệnh thường thấy của can. Những người hay uất, dễ cáu gắt, rất dễ có bệnh này. Vì can là tạng cương (cứng rắn), tính của can mộc là thăng tán, dễ động, khó tĩnh, nếu tình chí không thông xướng thì uất lại. Khí uất lại thì kinh khí nghịch thể hiện ở Ợ hơi, trướng, nôn mửa, cáu gắt đau cạnh sườn, ngực đầy không muốn ăn, ỉa lỏng, sán khí (thoát vị).

Không chỉ kinh can tạng can có bệnh mà còn ảnh hưởng đến tạng khác nhau (khắc) tỳ, (thừa) vị, (xung) tâm, (phạm) phế.

Bệnh của can ngoài can khí ra còn can hỏa, can phong. Cơ chế sinh 3 chứng này có liên quan mật thiết với nhau. Đó là: Can khí hữu dư (có thừa) có thể hóa hỏa, can hỏa thịnh có thể sinh phong. Có thể thấy biểu hiện lâm sàng của 3 loại chứng này đan chéo nhau. Tuy nhiên, mỗi bệnh có đặc điểm riêng của mình. Trước hết nói về can khí. Các chứng rối loạn chức năng thần kinh thường có biểu hiện của can khí.

Khí mới uất ở kinh can.

Triệu chứng: chủ yếu là ngực sườn trướng tức, chân tay không ấm, mạch huyền.

Phép điều trị: Sơ can lý khí.

Phương thuốc: Tứ nghịch tán (Thương hàn luận).

Cam thảo                      8g       Chỉ thực                   8g

Sài hồ                           8g        Thược dược 12g

Ý nghĩa: Cam thảo để ích khí kiện tỳ, Sài hồ để thâu tà, thăng dương nhằm giải uất, Chỉ thực để hạ khí kết, hợp với Sài hồ làm khí thăng giáng điều hòa lại, Thược dược để ích âm dưỡng huyết hợp với Sài hồ để sơ cam lý tỳ.

Vị thuốc Sài hồ
Vị thuốc Sài hồ

– Nếu tức giận gây đau sườn, thường dùng thuốc: Hương phụ, Uất kim, Thanh bì, Tô ngạnh, Quất diệp. Nếu có hàn thêm Ngô thù, Quế chi, Hồi hương. Nếu có nhiệt thêm Đan bì, Sơn chi. Nếu kiêm đờm thêm Bán hạ, Trần bì, Phục linh.

Phương thuốc:

(Trầm hương, Ô dược, Bình lang, mài với nước nóng, uống xong sẽ dễ chịu (Nam dược thần hiệu).

– Binh lang, Chỉ xác, lượng đều nhau, tán mịn, mỗi lần uống 2 đồng cân thang với nước gừng. Uống sau bữa ăn.

Bệnh lâu đã vào lạc

Triệu chứng: ngoài ngực sườn đầy trướng tức ra còn đau cạnh sườn, dễ cáu gắt. Lúc này phép sơ can lý khí ít có hiệu quả, vì kinh khí đã tắc làm trở ngại lạc mạch. Người ta thường nói là: chữa bệnh ở kinh không khỏi, thì chữa lạc của nó.

Phép điều trị: Sơ can khí thông huyết lạc.

Sài hồ                    2 đồng cân   Trần bì              2 đồng cân

Xuyên khung          1,5 đồng cân   Hương phụ    1,5  đồng cân

Chỉ xác                    1,5 đồng cân   Thược dược  1,5  đồng cân

Cam thảo                0,5  đồng cân

Ý nghĩa: Đây là bài Tứ nghịch tán bỏ Chỉ thực thêm Trần bì, Chỉ xác, Xuyên khung, Hương phụ để tăng tác dụng hành khí, sơ can, hòa huyết nhằm làm khí điều đạt, huyết mạch thông suốt, dinh vệ tự hòa, qua đó làm hết đau và hết hàn nhiệt.

Can khí uất nặng

Nếu can khí uất nặng gây sườn ngực trướng tức mạnh, lưỡi sạch ít rêu, mạch tế huyền, đã dùng phép sơ can lý khí không có kết quả hoặc lại nặng lên. Đó là do huyết dịch không đủ, làm can mất tính nhu hòa.

Phép điều trị: Nhu can (dưỡng âm sơ can).

Sa sâm                       3   đồng cân           Mạch môn 5  đồng cân

Đương quy thân 3  đồng cân         Sinh địa6  đồng cân – 1 lạng

Cẩu kỷ tử 3  đồng cân – 6  đồng cân         Xuyên luyện tửl,5  đồng cân

Nếu có miệng đắng, khô thêm Hoàng liên 3-5 phân.

Ý nghĩa: Sinh địa để tư dưỡng can thận. Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử để tư âm nhằm nhu can. Xuyên luyện tử để sơ can tiết nhiệt làm cho can khí điều đạt và loại trừ nhiệt uất ở can.

Can khí hoành nghịch

Tức là can khí mạnh cấp trong lúc trung tiêu khí kém, ăn ít. Lúc này can mộc ỷ thế mạnh xâm phạm tỳ thổ, vị thổ.

Triệu chứng chung của can khí hoành nghịch:

ngực sườn căng tức, dễ cáu gắt, đau đầu, ăn uống kém, đau trướng bụng mạch huyền, hư.

Phép điều trị: Bồi thổ tiết mộc.

Phương thuốc: Tiêu dao tán (Cục phương).

Sài hồ                       1 lạng            Đương quy          1 lạng

Bạch thược              1 lạng            Bạch truật            1 lạng

Phục linh                  1 lạng            Cam thảo     5  đồng cân

Gừng Bạch hà.

Ý nghĩa: Sài hồ, Bạc hà, Đương quy, Bạch thược để sơ can nhu can, Truật linh Thảo, Gừng để phù thổ.

Phương thuốc: Lục quân tử thang (Y học chính truyền) thêm Ngô thù du, Bạch thược, Mộc hương.

Đảng sâm                      2 đồng cân            Cam  thảo         1 đồng cân

Phục linh                       2 đồng cân             Bạch truật         2 đồng cân

Trần bì                          1 đồng cân           Bán hạ   2        đồng cân

Ý nghĩa: Sâm để phù tỳ dưỡng vị làm tỳ vị mạnh lên sinh nhiều khí huyết, Truật để kiện tỳ hóa thấp, phù trợ vận hóa. Linh hợp với Truật để kiện tỳ thảm thấp, Thảo để bổ trung hòa vị, Trần bì Bán hạ để lý khí hóa đờm, Ngô thù để khai uất giáng nghịch. Bạch thược để bình can hoãn cấp chỉ đau.

Phương thuốc (Trích từ Nam dược thần hiệu – Các chứng khí).

Xương bồ (tẩm nước vo gạo) Nga truật sấy Lương khương (sao)

Hương phụ mễ

Hậu phác (sao nước gừng)

Lượng bằng nhau tán mịn, dùng dấm hòa với nước khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 – 40 viên sắc với nước gừng làm thang. Phương này chủ yếu chữa ngực bụng trướng đau. Có tác dụng kiện tỳ hóa khí tiêu đờm.

Can khắc tỳ

Triệu chứng: Ngoài triệu chứng chung ở trên còn mệt mỏi, kinh không đều, vú căng (nữ), nhất là ỉa chảy lúc cảm súc mạnh.

Phép điều trị: Bổ tỳ tả can.

Phương thuốc: Thống tả yếu phương (tên cũ Bạch truật Thược được tán – cảnh Nhạc toàn thư).

Bạch truật                3  đồng cân   Bạch thược 2  đồng cân

Phòng phong            2  đồng cân   Trần bì                 1,5  đồng cân

Tán mịn làm tán hoặc làm hoàn.

Nay làm thuốc thang. Thay lạng bằng đồng cân.

Ý nghĩa: Bạch truật để bổ trung kiện tỳ. Bạch thược để bình can hoãn cấp chỉ đau. Trần bì để lý khí hòa trung. Phòng phong để tán can sơ tỳ. Nếu ỉa lỏng lâu thêm Thăng ma 0,6  đồng cân để tăng tác dụng cầm ỉa.

– Nếu hay sôi bụng, tiết tả ỉa chảy không liên quan nhiều đến cảm xúc, biểu hiện tỳ hư nhiều:

Phương thuốc: Nhân sâm an vị tán (Lý Đông Viên).

Nhân sâm1 đồng cânHoàng kỳ2 đồng cân
Sinh cam thảo0,5 đồng cânChích cam thảo0.5 đồng cân
Bạch thược0.7 đồng cânPhục linh0.4 đồng cân

Trần bì   0,3 đồng cân

Hoàng liên 0.2 đồng cân

Ý nghĩa: Sâm Kỳ Thảo để bổ trung ích khí, Thược để bình can hoãn cấp chỉ đau. Linh để kiện tỳ thảm thấp. Trần bì để lý khí hoà trung. Hoàng liên để thanh can nhiệt. Tỳ vượng lên thì đủ sức chống đỡ với can, và hết sôi bụng ỉa chảy. Có thể thêm Ngô thù du để chế tính hàn của Hoàng liên và giáng nghịch của can.

Can khí thừa vị.

Triệu chứng: ngoài các triệu chứng chính trên, còn có thể có các chứng đau thượng vị kèm nôn, hoặc thượng vị trướng đày có ợ hơi hoặc nôn.

Đau thượng vị, nôn chua do can khí hoành nghịch, vị khí nghịch.

Phép điều trị: Tiết can hòa vị.

Phương thuốc: Nhị trần thang hợp với Tả kim hoàn.

Trần bì15gBán hạ15g
Phục linh9gCam thảo5g
Hoàng liên18gNgô thù du3g

Ý nghĩa: Bán hạ để giáng nghịch hòa vị chỉ nôn. Trần bì để lý khí táo thấp. Phục linh để kiện tỳ thảm thấp, Hoàng liên để tả hỏa, Ngô thù du để chế tính hàn của Hoàng liên và giáng nghịch ở can giúp cho can vị điều hòa. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, nhuận phế hòa trung.

Thượng vị trướng đầy (Vị khí không giáng) ợ hơi hoặc nôn (vị khí nghịch) (do can khí hoành nghịch làm vị khí mất hòa giáng).

Phương thuốc: Tam nhân thất khí thang (Cục phương) thêm Chỉ xác, Mộc hương.

Bán hạ5 đồng cânHậu phác3 đồng cân
Phục linh4 đồng cânTử tô2 đồng cân
Sinh khương3 látĐại táo4 đồng cân

Ý nghĩa: Bán hạ, Phục linh, Mộc hương để giáng nghịch chỉ nôn, kiện tỳ thảm thấp, lý khí hóa đờm. Hậu phác, Chỉ xác, Tô tử để giáng khí hóa đờm trừ mãn. Sinh khương để giáng nghịch hóa ẩm, Táo để kiện tỳ hòa trung.

Phuơng thuốc (Trích từ Nam dược thần hiệu – Các chứng khí)

Hương phụ mễ 3 phần                    Khương hoàng2 phần

Hoàng lực 2 phần                           Quế chi l/2phần

Tán mịn. Mỗi lần uống 1  đồng cân, thang bằng nước gừng.

Can khí xung lên tâm.

Triệu chứng: Tâm, tâm hạ (thượng vị), sườn đau, lúc đau lúc không, mồm khô, rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ, mạch huyền sác (can khí xung tâm, nhiệt quyết tâm thông).

Phép điều trị: Tiết can, hoạt huyết chỉ thống.

Phương thuốc: Kim linh tử tán hợp Tả kim hoàn.

Kim linh tử 1 lạng                            Diên hồ sách 1 lạng

(Làm tán mỗi lần uống 3 đồng cân) (Kim linh tử tán)

Hoàng liên 6 lạng

Ngô thù du 1 lạng- 1 lạng rưỡi

(Làm hoàn mỗi lần uống 1 đồng cân) (Tả kim hoàn).

Ý nghĩa: Kim linh tử để sơ can khí, tiết can hỏa. Diên hồ sách để hành khí hoạt huyết chỉ đau. Hoàng liên để tả can hỏa. Ngô thù du (nhiệt) để giảm tính hàn của Hoàng liên và giáng nghịch, làm cho can tâm điều hòa. Thêm Bạch thược để nhu can.

Can khí xung lên phế.

Triệu chứng: đột nhiên khí suyễn (khó thở) không nằm được, sườn đau, da nóng, rêu vàng, lưỡi đỏ mạch huyền , sác. Đó là do can khí xung lên phế làm phế khí không giáng được.

Phép điều trị: ức can, túc phế (khí hạ được phế yên).

Phương thuốc: Tả kim hoàn hợp Tả bạch tán.

Hoàng liên                      6              Ngô thù 1 (Tả kim hoàn)

Địa cốt bì                       1              Tang bạch bì                1

Chích cam thảo 0,1 (Tả phế tán)

Ý nghĩa: Tả kim hoàn để tiết can nhiệt, giáng nghịch, để điều hòa can phế.

Tả bạch tán để thanh phế nhiệt chỉ ho bình suyễn. Thêm Bạch thược để nhu can. Hạnh nhân để nhuận phế, Tô ngạnh để giáng khí.

0/50 ratings
Bình luận đóng