Giản là chứng khi lên cơn thì mất tri giác, ngã mà không biết, hàm răng cắn sùi bột mép, nếu cơn nặng thì chân tay giật, mặt cũng giật, mắt trợn ngược, phát ra tiếng kêu như tiếng lục súc, khi tỉnh dậy thì lại sinh hoạt như thường. Nguyên nhân thường là “hoặc do kinh khủng hoặc do ăn uống không tiết chế, hoặc khi mang thai thai phụ bị khiếp sợ, làm cho tạng khí không bình hòa, lâu ngày sẽ mất điều hòa, lúc đó nếu gặp đờm tích, quyết khí nội phong, thì đột nhiên lên cơn, không thể khống chế được, đợi khi khí trở về trạng thái bình thường sẽ hết cơn” (Lâm chứng chỉ nam). Có 5 chứng giản chia theo tiếng kêu khi lên cơn, và qua đo xác định bệnh thuộc tạng phủ nào.

Mã giản, tiếng như ngựa hí, có biểu hiện đầu lắc, mõm há ứng với tâm.

Ngưu giản, tiếng như trâu bò kêu, có biểu hiện mắt trợn ngược, bụng trướng ứng với tỳ.

Trư giản, tiếng như lợn kêu, có biểu hiện thổ nhiều dãi ứng với thận.

Dương giản, tiếng như dê kêu, có biểu hiện trừng mắt, thè lưỡi ứng với phế.

Kê giản, tiếng như gà kêu, có biểu hiện đầu lắc, lưng ưỡn, ứng với can

Bệnh thường thấy ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn.

Nói tạng khí không bình hòa là nói đến các tạng can tỳ thận không bình hòa đã ảnh hưởng đến tâm và gây bệnh.

Kinh khủng làm tổn thương can thận âm, can thận âm bị khuy tôn sẽ không tiềm được dương và sinh nhiệt, lúc đó can phong sẽ dễ động, mặt khác nhiệt lại chưng tân dịch và cô lại thành đờm.

Ăn uống không tiết chế làm tổn thương tỳ vị, làm cho các chất tinh vi của thức ăn không vận hóa hết, đờm trọc sẽ tụ lại.

Đờm tích đờm tụ là điều kiện cơ bản để phát cơn giản. Tình chí uất kết hoặc lao lực quá độ có thể xúc động đến đờm tích vốn đã có này, nếu lại thành khí nghịch hoặc can phong kèm với đờm này đi lên làm nhiễu loạn ở phần trên thì sẽ làm úng tắc kinh lạc, làm tắc tâm khiếu dẫn đến mất tri giác ngã không biết thành cơn giản.

Bệnh phát ở giai đoạn nhi đồng thường là do yếu tố tiên thiên, khi mang thai, thai phụ bị khiếp sợ gây nên.

Trong điều trị, Tuệ tĩnh cho rằng “chứng nào trong 1 tháng lên cơn vài lần là chứng thực dễ trị, một năm mối lên cơn một lần là chứng hư khó trị, thực thì công-mà hư thì bổ, tùy chứng mà ứng biến để trị (Nam dược thần hiệu). Đan khê và nhiều ý gia khác thì chủ yếu là trị đờm và nhiệt.

Tuy nhiên cần căn cứ vào trạng thái cụ thể để chữa. Cơn bệnh nặng hay nhẹ có quan hệ trực tiếp tới trạng thái đờm trọc nhiều.hay ít, chính khí thịnh hay suy. Bệnh mới mắc thường nhẹ, nếu hay tái phát thì chính khí sẽ suy dần, đờm trọc càng không thể hóa được và cơn lên càng mau, cơn càng mau thì chính khí càng suy và bệnh càng nặng. Trong điều trị khi có cơn chủ yếu là làm sạch (địch) đờm tức phong, khai khiếu định giản. Khi lên cơn khó cho thuốc, tốt nhất là cho trước hoặc sau khi lên cơn. Trong khi có cơn dùng châm cứu để giúp tỉnh lại sớm. Khi không có cơn chủ yếu là kiện tỳ hóa đờm, sơ can giải uất hoặc bổ khí huyết, dưỡng tâm bổ thận (trị bản). Trong y học hiện đại động kinh nguyên phát và động kinh thứ phát (do các bệnh u não, kén ở não, chấn thương não gây động kinh) nằm trong phạm vi chứng giản của Y học cổ truyền.

Khi có cơn.

Triệu chứng:

  • Cơn động kinh, người co, giật, nhiều đờm, mạch phù hoạt đại.

Phép điều trị:

Làm thổ đờm dãi.

Phương thuốc: Tam thánh tán (Trương Tài Nhân)

Phòng phong              3 đồng cân

Lê lô                         1 đồng cân

Qua đế                        3 đồng cân

Tán mịn, mỗi lần dùng 5 đồng cân, sắc với nước dưa (3 chén), bỏ bã uống lúc ấm cho nôn hết đờm do tác dụng của Lê lô, Qua đế, làm hết cơn co giật nhò Phòng phong.

Vị thuốc Phòng phong
Vị thuốc Phòng phong

Tống đờm, thanh hỏa.

Phương thuốc: Tinh hương (Giản dị phương) hợp nhị trần thang (Cục phương).

Trần bì3 đồng cânBán hạ3 đồng cân
Phục linh3 đồng cânCam thảo3 đồng cân
Nam tinh3 đồng cânMộc hương0,5 đồng cân

Thêm Trúc lịch, Xương bồ, Toàn yết, Hoàng cầm, Mạch môn.

Ý nghĩa: Nhị trần, Nam tinh, Mộc hương để lý khí hóa đờm, Xương bồ để khai khiếu. Toàn yết để khu phong. Trúc lịch, Hoàng cầm để thanh đàm giáng hỏa, giải nhiệt, trừ phiền. Mạch môn để tư âm thanh nhiệt.

Khi không có cơn.

Cách xử lý chung cho các thể bệnh.

Để chặn cho cơn không có điều kiện phát ra cần:

Phép điều trị: Bổ tỳ vị, trừ đờm, bổ khí huyết, bổ tâm thận.

Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu – động kinh)

Bố chính sâm 40g                          Ý dĩ sao vàng 40g

Trần mễ sao gừng 20g                  Quế                4g

Nam tinh sao gừng 20g                 Toàn yết sao vừng 12g

Trần bì sao gừng 40g

Tán, mịn, mỗi lần uống 4g với nước Gừng làm thang.

Ý nghĩa: Sâm, Ý dĩ, Trần mễ để kiện tỳ, Trần bì, Nam tinh để lý khí hóa đờm, Toàn yết để khu phong, Quế để phấn chấn tâm dương.

Ăn uống:

  • Để bổ thận: ăn óc lợn

Cách làm: luộc với 1/2 nước, 1/2 rượu ăn lúc đói.

Tùy thồi gian mắc bệnh, cứ mỗi năm mắc bệnh ăn 3 cái.

  • Để bổ tâm thần: Án tim lợn, với thần sa.

Cách làm: 1 miếng tim lợn luộc chín chấm với 1 tý thần sa thủy phi, mỗi tuần ăn 3 lần.

Phương thuốc: Hà xa hoàn (Trích từ Loại chứng trị tài)

Tử hà xa         2 đồng cân      Phục linh         3 đồng cân

Phục thần      3 đồng cân  Viễn chí        2 đồng cân

Đảng sâm     3 đồng cân  Đan sâm    3 đồng cân

Ý nghĩa: Tử hà xa để bổ khí huyết, Đảng sâm, Phục linh để bổ khí, Đan sâm để bổ huyết, Viễn chí, Phục thần để hóa đờm an thần.

Điều trị theo thể bệnh.

  1. Can phong đờm trọc

Triệu chứng: Khi chưa lên cơn thường có các biểu hiện sau: chóng mặt, đầu váng, ngực phiền muộn, người mệt mỏi, lưỡi rêu mỏng bẩn, mạch thường huyền hoạt.

Phép điều trị: Địch đờm tức phong.

Phương thuốc: định giản hoàn (xem ở phần điều trị lúc có cơn)

Phương thuốc: Tứ thất thang gia Mộc hương Nam tinh.

Bán hạ5 đồng cânHậu phác3 đồng cân
Phục linh4 đồng cânTử tô2 đồng cân
Gừng5 đồng cânTáo3 quả

Ý nghĩa: Bán hạ, Nam tinh để hóa đờm giáng nghịch hòa vị, Hậu phác, Mộc hương để hạ khí trừ phiền. Tô diệp để hành khí, lý phế, sơ can, Phục linh để kiện tỳ thảm thấp hóa đờm. Gừng để tán kết hòa vị chỉ nôn.

  1. Can hỏa đờm nhiệt.

Triệu chứng: Khi chưa lên cơn thường có các biểu hiện sau: dễ bực bội, tâm phiền mất ngủ, mồm khô đắng, ỉa khó, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.

Phép điều trị: Thanh hỏa địch đờm, trấn tâman thần.
Phương thuốc: An thần hoàn(Kim quĩ dực)
Nhân sâmllạngPhục linhllạng
Táo nhânllạngĐương quillạng
Sinh địallạngHoàng liênllạng
Trần bìllạngNam tinhllạng
Trân châu3 đồng cânNgưu hoàng2 đồng cân
Hùng hoàng2 đồng cânHo phách3 đồng cân
Thiên trúc hoàng5 đồng cân

Tán mịn làm hoàn mật áo bằng Thần sa, mỗi lần uống 2 đồng cân. Kiêng các thức ăn cay nóng dễ gây phong động.

Ý nghĩa: Sâm Bạch linh để bổ khí, Đương quy, Sinh địa để tư âm dưỡng huyết,..Trần bì, Nam tinh, Thiên trúc hoàng để hóa đờm. Ngưu hoàng để thanh tâm giải độc, tống đờm khai khiếu, Hùng hoàng cùng Ngưu hoàng để tống đờm khai khiếu, Hổ phách, Trân châu để trấn tâm an thần.

Phương thuốc: Long đởm tả can thang (Y phương tập giải) gia vị

Hoàng cầm6gChi tử9g
Trạch tả12gMộc thông9g
Xa tiền tử9gĐương qui3g
Sinh địa9gSài hồ6g
Sinh cam thảo6gLong đởm thảo6g

Gia Xương bồ Bán hạ Trần bì Nam tinh

Ý nghĩa: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Mộc thông để thanh can tả hỏa. Bán hạ, Trần bì, Nam tinh, Xương bồ để hóa đờm khai khiếu. Đương qui, Sinh địa để tư âm dưỡng huyết, Sài hồ dẫn thuốc vào kinh can đởm. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

  1. Can thận hư âm.

Triêu chứng: Khi chưa lên cơn thường có biểu hiện: ngủ không yên, trí nhớ kém, lưng mỏi, đầu váng, phân khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phép điều trị: Tư bổ thận âm, tiềm dương an thần.

Phương thuốc: Đại bổ âm tiễn (Cảnh nhạc toàn thư) gia giảm

Nhân sâm3 đồng cânThục địa5 đồng cân
Hoài sơn2 đồng cânĐỗ trọng2 đồng cân
Kỷ tử2 đồng cânĐương qui2 đồng cân
Sơn thù1 đồng cânCam thảo chích2 đồng cân

Ý nghĩa: Thục địa, Đương qui, Sơn thù, Hoài sơn, Đỗ trọng, Kỷ tử để tư bổ can thận. Sâm Thảo để bổ khí, hòa vị. Nếu dương vượng thêm Hạnh nhân, Ma nhân để nhuận táo.

Phương thuốc: Lục vị hoàn gia Hà thủ ô, Bạch thược, Táo nhân, Long cốt.

  1. Tỳ vị hư nhược.

Triệu chứng: Khi chưa có cơn thường có các biểu hiện: mệt mỏi, ăn kém hoặc buồn nôn, sắc mặt không tươi nhuận, người gầy ỉa phân lỏng, lưỡi nhạt, mạch nhu tế.

Phép điều trị: Kiện tỳ hóa đờm, ích khí dưỡng tâm. Phương thuốc: Lục quân tử thang (Cục phương) gia giảm.

Nhân sâm 2 đồng cân

Bạch linh 2 đồng cân

Bạch truật 2 đồng cân

Cam thảo 1 đồng cân

Trần bì 1 đồng cân

Bán hạ 2 đồng cân

Nếu phân loãng thêm Biển đậu, Ý dĩ nhân để kiện tỳ hóa thấp. Nếu ăn uống không ngon thêm Thần khúc Mạch nha để tiêu thực. Nếu buồn nôn, nôn thêm Trúc nhự, Chỉ xác để hòa vị, chỉ nôn.

Nếu trạng thái bệnh nhân quá suy yếu dùng Hà xa hoàn (xem phần cách xử lý chung cho các thể bệnh)

  1. Do tiên thiên.

Triệu chứng: Cơn phát từ lúc bé, dút dát gọi là: Thai giản.

Phép điều trị: Bước đầu giảm sự dút dát, bước tiếp bổ huyết thanh nhiệt.

Phương thuốc: Bước đầu Lục vị hoàn.

Thục địa6 đồng cânSơn thù4 đồng cân
Trạch tả3 đồng cânBạch linh3 đồng cân
Sơn dược4 đồng cânĐơn bì3 đồng cân
Gia Bạch thượcHà thủ ô
Táo nhânMẫu lệ

Bước tiếp Tứ vật thang:

Thục địa                     3 đồng cân   Xuyên khung          3 đồng cân

Đương qui                  3 đồng cân   Bạch thược             3 đồng cân

Gia Hoàng liên

  1. Do kinh hãi

Triệu chứng: Kinh hãi là thần xuất ra ngoài, nhiệm sở trông làm cho người đò đẫn, thất thường, ngủ không yên giấc, mạch động, hoạt.

Phép điều trị:

  • Trừ kinh, hóa đờm, an thần.

Phương thuốc: Kinh Khí hoàn (trích ở Thẩm thị tuân sinh).

Tô tửllạngThiết phấn (bột sắt)llạng
Mộc hương5 đồng cânBạch hoa xà5 đồng cân
Cương tàm5 đồng cânThiên ma5 đồng cân
Nam tinh5 đồng cânToàn yết2,5 đồng cân
Băng phiến0,5 đồng cânXạ hương0,5 đồng cân
Chu sa2,5 đồng cânlàm áo.

Hoàn làm mật bằng quả nhãn, ngày uống 1 hoàn với thang Bạc hà hoặc rượu.

Ý nghĩa: Tô tử, Mộc hương để giáng khí, lý khí, Thiên ma, Nam tinh, Cương tàm, Toàn yết để hóa đờm bình can tức phong. Băng phiến, Xạ hương để khai khiếu tỉnh thần. Chu sa để an thần.

  • Lý khí, hóa đờm thanh đờm.

Phương thuốc: Ôn đởm thang gia Trúc lịch, Nam tinh. Trần bì 3 đồng cân  Bán hạ 2 đồng cân

Chỉ thực           2 đồng cân             Trúc nhự     2 đồng cân

Phục linh      1,5 đồng cân             Cam thảo     1 đồng cân

Sau đó an thần.

Phương thuốc: Viễn chí hoàn (Tế sinh phương)

Viễn chí            5 đồng cân             Xương bồ     5 đồng cân

Phục thần              1 lạng               Nhân sâm           1 lạng

Long xỉ                  1 lạng               Phục linh            1 lạng

Hoàn mật   (áo bằng) Chu sa 5 đồng cân

Ý nghĩa: Sâm để bổ nguyên khí, Viễn chí, Xương bồ, Phục thần, Chu sa để an thần. Long xỉ để trấn kinh. Xương bồ để khai khiếu. Phục linh để kiện tì, thẩm thấp.

  1. Theo Thiên Kim phương nếu cơn phát ban ngày (dương giản): thì thường do đờm nghịch thanh dương bị che lấp, khí cơ thăng giáng bị rối loạn, thanh dương không lên trên được bị hãm ở dưới (Khí hư hạ hãm).

Cứu huyệt Thân mạch của mạch Dương kiểu Phương thuốc: Bổ trung ích khí thang gia ích trí nhân.

Hoàng kỳ1 đồng cânCam thảo0,5 đồng cân
Nhân sâm0,3 đồng cânĐương qui0,2 đồng cân
Trần bì0,3 đồng cânThăng ma0,3 đồng cân
Sài hồ0,3 đồng cânBạch truật0,3 đồng cân

Ý nghĩa: Kỳ sâm Truật Thảo để ích khí kiện tỳ. Trần bì để lý khí, Qui để bổ huyết. Thăng Sài để đưa khí dương bị hãm ở dưới lên trên. ích trí nhân để hòa tỳ dưỡng thận an tâm.

Phương thuốc: Trị giản hoàn (Trích từ Nội khoa học)

Tạo giác              2 cân (sao màu đỏ)

Bột chì                 1 cân (sao màu đen)

Bong bóng cá 2 cân

Chu sa       0,5 cân

Tán cực mịn, hoàn mật 0,3 đồng cân, người lớn uống 1 viên, ngày 2 lần với nước ấm. Chú ý đi ngoài phân đen.

Ý nghĩa: Bong bóng cá để bổ hư thanh não, Tạo giác, Bột chì để thanh nhiệt hóa đờm, Chu sa để trấn tĩnh an thần, chủ yếu để chữa lên cơn ban ngày.

Nếu cơn phát vào ban đêm (âm giảm) thì thường là do thận hư, phong động:

  1. Cứu huyệt chiếu hải của mạch Âm kiểu
  2. Phương thuốc: Lục vị hoàn gia Lộc giác giao để bổ cả âm và dương.

Phương thuốc: Long giác hoàn (Trích từ Nội khoa học)

Mã tiền tử chích 2cân                    Địa long                 2cân

Tạo giác                  0,5cân

Tán mịn làm hoàn mật 0,3 đồng cân. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2 lần uống với nước muối nhạt.

Chủ yếu để chữa can phong đờm trọc mê thanh khiếu, lên cơn vào ban đêm.

Nếu bệnh lâu ngày thì lấy bổ thận làm gốc Giản), lấy trừ đờm làm ngọn (tiêu)

Những Phương thuốc kinh nghiệm chữa động kinh:

Theo Thuốc nam châm cứu:

  1. Dái nghệ vàng (uất kim) 40g

Phèn chua sống                     40g

Phèn chua phi                       10g

Tán mịn, rây lấy bột mịn bỏ lọ.

Cách dùng: Người lớn 6 – 8g/lần hòa với nước nóng để uống. Trẻ em 2 – 4g/1 lần. Tác dụng chủ yếu là lý khí tiêu đờm.

  1. Quả trám trắng 5kg.           Phèn phi          30g

Cách làm: Luộc trám cho nhừ, bỏ hột đi, tiếp tục cho vào nước trám nấu cho nhừ bã, trám nếm thấy nhạt thì bỏ bã trám, cô thành cao sệt, cho phèn phi vào hòa đều. Uống mỗi lần 12ml với nước sôi trong 1 ngày. Chủ yếu để tiêu đờm giải độc, sinh tân.

  1. Hoa kinh giới 120 g Phèn chua 20g

Vẩy tê tê sao rượu 12g                  Phèn phi                 20g

Bồ kết đốt tồn tính 8g

Tán thành bột mịn, Gừng tươi 20g giã vắt lấy nước cốt cho bột trên vào làm hoàn bằng hạt đậu nhỏ, mỗi lần uống 10 viên..

  1. Nước ươm tơ, ngày uống 1 bát con thay nước.
  2. Hoa kinh giới 10g sắc uống hàng ngày.

A giao 2 đồng cân

Lộc giác giao 2 đồng cân

Qui bản 2 đồng cân

Cho vào sữa người hấp cùng trước khi ngủ uống với nước nóng.

Chú ý: Sau khi uống phương này, có lúc lên cơn nhiều hơn. Song sau 3-5 ngày sẽ khỏi dần.

Theo Nam Dược thần hiệu:

Chua me đất: rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, mỗi lần uống nửa bát, ngày 1 lần. Công hiệu. Cứt gà mái, chọn thứ tinh 1 vốc, mỗi lần uống 1 đồng cân với rượu vào lúc đói rất hay.

0/50 ratings
Bình luận đóng