Chứng chảy máu là tên chung của các bệnh gây nên chảy máu, tức là huyết đi ra ngoài kinh (lạc) mạch và thoát ra ngoài bằng đường mồm, mũi, tiền âm, hậu âm, hoặc thoát ra khỏi mạch rồi lưu lại ở da cđ. Tuệ Tĩnh gọi là chứng thất huyết (Nam dược thần hiệu). Các chứng chảy máu trong các bệnh cấp tính, mạn tính của y học hiện đại nằm trong phạm vi của chứng chảy máu cổ truyền.

Huyết hành ở trong mạch là nhờ tâm, và sự hỗ trợ của phế, huyết đi đúng thường không chảy ra ngoài mạch là nhờ sự thống nhiếp của tỳ, huyết dư tàng tại can để can luôn có huyết dự trữ cung cấp cho các hoạt động của từng cơ quan và khi ngủ, các hoạt động cơ thể giảm đi thì phần huyết dư ra sẽ trở về can.

Nguyên nhân gây chảy máu thường có:

  1. Ngoại cảm phong tà, phế có táo nhiệt lại cảm phong tà, lúc đó phong và nhiệt tác động lẫn nhau (phong nhiệt tương bác) làm huyết lạc ỗ phế bị tổn thương gây nên.
  2. Khi ăn nhiều chất cay nồng, uống nhiều rượu thì nhiệt dễ tích lại, chưng đốt trường vị, làm huyết lạc ở trường vị bị tổn thương gây nên.
  3. Lao lực quá độ dễ gây nội thương, thất tình quá độ sẽ làm tổn thương can tỳ. Tỳ bị tổn thương thì không nhiếp được huyết. Uất nộ làm tổn thương can làm can khí uất hóa hỏa, can hỏa tất phạm vị (mộc thừa thổ) làm tổn thương lạc mạch ở vị gây chảy máu.
  4. Bệnh kéo dài hoặc bệnh nhiệt sẽ làm thận âm bị hư tổn lúc đó hư hỏa vọng động làm huyết vọng hành gây đái máu. Lo phiền quá độ tâm hỏa sẽ càng thịnh và làm thương tổn thận âm đồng thời nhiệt đi xuống bàng quang cũng gây đái máu.
  5. Ngoài ra huyết ứ (do vấp ngã, tổn thương hoặc hàn) tà vào kinh lạc làm cho huyết hành không thông suốt, huyết sẽ bị đi ra ngoài kinh gây chảy máu.

Như vậy cơ chế sinh bệnh của chảy máu tóm lại là nhiệt hỏa bức huyết vọng hành, tỳ hư không nhiếp huyết, đao thương làm tổn thương lạc mạch, huyết ứ làm huyết đi ra ngoài mạch. Đối với các chứng chảy máu nội khoa, cảnh Nhạc cho là chủ yếu do nhiệt hỏa khí hư (Động giả đa do vu hỏa, hỏa thịnh tắc bức huyết vọng hành, tổn giả đa do vu khí, khí thương tức huyết vô sở tàng (Cảnh Nhạc toàn thư)..Tuệ Tĩnh cho là dù có bệnh mới, bệnh cũ, bệnh hư bệnh thực khác nhau nhưng cùng đều do hỏa nhiệt bức bách mà ra; bỏi vì dương thịnh âm suy. Khí bốc lên không nén xuống huyết theo khí tràn lên các khiếu bên trên mà thành bệnh (Nam dược thần hiệu – Các bệnh sốt huyết). Lâm Bội Tuyền viết: “Huyết hành ở trong kinh có khí hỗ trợ… nếu có thương tổn, hoặc giận dữ lao tổn huyết sẽ bức huyết phải đi sai đường, hoặc nếu âm dương hư thì huyết không ở lại được (Loại chứng trị tài – huyết chứng tổng luận). “Nếu dương lạc bị tổn thương thì huyết tràn ra ngoài, tràn ra ngoài thì chảy máu cam. Nếu âm lạc bị tổn thương thì huyết tràn vào trong, tràn vào trong thì hậu huyết (Linh khu – thiên bách bệnh sử sinh).

Ngoài ra, Tôn Tư Mạo còn nhận thấy “Cũng có khí hư hiệp hàn, âm dương không hòa hợp, dinh khí hư tán, huyết hành sai đường cho nên khi dương hư thì âm phải chạy đi thôi” (Thiên Kim Phương). Trong lâm sàng, chứng chảy máu không ngoài dương thịnh âm hư, phần lớn thuộc nhiệt, còn chứng hư hàn thường rất ít gặp” (Trung y nội khoa học giảng nghĩa – Huyết chứng).

Dựa vào ý của Nội Kinh Trương Chí Thông ghi rõ: “Nếu huyết tràn lên trên tất phải đi đường phế vị, nếu thoát ở dưới, tất phải theo đường tiểu đại trường, bàng quang, cái chính là phải tìm ra nơi có bệnh, dù tạng khí bị thương, hoặc phủ khí thừa khắc đều có thể gây các chứng chảy máu trên.

Chảy máu thường có các biểu hiện:

Chứng: Huyết nghịch lên gây thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam. Huyết đi xuống (hạ thoát) gây ỉa máu, băng huyết. Huyết bị nhiệt sẽ thoát ra ngoài mạch sinh ban chẩn. Nhiệt kết ỗ bàng quang gây đái máu. Huyết ứ trệ ở kinh lạc lâu sẽ hóa nhiệt, hóa nhiệt thường làm huyết thối rữa và gây ung nhọt. Huyết kết hợp ỗ nội tạng gây huyết khối, huyết trưng.

Mạch: Huyết thiếu thì mạch sáp, huyết hư thì mạch hư, huyết đột ngột mất nhiều thì mạch khâu, huyết nhiệt thì mạch hồng.

Về điều trị: Tuệ Tĩnh cho rằng: “Chữa chảy máu cơ bản là phải bổ âm ức dương vì hễ khí nén xuống được thì huyết trở về nguồn, bệnh sẽ khỏi. Nếu thấy máu chảy ra không tươi, đấy là máu xấu tích lại, phải thanh huyết, hóa huyết. Nếu thấy máu sắc tươi đấy là máu tốt mới sinh ra, phải chỉ huyết bổ huyết (Nam dược thần hiệu – Các bệnh xuất huyết). Nói chung nếu, hư thì bổ, thực thì tả, nhiệt thì thanh, hàn thì ôn, ứ trệ thì hoạt.

Huyết hư chảy máu

Triệu chứng: Da mặt không nhuận, mắt hoa, đầu váng, môi nhợt nhạt, ngủ không yên giấc, lưỡi nhuận.

Phép điểu tri: Dưỡng huyết, chỉ huyết.

Phương thuốc: Tứ vật thang (Cục phương)

Thục địa                      12g              Đương quy            10g,

Xuyên khung              8g,               Bạch thược            12g.

Ý nghĩa: Đương quy để bổ huyết hoạt huyết, Thục địa để bổ huyết, Xuyên khung để lý khí ở trong huyết để huyết không trệ, Bạch thược để liễm âm dưỡng huyết để huyết hành nhưng không tán. Phương này chủ yếu để bổ huyết điều kinh.

Phương thuốc: Quy tì thang (Tế sinh phương)

Đảng sâm0,51ạngHoàng kỳ1 lạng
Bạch truật1 lạngCam thảo2,5 đồng cân
Long nhãn1 lạngTáo nhân1 lạng
Phục thần1 lạngMộc hương0,5 lạng
Viễn chí1 đồng cânĐương quy1 đồng cân

Mỗi lần dùng 4 đồng cân sắc với gừng 5 lát, táo 1 quả.

Ý nghĩa: Sâm Kỳ Truật Thảo Khương Táo đều là thuốc cam ôn để bổ tỳ khí. Đương quy tân cam ôn dưỡng can để sinh tâm huyết. Phục thần, Táo nhân, Long nhãn, cam bình để dưỡng tâm an thần, Viễn chí để giao thông tâm thận nhằm định chí ninh tâm. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ, đề phòng khí trệ do bổ mạnh. Phương thuốc này chủ yếu để dưỡng tâm tỳ.

Phương thuốc: Đương quy bổ huyết thang (Nội ngoại thương biện hoặc luận).

Đương quy                 6g                Hoàng kỳ               30g.

Ý nghĩa: Hoàng kỳ để bổ khí của tỳ phế, nguồn sinh huyết, Đương quy để dưỡng huyết hòa dinh theo ý dương sinh thì âm trưởng, khí vượng thì huyết sinh. Dùng trong nguyên khí bất túc gây huyết âm hư mạch dương phù việt.

Vị thuốc Hoàng kỳ
Vị thuốc Hoàng kỳ

Huyết nhiệt chảy máu.

  • Thực nhiệt

Triệu chứng: Buồn bực, vật vã, mặt đỏ, mắt đỏ, môi đỏ, miệng khô khát nước, uống nhiều, mạch hồng sác.

Phép điều trị: Lương huyết chỉ huyết.

Phương thuốc: Tứ sinh hoàn (Phụ nhân lương phương).

Sinh hà diệp                   9g            Sinh địa                   15g

Sinh trắc bách diệp      12g            Sinh ngải diệp 9g.

Ý nghĩa: Trắc bách diệp để lương huyết, chỉ huyết. Sinh địa để thanh nhiệt lương huyết, tăng hiệu quả chỉ huyết, đồng thời dưỡng âm sinh tân dịch đề phòng âm bị tổn thương. Thường dùng trong nôn máu, chảy máu cam.

Phương thuốc: Tê giác địa hoàng thang (Bị cấp thiên kim yếu phương)

Tê giác                l,5-3g                  Sinh địa                   30g

Thược dược                 12g            Đơn bì                      9g.

Ý nghĩa: Tê giác để thanh tâm lương huyết giải độc, Sinh địa vừa để tư âm thanh nhiệt vừa để lương huyết chỉ huyết, Thược dược, Đơn bì vừa lương huyết vừa tán ứ.

Phương này dùng trong trường hợp huyết đã thoát ra ngoài mạch ứ lại ở đó, để chữa nhiệt và huyết kết lại thành huyết ứ.

Nếu có thêm ban chẩn, mặt đỏ, mạch sác, dùng:

Phương thuốc: Hóa ban thang (Ôn bệnh điều biện)

Tê giác2-6gHuyền sâm10g
Thạch cao30gTri mẫu12g
Sinh Cam thảo10gGạo tẻ9g.

Ý nghĩa: Thạch cao, Tri mẫu, Cam thảo để vừa thanh nhiệt vừa bảo tồn âm. Tê giác để thanh nhiệt giải độc. Gạo tẻ để dưỡng vị khí. Huyền sâm để tư âm thanh nhiệt. Phương này chủ yếu dùng chữa khí huyết đều có nhiệt có sốt và phát ban.

  • Hư nhiệt.

Triệu chứng: Triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, cốt chưng, miệng lưỡi lỏ loét, nước tiểu ít, đỏ.

Phép điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt

Phương thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Thục địa24gSơn thù12g
Hoài sơn12gPhục linh9g
Trạch tả9gĐan bì9g

Ỷ nghĩa: Thục địa để tư thận âm, ích tinh tủy. Sơn thù để tư thận ích can, Hoài sơn để tư thận bổ tỳ. Trạch tả để tả thận giáng trọc, Đơn bì để tả can hỏa, Phục linh để thảm thấp của tỳ.

Phương thuốc: Đại bổ âm hoàn (Đan khê tâm pháp).

Quy bản 180g            Hoàng bá                120g

Trí mẫu  120g            Thục địa                 180g

Tủy lợn 1 cái               Mật ong vừa đủ.

Có thể thêm Địa cốt bì. Làm hoàn 15g 1 hoàn.

Ý nghĩa: Thục, Quy bản để tư bổ chân âm, tiềm dương chế hỏa. Tủy lợn, Mật ong để bổ âm tinh, sinh tân dịch, Hoàng bá để tả tướng hỏa làm khỏe chân âm. Tri mẫu vừa thanh nhiệt nhuận phế ở thượng tiêu vừa tư nhuận thận âm ở hạ tiêu. Phương này trị can thận đều hư, hư hỏa bốc lên trên.

Hư hàn chảy máu.

Triệu chứng: Chân tay lạnh (giá), sợ lạnh, thích nóng ấm, phân lỏng.

Phép điều trị: Ôn dương tán hàn.

Phương thuốc: Lý trung thang (Thương hàn lận)

Nhân sâm                       6g            Can khương              5g

Bạch truật                      9g            Chích thảo               6g.

Ý nghĩa: Can khương để ôn trung tiêu khu hàn, Sâm để đại bổ nguyên khí trợ cho việc thăng giáng. Chích thảo để hòa trung. Truật để kiện tỳ táo thấp. Dùng trong trường hợp trung khí nguyên có hư nay thêm hàn mạnh.

Phương thuốc: Tiểu kiến trung thang (Thương hàn luận)

Quế chi                          9g            Thược dược            18g

Sinh khương                10g            Chích thảo                6g

Đại táo                     4 quả               Mạch nha               30g.

Ý nghĩa: Mạch nha để ích tỳ khí dưỡng tỷ âm, ôn trung tiêu, để hoãn cái cấp của can, nhuận cái táo của phế. Cam thảo để ích klụ. Sinh khương để ôn vị. Đại táo để bổ tỳ. Thường dùng cho trung tiêu hư hàn lại có đau bụng.

Phương thuốc: Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược).

Phụ tử30gQuế chi30g
Can địa hoàng24ÓgSơn thù120g
Hoài sơn120gTrạch tả90g
Phục linh90gĐơn bì90g

Ý nghĩa: Can địa hoàng để tư bổ thận âm, Sơn thù, Sơn dược để can tỳ, tư bổ thận âm. Quế, Phụ để ôn bổ thận dương. Trạch tả Phục linh để lợi thủy thẩm thấp. Đơn bì để tả can hỏa. Dùng chữa thận dương hư.

Huyết ứ chảy máu.

Triệu chứng: Bụng có hòn cục, đau cự án có ban, lưỡi tím hoặc có đám tím, xanh, phân đen, mạch trì sáp.

Phép, điều trị: Phá ứ sinh tàn.

Phương thuốc: Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác)

Đương quy9gSinh địa9g
Đào nhân12gHồng hoa9g
Chỉ xác6gXích thược6g
Sài hồ3gChích thảo3g
Cát cánh5gXuyên khung5g
Ngưu tất9g.

Ý nghĩa: Quy, Khung, Thục, Thược, Đào, Hổng để hoạt huyết hóa ứ nhằm dưỡng huyết. Sài, Thược, Chỉ xác, Thảo để hành khí hoạt huyết nhằm sơ can. Cát cánh để khai phế khí, đưa thuốc đi lên để khoan hung. Ngưu tất để thông lợi huyết mạch đưa huyết đi xuống. Thường dùng trong trường hợp huyết ứ ở tim chấn động não, chấn thương gây huyết ứ ở ngực.

0/50 ratings
Bình luận đóng