Đái tháo đường là bệnh mạn tính hay gặp ở người cao tuổi. Theo tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia y tế Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và khó chữa. Cần theo dõi, điều trị sớm và điều trị tích cực.

Đái tháo đường cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Nghiên cứu của các nhà khoa học và của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy ở người Đái tháo đường, tình trạng vữa xơ động mạch xuất hiện sớm, lan rộng và nặng hơn. Tình trạng suy vành, tăng huyết áp… cũng thường gặp ở người Đái tháo đường. Cứ 4 người Đái tháo đường tử vong thì 3 trong số đó tử vong do bệnh tim mạch. Ở nam giới, người bị Đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp 2 lần người không bị Đái tháo đường. Cứ 10 người bị Đái tháo đường thì có 4 người bị tăng huyết áp.

Triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường
Triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Yếu tố di truyền và gia đình.
  • Các bệnh của tuyến tụy.
  • Bệnh nội tiết khác: Bệnh tuyến yên, thượng thận, tuyến giáp…
  • Do một số thuốc: Corticoid, lợi tiểu…
  • Bệnh béo phì…

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường:

Ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người cao tuổi, khi thấy có các biểu hiện bất thường như:

  • Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều…
  • Khô mồm, khô da, mệt mỏi, gầy sút cân nhanh.
  • Nước tiểu bị ruồi bâu, kiến bâu.
  • Trường hợp nặng có thể có triệu chứng tê bì chân tay, mụn nhọt, vết thương lâu lành…

Đây là các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ mà không có các triệu chứng trên. Có thể gặp một vài biểu hiện kết hợp với nhau. Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến khám bệnh tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa Nội tiết.

Các biến chứng của bệnh Đái tháo đường

Nếu không điều trị tích cực, điều trị ngay từ đầu, bệnh nhân có thể bị nhiều biến chứng:

  • Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…, tai biến mạch máu não…
  • Mụn nhọt, ngứa ngoài da, viêm da mủ…
  • Viêm tắc động mạch chi, hoại tử chi thể.
  • Viêm phổi.
  • Thiểu toan, ỉa chảy, nhiễm mỡ gan, viêm quanh răng…
  • Viêm đường tiết niệu, xơ thận, suy thận…
  • Đục thuỷ tinh thể, tổn thương võng mạc, mù mắt…
  • Tổn thương thần kinh trung ương và thần kinh thực vật, thần kinh ngoại vi: liệt, loạn cảm ở các chi…

Các biến chứng này có thể được giảm nhẹ hoặc không xảy ra nếu người bệnh biết tự chăm sóc và tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Cách phòng biến chứng Đái tháo đường

Người bệnh Đái tháo đường cần được khám bệnh và theo dõi, điều trị thường xuyên. Tiết chế chế độ ăn, thay đổi hành vi nếp sống cùng với điều trị sốm, điều trị tích cực là việc cần thiết:

  • Thay đổi hành vi nếp sống: không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu, ăn theo chế độ ăn kiêng.
  • Tập thể dục thể thao: Bên cạnh chê độ tiết thực trên, bạn cần có một cuộc sống năng động hơn, mỗi ngày nên dành 30 – 40 phút đi bộ hoặc tập thể dục, thể thao vừa sức mình. Thể thao cũng chính là một phương thuốc chữa bệnh Đái tháo đường có kết quả.
  • Chăm sóc hợp lý 2 bàn chân: Nhằm mục đích hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng cắt cụt chi thể nếu không biết cách giữ gìn.
  • Điều tri bằng thuốc (nếu cần): Khi đã áp dụng biện pháp trên mà đường máu không giảm thì cần phải điều trị bằng thuốc hạ đường huyết. Hiện nay, có nhiều loại thuốc khác nhau, tuỳ tình trạng bệnh nhân mà thầy thuốc chỉ định cho phù hợp.

    Biến chứng của bệnh đái tháo đường
    Biến chứng của bệnh đái tháo đường

* Kiểm soát mức đường huyết của mình:

Mức đường huyết thế nào là tốt? Lý tưởng nhất là duy trì được đường huyết trong giới hạn bình thường: Từ 4 -8mmol/l.

Đường huyết duy trì tốt ở mức độ bình thường là yếu tố quan trọng hạn chê các biến chứng, tai biến của bệnh.

Tự theo dõi đường huyết với công cụ là máy đo đường huyết cá nhân sẽ giúp bạn và thầy thuốc của bạn đánh giá được hiệu quả điều trị, tình trạng bệnh hiện tại… để điều trị liều lượng thuốc và chế độ ăn cho phù hợp.

  • Nên định kỳ theo dõi đường huyết, lượng mỡ máu, tình trạng huyết áp, khám chuyên khoa mắt…

Tất cả mọi nỗ lực của bệnh nhân và thầy thuốc đều nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh” với 4 mục tiêu:

+ Giảm được các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều…

+ Duy trì đường huyết ở mức độ bình thường.

+ Đạt được cân nặng lý tưởng.

+ Làm chậm sự tiến triển của bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như hôn mê, suy thận, hoại tử chi…

Phát hiện sớm dấu hiệu hôn mê do hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường như thế nào?

ở bệnh nhân Đái tháo đường nặng, có thể gặp tai biến: Hôn mê do hạ đường huyết. Có thể dựa vào một số triệu chứng xuất hiện từ từ hoặc trước vài ngày để phát hiện sớm tai biến hôn mê ở bệnh nhân:

  • Chán ăn.
  • Uống nhiều.
  • Đái nhiều hơn.
  • Nôn.
  • Mặt đỏ.
  • Da khô.
  • Mệt mỏi.
  • Thở nhanh, sâu, chậm…
  • Lú lẫn rồi hôn mê.

Làm gì khi có dấu hiệu báo trước?

Khi bệnh nhân có tiền triệu hôn mê hoặc đã hôn mê Đái tháo đường, gia đình cần nhanh chóng khẩn trương đưa bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

Chế độ ăn cho người đái tháo đường
Chế độ ăn cho người đái tháo đường

Chế độ ăn kiêng ở người đái tháo đường

Chế độ ăn kiêng là một vấn đề quan trọng trong dự phòng và điều trị Đái tháo đường, đặc biệt với Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (hormon của tuyến tụy) để hạn chế tiến triển và các tai biến của bệnh.

Chế độ ăn ở người bệnh Đái tháo đường được coi là một biện pháp điều trị quan trọng, hạn chế được biến chứng của bệnh.

Nếu không tuân thủ chế độ ăn sẽ làm bệnh tiến triển ngày càng nặng, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trung bình 30 Kcalo/lkg cân nặng/24 giờ. Nếu bạn nặng 60kg, nhu cầu dinh dưỡng trung bình cần đáp ứng cho bạn là 1800Kcal/ 24 giờ.

Khẩu phần dinh dưỡng cần được cân đối tỷ lệ đạm/đường/mỡ: 16%/60%/24%.

Có thể chia làm 3 nhóm thức ăn sau:

  • Nhóm kiêng tuyệt đối: Các loại đường, siro, nước giải khát ngọt, kem… Các loại thực phẩm và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
  • Nhóm được ăn với lượng vừa phải: Cơm, khoai, sắn, ngô, sữa bò tươi, mỡ…
  • Nhóm được ăn tự do: Các loại rau, trái cây ít vị ngọt, thịt nạc, cá, tôm, cua… nước trà hoặc cà phê không đường.

 

5/51 rating
Bình luận đóng