Phong ôn là bệnh ngoại cảm hay thấy ở hai mùa đông và xuân. Nếu phát vào mùa đông còn gọi là đông ôn. Nó là một loại bệnh nhiệt thuộc ôn bệnh, lúc mới phát thường có sốt, hơi sợ gió, đau đầu, khát nước, ho (Đó là những đặc trưng bệnh lý của phế và vệ khí). Bệnh tình chuyển nhanh và dễ nhập tâm bào. Các bệnh cúm, viêm phổi, viêm màng não v.v… thuộc phạm trù của phong ôn.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tà khí phong ôn, như trời hanh khô, lại có phong ôn (gió nóng). Trong điều kiện đó, con người hễ hoạt động là vã mồ hôi, cơ phu không có vệ khí bảo vệ, phong ôn thừa hư xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. Người vốn có khí âm bất túc, tấu lý không vững vàng, cũng dễ bị phong ôn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Diễn biến của bệnh thường là mới đầu phong ôn ở phế vệ tiếp đó truyền vào khí làm úng tắc phế, tiếp theo có biểu hiện nhiệt thịnh ở khí phận và thực nhiệt kết ở trường vị. Nếu bệnh tiếp tục phát triển, nhiệt tà sẽ vào dinh huyết, trú ở tâm bào và có thể dẫn đến can phong động. Thời kỳ cuối do nhiệt tà chiếm cứ lâu ở trong nên chân âm của thận can bị hao hụt tổn thương, dẫn đến chính khí hư, âm khuy, khó phục hồi. về điều trị, nguyên tắc chung là: Tà ở vệ dùng phép làm ra.mồ hôi, tà đến khí phải thanh nhiệt ở khí, tà vào dinh phải thấu nhiệt chuyển khí, tà vào huyết phải trực tiếp lương huyết tán huyết. (Tại vệ hãn chi khả dã, đáo khí tài khả thanh khí, nhập dinh tựu khả thấu nhiệt chuyển khí, nhập huyết trực tu lương huyết tán huyết) (Ôn nhiệt kinh vĩ – thiên ngoại cảm ôn bệnh). Nếu tà nhiệt không bị thanh hết và can thận âm bị tổn thương thì phải thanh và tiết nhiệt ở phần âm ra ngoài, mặt khác phải tư dưỡng can thận âm.

Điều trị Đông y

Tà ở phản vệ (bệnh mới phát)

Triệu chứng: Sốt, hơi sợ gió lạnh, đau đầu, ho, hơi khát,

Ý nghĩa: Ngân hoa, Trúc diệp, Liên kiều để thấu tà thanh nhiệt, giải độc, Bạc hà, Đậu xị để giải biểu, hợp với Kinh giới để công tà, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam thảo để tuyên phế chỉ ho, Lô căn để sinh tân chỉ khát – Hai phương này dùng trong trường hợp không có mồ hôi.

hơi ra mồ hôi hoặc không có mồ hôi, rìa lưỡi đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác.

Phép điều trị: tân lương giải biểu, sơ phong tiết nhiệt.

Phương thuốc: Ngân bạc thang (Thuốc nam châm cứu)

Kim ngân16gTrúc, diệp16g
Bạc hà8gKinh giới8g
Sinh cam thảo4g.
Phương thuốc: Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều biện)
Liên kiều10gNgân hoa10g
Cát cánh6gBạc hà6g
Trúc diệp6gSinh cam thảo5g
Đậu xị5gNgưu bàng tử6g
Lô căn10g.

Ý nghĩa: Ngân hoa, Trúc diệp, Liên kiều để thấu tà thanh nhiệt, giải độc, Bạc hà, Đậu xị để giải biểu, hợp với Kinh giới để công tà, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam thảo để tuyên phế chỉ ho, Lô căn để sinh tân chỉ khát – Hai phương này dùng trong trường hợp không có mồ hôi.

Nếu có mồ hôi và sốt khá cao thì bỏ Kinh giới, Đậu xị (ôn) thêm Hoàng cầm, Tri mẫu để thanh nhiệt tư âm ở phế. Nếu ho nhiều thêm Tang diệp, Cúc hoa, Hạnh nhân, Mao căn để thanh nhiệt nhuận phế, tuyên phế chỉ ho.

Tà nhiệt ở phần khí làm úng tắc phế.

Triệu chứng: Thường sốt cao, ho, suyễn có mồ hôi, phiền khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt tuyên phế.

Phương thuốc: Ma hạnh thạch cam thang (Thương hàn luận) gia vị.

Ma hoàng                     5g              Hạnh nhân                 9g

Thạch cao                     18g            Cam thảo                   6g

Ý nghĩa: Ma hoàng Hạnh nhân để tuyên thông khai uất phế khí, Thạch cao để thanh nhiệt, tiết tà khí ra khỏi phần khí, thêm Hoàng cầm, Ngư tinh thảo (lá dấp cá), Liên kiều để thanh giải nhiệt tà ở phế. Nếu có đờm vàng đặc thêm Tri mẫu, Qua lâu, Đông qua nhân (hạt bí đao), Lô căn để thanh nhiệt nhuận phế hóa đồm. Nếu sốt, ho khát, ỉa lỏng, rêu lưỡi vàng nói sảng, ngực ách tắc, mạch sác (ôn tà đã từ phế vị xuống đại trường) thêm Ngân hoa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Qua lâu, Tri mẫu, Tang diệp, Hạnh nhân, Thiên hoa phấn để thanh tiết ôn tà.

Thạch cao
Thạch cao

Tà nhiệt ở phần khí của kinh dương minh.

Triệu chứng: sốt cao, mặt đỏ, tâm phiền, khát thích uống nước lạnh, nhiều mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt sinh tân.

Phương thuốc: Bạch hổ thang (Thương hàn luận) gia vị.

Thạch cao                     30g            Tri mẫu                      12g

Cam thảo                           4g         Gạo tẻ                       9g

Sắc đến khi gạo chín thì chắt thuốc uống.

Ý nghĩa: Thạch cao để thanh tiết nhiệt ở phần khí, Tri mẫu trợ Thạch cao để thanh nhiệt sinh tân. Cam thảo, gạo để ích vị sinh tân. Thêm Ngân hoa, Hoàng cầm, Thạch hộc, Lô căn, Trúc diệp để tăng tác dụng thanh nhiệt sinh tân.

Nếu nhiệt thịnh thương âm nhiều kéo theo hao khí, đột nhiên chân tay lạnh, mồ hôi lạnh, mạch chuyển sang tế nhược, đó là biểu hiện chính khí không thắng được tà khí, dương khí bị suy.

Cấp cứu: Trợ dương cứu nghịch.

Phương thuốc: Sâm phụ thang sắc uống ngay (xem ở chứng Thoát).

Khi qua cơn cấp cứu, tiếp tục điều trị:

Phương thuốc: Trúc diệp thạch cao thang (Thương hàn luận) gia vị.

Trúc diệp15gThạch cao30g
Bán hạ9gMạch môn15g
Nhân sâm6gCam thảo3g
Gạo tẻ15g.

Ý nghĩa: Trúc diệp Thạch cao để thanh nhiệt trừ phiền, Sâm để ích khí, Mạch môn để dưỡng âm sinh tân, Bán hạ để giáng nghịch chỉ hôn, Cam thảo gạo tẻ để hòa trung dưỡng vị. Phương này dùng trong trường hợp sốt cao mất nhiều mồ hôi tân dịch, làm khí âm đều hư (giai đoạn sau của chứng Bạch hổ thang) vừa có thanh nhiệt vừa có bổ chính.

Nhiệt kết ở vị trường (vào phủ dương minh)

Triệu chứng: Sốt cao vào buổi chiều, ỉa khó, phân kết hòn, bụng đầy trướng hoặc đau cự án, ỉa ra nước mũi (nhiệt kết bàng lưu), có lúc nói sảng, rêu lưỡi vàng khô, mạch to, sác, hữu lực.

Phép điều trị: Công hạ tiết nhiệt.

Phương thuốc: Nếu phân kết hòn, ỉa khó (táo): Điều vị thừa khí thang. Nếu bụng đầy trướng (mãn) đau: Tiểu thừa khí thang. Nếu trạng thái nặng: có các chứng tâm hạ đầy tắc (bĩ) mãn (bụng đầy trướng), táo (phân kết hòn), thực (đau cự án): Đại thừa khí thang. Các phương này đều của Thương hàn luận.

Điều vị thừa khí thang:

Đại hoàng 12g

Mang tiêu 12g

Cam thảo 6g

Tiểu thừa khí thang:

Đại hoàng 12g

Hậu phác 6g

Chỉ thực 9g

Đại thừa khí thang:

Đại hoàng                       12g          Mang tiêu                   9g

Hậu phác                        15g          Chỉ thực                     9g.

Ý nghĩa: Đại hoàng để thông phủ khí làm sạch trường vị. Mang tiêu làm mềm phân giúp Đại hoàng thông tiện tiết nhiệt. Hậu phác Chỉ thực để hành khí tán kết. Cam thảo để ích khí hòa vị.

  • Nếu lại có rêu lưỡi vàng khô đen, hoặc đen có gai, đó là nhiệt thịnh làm tân dịch bị tổn thương nặng.

Phép điều trị: dưỡng âm sinh tân phối hợp với phép công hạ nêu ở trên.

Phương thuốc: Tăng dịch thang (Ôn bệnh điều biện)

Huyền sâm                  1 lạng Mạch môn                           8 đồng cân

Tế sinh địaõđ.c (đều lượng lớn)

Ý nghĩa: Huyền sâm để nhuận hạ (mặn hàn) Mạch môn để tư âm, Sinh địa để tư âm tráng thủy thanh nhiệt, làm cho ruột nhu nhuận, phân dễ ra, hỗ trợ tác dụng của các phương thuốc thừa khí thang ở trên.

Nhiệt tà vào dinh huyết.

Triệu chứng: Đêm sốt nặng, phiền táo không yên (vào dinh), miệng khô nhưng không khát lắm, lưỡi đỏ sẫm khô, mạch tế sác.

Phép điều trị: Thanh dinh thâu nhiệt, thanh tâm thông khiếu.

Phương thuốc: Thanh dinh thang (Ôn bệnh điều biện)

Tê giác3 đồng cânSinh địa5 đồng cân
Huyền sâm3 đồng cânLiên kiều2 đồng cân
Mạch môn3 đồng cânĐan sâm2 đồng cân
Hoàng liên1.5 đồng cânNgân hoa3 đồng cân

Trúc diệp tâm (nõn tre) 1 đồng cân

Ý nghĩa: Tê giác Hoàng liên để thanh nhiệt ở dinh, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Đan sâm để tư âm lương huyết, Liên kiều, Ngân hoa, Trúc diệp tâm để thanh nhiệt giải độc.

  • Nếu có thêm có ban chẩn, hoặc chảy máu mũi (nhiệt vào huyết bức huyết vọng hành), nói sảng (vào tâm bào).

Phương thuốc trên thêm Đan bì, Xích thược, Đại thanh diệp để lương huyết giải độc, Xương bồ Uất kim, Trúc lịch để hóa đờm thanh tâm khiếu.

  • Nếu có co giật lên cơn kinh, chân tay lạnh (nhiệt thịnh phong động)

Phương thuốc trên thêm Linh dương giác, Câu đằng, Thạch quyết minh để thanh can tức phong.

  • Nếu sốt rất cao, khát, phiền táo, lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng khô, mạch sác đại (đó là khí và dinh đều bị tổn thương).

Phép điều trị: thanh nhiệt tư âm.

Phương thuốc: Ngọc nữ tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư)

Thạch cao     3-5 đồng cân             Thục địa          3-5 đồng cân

Mạch môn       2 đồng cân             Tri mẫu           1.5 đồng cân

Ngưu tất       1.5 đồng cân

Ý ngHĩa: Thạch cao Tri mẫu để thanh đại nhiệt ở phần khí, Sinh địa Mạch đông để lương huyết tư âm, bỏ Ngưu tất thêm Ngân hoa, Liên kiều Hoàng cầm để giúp thanh tiết nhiệt tà.

Can thận âm hư, hư phong nội đông.

Triệu chứng: Sốt không cao, lòng bàn chân tay nóng, mặt hồng, tim đập hồi hộp, tinh thần mệt mỏi hoặc chân tay máy động (co giật) hoặc điếc tai nghe không rõ, mồm khô, lưỡi đỏ sẫm, mạch hư sác hoặc kết đại.

Phép điều trị: Tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết tức phong.

Phương thuốc: Thanh hao miết giáp thang (Ôn bệnh điều biện).

Thanh hao        2 đồng cân             Miết giáp                5 đồng cân

Sinh địa           4 đồng cân             Tri mẫu                   2 đồng cân

Đan bì              3 đồng cân

Ý nghĩa: Thanh hao Miết giáp để tư âm đuổi tà, thanh cái nhiệt còn nằm lại ở huyết. Đơn bì Sinh địa để lương huyết dưỡng âm, Tri mẫu để sinh tân nhuận táo.

Tóm lại phong là dương khí, ôn là dương tà, hai cái dương này, hợp với nhau sẽ hóa nhiệt làm tổn thương âm. Điều đó nhắc ta khi điều trị cần lưu ỷ bảo tồn âm dưỡng âm song song với thanh nhiệt, không nên dùng tân ôn để phát tán hoặc lương táo để tiêu đạo mà phải dùng thuốc hơi cam hơi lương là chính.

0/50 ratings
Bình luận đóng