Điên và cuồng là 2 chứng bệnh về thần chí thất thường (rối loạn tâm thần). Các y gia đều nói đến những nội dung cơ bản sau: Điên thì lặng lẽ, si ngốc, nói năng lẩn thẩn, hoặc tính hay cười. Cuồng thì táo tợn, hung hãn, loạn ngôn, phá phách, hay giận dữ. Cũng nói: điên thường hay cười (cửu bệnh), cuồng thường hay giận dữ (bạo bệnh). Điên thuộc chứng âm, cuồng thuộc chứng dương. Thiên “điên cuồng sách linh khu” có ghi: Bệnh điên bắt đầu bằng không vui, đầu nặng đau, mắt đỏ, nhìn .ngược lên, bệnh cuồng bắt đầu bằng ít nằm không đói, tự cho là người hiền, người tài trí, là người quí phái, hay chửi mắng người, cả ngày lẫn đêm đều không nghỉ”. Nội kinh có ghi: “Âm phụ vào dương thì sinh cuồng, dương phụ vào âm thời sinh điên, thoát âm thì mắt mờ, thoát dương thì thấy ma quỉ” (trích từ Nam dược thần hiệu).

Người có tình chí bị tổn thương, bị đờm khí hoặc đờm hỏa nhiễu, tâm thần thường có biểu hiện thần chí thất thường, gọi chung là điên cuồng. Sách Chính trị yếu quyết ghi: “điên cuồng do thất tình uất kết gây nên”.

Có thể phân tích như sau:

Điên sinh ra do:

  1. Tình chí bị tổn thương, u uất thương can, can khí không sơ tiết được bị uất kết lại, gây tổn thương tỳ, làm cho tỳ khí không thăng giáng bình thường, vận hóa bị rối loạn, từ đó sinh ra đờm trọc. Đờm và khí hợp lại, nghịch lên trên che lấp tâm thần, làm cho tinh thần bị u uất, có trạng thái trầm mặc, ngốc nghếch (các triệu chứng chính của điên).
  2. Do tư lự quá độ, không đạt được sỏ nguyện, không thỏa lòng mong muốn, gây tổn thương cho tâm tỳ hoặc lâu ngày làm cho tâm hư, thần hao tổn, dẫn đến không tự chủ được, nói lẩm bẩm một mình, hoặc lâu ngày làm cho tỳ hư, tỳ hư không sinh được huyết, huyết ít thì tâm thần không được nuôi dưỡng đầy đủ, thần không được yên, không tự chủ được, nên nói không ra đầu ra đuôi, câu kệ lộn xộn, dần dần dẫn đến điên.

Cuồng sinh ra do:

  1. Giận dữ quá độ, làm tổn thương can đỏm, khí ở can đởm uất lại (nghịch lên) uất lâu sẽ hóa hỏa, hỏa chưng đốt tân dịch rồi keo lại thành đờm, đờm và hỏa cũng nghịch lên làm nhiễu loạn và che mất tâm khiếu làm cho thần chí cuồng loạn, phát cuồng, gây huyên náo, đánh chửi người (các triệu chứng chính của cuồng).
  2. Vị nhiệt hun nấu tâm, cũng có thể làm thần chí loạn thành cuồng.
  3. Cũng có thể do kinh hãi quá độ, khí nghịch mạnh làm nhiễu loạn thần minh gây nên cuồng.

Về điều trị Tuệ Tĩnh cho là “điên phần nhiều do không thỏa lòng mong muốn, không toại nguyện, phép chữa nên là “an thần, dưỡng huyết, thanh hỏa, hạ đờm”, cuồng phần nhiều do hỏa thịnh vị nhiệt, phép chữa trị nên là “lợi đại tiện”, không nên ăn no vì trợ vị hỏa” (Nam dược thần hiệu).

Các bệnh tâm thần phân liệt, bệnh tâm thần phản ứng, bệnh thực thể ở não gây rối loạn tâm thần thuộc phạm vi chứng điên cuồng của Y học cổ truyền. Các rối loạn tâm thần do bệnh nhiễm trùng, sốt cao gây nên không thuộc phạm vi chứng này.

Bệnh điên.

  1. Đờm khí uất kết.

Triệu chứng: u uất, lãnh đạm, si ngốc, không biết sạch bẩn, nói không có đầu, không có đuôi hoặc lẩm bẩm một mình, vui buồn thất thường, không muốn ăn, rêu lưdi trắng bẩn, mạch huyền tế hoặc hoạt.

Phép điều trị: Lý khí khai uất, hóa đờm thông khiếu.

Phương thuốc: Trị điên thang (Thuốc Nam châm cứu).

Thổ phục linh20gBán hạ12g
Trần bì12gĐởm tinh10g
Chỉ thực12gHương phụ12g
Cam thảo dây12gTinh tre (Trúc nhự) 12g
Vị thuốc Thổ phục linh
Vị thuốc Thổ phục linh

Phương thuốc: Đạo đờm thang (Phụ nhân lương phương) gia Mộc hương, Hương phụ (gọi là Thuận khí đạo đờm thang – nghiệm phương).

Phục linh1  đồng cânBán hạ2  đồng cân
Trần bì đồng cânNam tinh1  đồng cân
Chỉ thực1  đồng cânCam thảo0,5  đồng cân
Sinh khương10 látHương phụ1  đồng cân
Mộc hương1  đồng cân

Ỷ nghĩa: Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Cam thảo, Nam tinh, Tinh tre để hóa đờm giáng nghịch; Chỉ thực, Mộc hương, Hương phụ để lý khí giải uất.

Để tăng tác dụng lý khí thêm Sài hồ, ô dược. Để khai khiếu an thần thêm Xương bồ, Viễn chí, để thông tiện thêm Muồng trâu, Đại hoàng.

  1. Tâm hư.

Triêu chứng nổi bật: nói năng không chuẩn, thường như diễn hề.

Phép điều trị: dưỡng tâm an thần,thêm hóa đờm.

Phương thuốc: Định chí hoàn (Thiên kim phương) gia vị

Nhân sâm               3 lạng               Phục linh 3 lạng

Xương bồ               2 lạng               Cam thảo 2 lạng

Gia Trúc lịch                                  Nước gừng.

Nếu huyết hư thêm Đương qui. Nếu có đờm thêm Trần bì, Bán hạ, Cam thảo, Sinh khương.

  1. Tâm tỳ đều hư.

Triệu chứng: hay hoảng hốt, mất ngủ, mơ mộng, hay buồn dễ khóc, chân tay rã rồi, ăn ít, lưỡi nhợt, mạch tế vô lực.

Phép điều trị: Bổ tâm an thần, bổ tỳ thêm huyết.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu).

Bố chính sâm20gHà thủ ô20g
Bá tử nhân16gTáo nhân12g
Hoài sơn16gThổ phục linh12g
Bán hạ12gNhục quế4g
Xương bồ12gCam thảo dây8g

Phương thuốc: Dưỡng tâm thang (Chứng trị chuẩn thằng) phối hợp với Qui tỳ (Tế sinh phương).

Dưỡng tâm thang

Hoàng kỳ 4  đồng cân

Phục linh 4  đồng cân

Phục thần 4  đồng cân

Đương qui 3  đồng cân

Xuyên khung 1,5  đồng cân

Chích cam thảo 4,5  đồng cân

Bán hạ 1,5  đồng cân

Bá tử nhân 2  đồng cân

Toan táo nhân 2  đồng cân

Viễn chí 2  đồng cân

Ngũ vị tử 0,5  đồng cân

Nhân sâm 1  đồng cân

Nhục quế 1  đồng cân

Qui tỳ thang:

Bạch truật1  đồng cânPhục thần1  đồng cân
Hoàng kỳ1  đồng cânLong nhãn1  đồng cân
Toan táo nhân1  đồng cânNhân sâm0,5  đồng cân
Mộc hương0,5  đồng cânCam thảo0,25  đồng cân
Đương qui0,1  đồng cânViễn chí0,1  đồng cân

Ý nghĩa: Sâm, Kỳ, Linh, Thảo để ích khí ninh tâm; Toan táo nhân, Ngũ vị tử để liêm tâm khí an thần, Long nhãn, Bá tử nhân, Viễn chí, Phục thần để ninh tâm an thần; Qui, Khung để dưỡng huyết, Bán hạ để giáng nghịch hóa đờm. Bạch truật để kiện tỳ, Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ. Nhục quế để phấn chấn tâm dương, điều khí ôn trung.

  1. Chuyển sang có đờm hỏa.

Triệu chứng: như say, như đần, nói không có đầu có đuôi, không biết sạch bẩn, rêu lưỡi vàng nhẹ, mạch huyền.

Phép điều trị: Thanh tâm, hóa đồm, an thần.

Phương thuốc: Hoàng liên ôn đỏm thang (tức là Ôn đỏm thang thêm Hoàng liên) hợp với Bạch kim hoàn (trích từ Y học đại từ điển).

Hoàng liên ôn đởm thang:

Trần bì9gBán hạ6g
Phục linh6gCam thảo3g
Chỉ thực6gTrúc nhự6g
Thêm Hoàng liên9g

Bạch kim hoàn

Uất kim  7 lạng

Minh phàn 3 lạng

Tán mịn làm hoàn nước. Ngày uống 1 – 2  đồng cân uống với Thục địa hoặc Xương bồ.

Ý nghĩa: Bán hạ, Trúc nhự, Minh phàn để thanh nhiệt táo thấp hóa đờm, trục đồm. Chỉ thực, Uất kim để hành khí, giải uất, tiêu đờm, Trần bì để lý khí táo thấp, Lịnh để kiện tỳ thảm thấp. Hoàng liên để thanh tâm. Thấp bị trừ, đồm bị hóa, nhiệt bị thanh, tâm sẽ yên.

  1. Do kinh tâm tích nhiệt

Triệu chứng: Phiền táo, mặt mũi bốc nóng, lên cơn không nhất định vào lúc nào, lưỡi đỏ, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh tâm tả hỏa.

Phương thuốc: Vạn thị ngưu hoàng thanh tâm (Đậu chẩn thế y tâm pháp)

Ngưu hoàng  0,25  đồng cân

Hoàng liên 5  đồng cân

Hoàng cầm  3  đồng cân

Chi tử 3  đồng cân

Uất kim    2  đồng cân

Thần sa (làm áo) 1,5  đồng cân

thêm Xương bồ, Viễn chí, Đan sâm. Phục thần.

Ý nghĩa: Ngưu hoàng, Xương bồ để trừ đờm khai khiếu. Thần sa, Viễn chí, Phục thần để an thần. Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử để thanh tâm tả hỏa. Uất kim để lý khí, Đan sâm để dưỡng huyết.

Bệnh cuồng:

  1. Đởm hỏa nhiễu ở trên.

Triệu chứng:

Bệnh bạo phát, dồ dại, kỳ dị, nhảy múa, hoặc táo tợn, mắt long lên sòng sọc, mặt đỏ, cuồng loạn, hò hét chửi đánh phá phách, không ăn không ngủ, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch hồng hoạt sác.

Phép điểu- trị: Thanh tả can hỏa, trấn tâm, địch đờm.

Phương thuốc: Trị cuồng thang (Thuốc nam châm cứu).

Thiên môn16gMạch môn16g
Chi tử12gĐỏm tinh12g
Thạch xương bồ12gTâm sen8g

Phương thuốc: Sinh thiết lạc ẩm (Y học tâm ngộ)

Nam tinh1  đồng cânQuất họng1  đồng cân
Viễn chí1  đồng cânXương bồ1  đồng cân
Liên kiều1  đồng cânPhục linh1  đồng cân
Phục thần1  đồng cânThiên môn3  đồng cân
Mạch môn3  đồng cânBối mẫu3  đồng cân
Huyền sâm1,5  đồng cânĐan sâm1,5  đồng cân
Câu đằng1,5  đồng cânThần sa0,3  đồng cân

Sinh thiết lạc (vẩy sắt) 1 lạng sắc trước trong thời gian cháy 3 nén hương rồi cho các thuốc khác vào sắc. Uống xong thì ngủ, không nên gọi dậy.

Ý nghĩa: Sinh thiết lạc để trấn tâm, Xương bồ, Nam tinh, Viễn, chí, Phục thần, Chu sa, Tâm sen để khai khiếu, địch đờm, an thần, Liên kiểu, Câu đằng để thanh nhiệt, bình can, Thiên môn, Mạch môn, Huyền sâm để dưỡng tâm.

Phương thuốc: Củ chuối giã lấy nước cốt cho uống (Nam dược thần hiệu).

  • Nếu hỏa ở thịnh gây táo kết, rêu lưỡi vàng, khô, mạch thực đại.

Phép điều tri: Tiết nhiệt thông phủ.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu).

Sinh địa16 gChỉ thực12 g
Mạch môn16gBồ kết nướng bỏ hột 8g
Đại hoàng12gNước mật lợn20ml
Phác tiêu6g

Các vị thuốc trừ mật lợn cho vào 600ml nước, sắc còn 300ml, hòa nước mật lợn vào, thêm 1 thìa canh giấm. Người lớn uống 150ml, trẻ em từ 50 đến 100ml tùy tuổi, ỉa được 2 – 3 lần thì thôi. Nếu vẫn chưa ỉa, uống lần thứ 2.

Phương thuốc: Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận)

Đại hoàng     12g

Phác    tiêu      12g

Cam thảo  6g

Sắc Đại hoàng, Cam thảo, chắt ra cho Phác tiêu vào hòa cho tan rồi uống (như cách trên).

Phương thuốc (cho cả 2 trạng thái đờm hỏa, vị nhiệt). Cuồng tĩnh thang (Thiên gia diệu phương)

Đào nhân12gXích thược9g
Bán hạ9gTrúc nhự9g
Sinh khương12gChi tử9g
Uất kim9gTrần bì9g
Sài hồ12gĐại hoàng9g
Chỉ thực9gĐan bì12g

Ý nghĩa: Đại hoàng, Mang tiêu, Chỉ thực, Mật lợn, Chi tử, Đan bì, Bồ kết để thông hạ thanh tiết nhiệt. Cam thảo để điều vị. Sinh địa, Mạch môn để dưỡng âm, Sài hồ, Uất kim để lý khí. Đào nhân, Xích thược để hoạt huyết, Trúc nhự, Bán hạ, Sinh khương, Trần bì để lý khí hóa đờm giáng nghịch.

Sau khi đã thông hạ tiết nhiệt rồi, tiếp tục dùng:

Phép điều trị: Thanh tâm hỏa, dưỡng âm huyết.

Phương thuốc: cầm liên thanh tâm hoàn (Trích từ Loại chứng trị tài).

Hoàng cầm

Mạch môn

Phục thần

Ngưu hoàng

Viễn chí.

Hoàng liên

Thiên hoa phấn

Đan sâm

Thạch xương bồ

Ý nghĩa: Cầm liên để thanh tâm hỏa, Ngưu hoàng, Xương bồ, Viễn chí, Phục thần để khai khiếu, địch đờm, an thần. Mạch môn, Thiên hoa phấn, Đan sâm để dưỡng âm huyết.

  1. Cuồng do khiếp sợ quá.

Triêu chứng: Cuồng ngôn, luôn khiếp sợ, nằm ngồi không yên.

Phép điều trị: Trấn can.

Phương thuốc: Hứa thị kinh khí hoàn (Thông tục thương hàn luận).

Bột sắt5  đồng cânTrần bì5  đồng cân
Nam tinh5  đồng cânMộc hương5  đồng cân
Bạch cương tàm5 đồng cânBạch hoa xà5  đồng cân
Ma hoàng5  đồng cânThiên ma5  đồng cân
Tô tử10  đồng cânXạ hương1 lạng

Làm hoàn bằng quả nhãn, mỗi lần uống 1 viên.

Sau khi trạng thái tâm thần đã ổn định, cải thiện bằng:

Phép điều trị: Bổ hư, tráng đởm.

Phương thuốc: Thập vị ôn đởm thang (Trương thị y thông).

Đảng sâm1,5  đồng cânPhục thần1,5  đồng cân
Trúc nhự1,5  đồng cânThục, địa1,5  đồng cân
Chỉ thực1,5  đồng cânBán hạ2  đồng cân
Trần bì2  đồng cânTáo nhân1  đồng cân
Viễn chí1  đồng cânCam thảo0,5  đồng cân
Sinh khương1 látTáo1 quả.

Ý nghĩa: Sinh thiết lạc để trọng trấn an thần, Long não, Xạ hương, Táo nhân, Viễn chí, Phục thần, Chu sa để khai khiếu, địch đờm, an thần. Trúc nhự, Bán hạ, Cương tàm, Toàn yết, Thiên ma để khu trừ phong đờm, Tô tử, Chỉ thực, Trần bì, Mộc hương để lý khí, giáng nghịch, Sâm Thảo để bổ khí, Thục để dưỡng âm huyết, Khương Táo để hòa vị.

  1. Cuồng lâu không khỏi, hỏa thịnh thương âm

Triệu chứng: Bệnh phát từ từ, mệt mỏi, có lúc nói nhiều, có lúc như thao cuồng, người gầy, gò má đỏ, môi khô, miệng khô, đái ít, màu sẫm, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

Phép điều trị: Tư âm giáng hỏa an thần định chí (Tráng thủy chế hỏa).

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc Nam châm cứu).

Sinh địa20gMạch môn20g
Huyền sâm12gMộc thông12g
Trúc diệp12gĐăng tâm thảo8g
Táo nhân12gTâm sen12g
Cam thảo dây8g

Phương thuốc: Nhị âm tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư).

Sinh địa3  đồng cânMạch môn2  đồng cân
Táo nhân2  đồng cânCam thảo sống0,5  đồng cân
Huyền sâm1,5  đồng cânHoàng liên1  đồng cân
Phục linh1,5  đồng cânĐăng tâm thảo14 tấc
Trúc diệp14 láMộc thông1,5  đồng cân
gia Sâm3  đồng cânPhục thần3  đồng cân
Viễn chí2  đồng cânXương bồ2  đồng cân

Cam thảo 1  đồng cân (Định chí hoàn).

Ý nghĩa: Sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm để dưỡng âm huyết, Nhân sâm để bổ khí, Hoàng liên, Mộc thông, Trúc diệp, Đăng tâm thảo để tiết nhiệt thanh tâm, Phục thần, Táo nhân, Tâm sen để dưỡng tâm an thần, Xương bồ để khai khiếu, Viễn chí để giao tâm thận, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Phương thuốc kinh nghiệm điều trị cả điên và cuồng (Trích từ Thuốc nam châm cứu).

  1. Chữa phụ nữ phát điên cuồng do uất:

Hương phụ tứ chế (rượu, nước tiểu, muối, dấm).

Nghệ già tứ chế (rượu, nước tiểu, muối, dấm).

Lượng bằng nhau, Tán bột, rây mịn, bỏ lọ. Mỗi lần uống 8-12g với nước tiểu trẻ em. Ngày uống 2 lần.

  1. Nghệ già 40g Phèn chua (1/2 phi, 1/2 sống) 40g

Tán mịn, rây kỹ bỏ lọ. Mỗi lần uống 6 – 8g. Ngày 2 lần.

Thức ăn: Tim lợn, đậu xanh. Nấu cháo ăn hàng ngày.

Như vậy điên có giai đoạn tỉnh, cũng có giai đoạn cơn, cuồng có giai đoạn có cơn, có giai đoạn tỉnh. Vì vậy cần chú ý trạng thái cụ thể để có chẩn đoán, phép điều trị và phương thuốc thích hợp.

0/50 ratings
Bình luận đóng