Bệnh tiểu đường là một tổ hợp của các bệnh do trao đổi chất và bài tiết không tốt gây ra. Bệnh do chức năng của tế bào insulin không bình thường, dẫn đến việc trao đổi chất đường, chất protein và cả chất béo bị rối loạn. Biểu hiện lâm sàng điển hình thường thấy là “ba nhiều một ít”, đó là uống nhiều, đi tiểu nhiều, ăn nhiều và tiêu hoá ít. Căn cứ theo nguyên nhân gây bệnh mà chia bệnh này ra làm 2 loại là tiểu đường mang tính kế phát và tiểu đường mang tính nguyên phát. Bệnh tiểu đường nguyên phát là để chỉ bệnh tiểu đường mà nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác, nó còn được gọi là bệnh đái đường xảy ra đặc biệt hoặc nguyên nhân chưa rõ ràng, trong đó tuyệt đại đa số là đã mắc bệnh tiểu đường.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Trong Đông y, bệnh tiểu đường được gọi là “tiêu khát” đồng thời căn cứ vào sự thứ tự của triệu chứng “ba nhiều” ở trên để chia thành tiêu hoá nhiều, tiêu hoá trung bình hoặc tiêu hoá ít. Khát mà uống quá nhiều nước thì xếp vào loại tiêu hoá nhiều, tiêu hoá tốt mà ăn nhiều được, xếp vào loại tiêu hoá trung bình, miệng khát, tiểu tiện táo thì gọi là tiêu hoá ít. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, nếu kiên trì uống trà trong thời gian dài, có thể hỗ trợ cho việc giảm nhẹ bệnh này.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà mướp

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 200 gam mướp, 5 gam trà xanh. Mướp bỏ vỏ thái miếng, thêm chút muối vào đun sôi lên, sau đó thêm trà xanh vào khuấy đều lấy nước uống. Mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần để uống.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải độc, mát máu, cầm máu, tiêu viêm, chống ho.

Chú ý: Trà này thích hợp với người bị tiểu đường, đường trong máu, gan nóng, ho.

mướp
mướp
  • Trà lão Tống

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam trà lão Tống (có thể thay bằng lá trà của cây trà có trên 70 năm tuổi). Đun sôi nước lên, ngâm hãm trà trong khoảng 5 phút là được. Mỗi ngày 1 thang, chia thành 2-3 lần uống.

Công dụng chữa trị: Hạ đường, sinh nhiệt, cầm khát.

Chú ý: Loại trà này thích hợp với người bị tiểu đường.

  • Trà phấn hoa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 125 gam phấn hoa tươi. Phấn hoa tươi chế biến thành bột, mỗi ngày dùng 15-20 gam, cho nước sôi vào ngâm hãm, đậy nắp trong vài phút là được. Mỗi ngày uống nhiều lần thay trà, uống lâu dài sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, sinh dịch, chống khát.

Chú ý: Phương trà này chủ trị tiêu khát, tiêu nhiệt, giải buồn bực, đồng thời có tác dụng an thần, bồi bổ. Nó thích hợp dùng với người bị bệnh tiểu đường gan dạ dày táo nhiệt, có tác dụng sinh nhiệt, chống khát rất tốt.

  • Trà tơ hồng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam tơ hồng. Cho tơ hồng vào giã nát, cho vào túi vải gói lại, cho vào cốc nước sôi, hãm. Uống nhiều lần thay trà, có thể dùng thường xuyên.

Công dụng chữa trị: Bổ thận ích tinh.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với bệnh tiểu đường do gan thận âm hư.

  • Trà ốc đồng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 con ốc đồng. Dùng nước sạch rửa rồi ngâm ốc trong nửa ngày, rửa sạch bùn đất, cho vào nước sạch, đun lên lấy nước uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải khát.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng tiểu đường miệng khát, uống nhiều.

  • Trà lá cao lau

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam lá cao lau. Cho lá cao lau vào rửa sạch, giã nát, đun sôi lên uống thay trà. Mỗi ngày uống nhiều lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải khát, tiêu viêm, chống phiền muộn.

Chú ý: Loại trà này thích hợp với chứng tiểu đường đau nửa đầu, nóng lòng, miệng khát uống nhiều.

  • Trà vỏ bí phấn hoa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam vỏ bí đao, 9 gam vỏ dưa hấu, 6 gam phấn hoa. Hai vị đầu thái mỏng, cho vào đun sôi lên cùng với phấn hoa, sau đó bỏ bã lấy nước. Uống nhiều lần thay trà, không cố định thời gian.

Công dụng chữa trị: Sinh dịch, chống khát.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với người bị tiểu đường, miệng khát, uống nhiều nước.

  • Trà lan hoàng thảo, ngọc trúc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam lan hoàng thảo, 9 gam ngọc trúc, 3 gam trà xanh, đường phèn đủ dùng. Cho hai vị đầu cùng 300 ml nước đun sôi lên trong vòng 15-20 phút, lấy nước, tiếp đó cho trà xanh vào, đậy nắp trong 3-5 phút, thêm đường phèn, khuấy đều lên là được. Mỗi ngày 1 thang, uống nhiều lần thay trà, cho đến khi vị nhạt thì thôi.

Công dụng chữa trị: ích dạ dày, nhuận gan, thanh nhiệt dưỡng âm, sinh dịch, giải khát.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với bệnh nóng, dịch ít, gan vị không tốt, hư hoả dẫn đến các chứng bệnh và chứng tiểu đường.

  • Trà sa sâm mạch đông

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam bắc sa sâm, 15 gam mạch đông, 15 gam sinh địa, 5 gam ngọc trúc. Cho tất cả 4 vị trên giã thành bột, thêm nước nóng vào ngâm hãm trong 15-20 phút, bỏ bã lấy nước. Mỗi ngày 1 thang, uống nhiều lần thay trà, không cần cố định thời gian uống.

Công dụng chữa trị: ích dạ dày, sinh dịch.

Mạch môn
Mạch môn
  • Trà râu ngô

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 100 gam râu ngô, 3 gam trà xanh. Cho râu ngô và 300 ml vào nồi đun sôi lấy nước, bỏ bã lấy nước, thêm trà xanh vào ngâm hãm uống. Mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống nóng.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giảm đường.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng người tiểu đường mà nước như nước thạch cao. Thông qua kiểm nghiệm trên động vật, râu ngô có tác dụng làm giảm mỡ máu rõ rệt, có tác dụng rất tốt với chứng tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận.

  • Trà tiêu khát

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, ngũ vị tử mỗi loại 4 gam; 15 gam cát căn, thiên hoa và mạch đông mỗi loại 10 gam; 15 gam tri mẫu. Cho cát căn và ba vị sau vào giã thành bột, rồi cho vào cốc trà, ngâm hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 1 thang, uống nhiều lần

thay trà.

Công dụng chữa trị: Sinh nhiệt, trị khát, hạ đường, dưỡng âm.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Vị thuốc Thiên hoa phấn trong điều trị đái tháo đường
Vị thuốc Thiên hoa phấn trong điều trị đái tháo đường

Những điều cần ghi nhớ

Các nguyên nhân nguy hiểm gây ra bệnh tiểu đường là rất nhiều, ví dụ di truyền trong gia đình, thói quen ăn uống không tốt, hoạt động thể chất quá ít, béo phì, uống rượu nhiều, tinh thần căng thẳng v.v… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Nhưng khống chế bệnh béo phì là một điểm mấu chốt trong phòng ngừa bệnh tiểu đường, cần tích cực mở rộng việc phòng ngừa bệnh tiểu đường này, cần tuyên truyền cho toàn dân biết được các nguyên nhân dẫn đến bệnh, nâng cao ý thực tự giác của cộng đồng, kịp thời khống chế các nguyên nhân gây bệnh, dần dần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường này.

Trong cuộc sống, muốn phòng ngừa bệnh tiểu đường, cần chú ý mấy điểm sau đây: Thứ nhất là thông qua vận động và ăn uống để giảm béo trong thực tế, đặc biệt là phải chủ ý vấn đề béo bụng, vì giảm béo bụng là rất hữu hiệu trong việc giảm đường. Thứ hai là phải khống chế được bệnh cao huyết áp, căn bệnh này có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với bệnh tiểu đường. Thứ ba là định kỳ tiến hành kiểm tra đường trong máu: nếu bị béo hoặc cân nặng tăng nhanh, huyết áp hoặc mỡ máu có hơi cao một chút, người có tiền sử người trong cùng gia đình bị mắc tiểu đường. là những người có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao. Sau 30 tuổi chúng ta nên kiểm tra lượng đường trong máu 3 năm 1 lần. Những người bình thường sau 45 tuổi, cứ mỗi 3 năm nên kiểm tra đường trong máu 1 lần. Như vậy, có thể phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm, thậm chí có thể giúp những người có nguy cơ mắc bệnh cao sẽ tránh được mắc căn bệnh này.

0/50 ratings
Bình luận đóng