Tên khoa học

Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ Rau dền – Amaranthaceae.

Ngưu tất ( 牛膝 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Ngưu tất (Xuất xứ: Bản kinh)

+ Tên khác: Bách bội (百倍), Hòai ngưu tất (怀牛膝),

Kê giao cốt (鸡胶骨).

+ Tên Trung văn: 牛膝 NIUXI

+ Tên Anh Văn: RADIX ACHYRANTHIS BIDENTATAE

+ Tên La tinh: Achyranthes bidentata B1

.+ Nguồn gốc: Là rễ của Ngưu tất (Hòai ngưu tất) Achyranthes bidentata Blume. và Xuyên ngưu tất (Ngưu tất ngọt) Cyathula officinalis Kuan thực vật họ Hiện (Amaranthaceae).

Ngưu tất RADIX ACHYRANTHIS BIDENTATAE

Dược liệu Ngưu tất RADIX ACHYRANTHIS BIDENTATAE

Phân bố

Hòai ngưu tất chủ yếu sản xuất ở Hà Nam; Xuyên ngưu tất chủ yếu sản xuất ở Tứ xuyên, Vân Nam, Quý Châu v.v… (Trung Quốc).

Thu hoạch

Cây Ngưu tất

Rễ Ngưu tất, vào mùa Đông lá thân khô héo đào lấy, bỏ sạch rễ râu, đất, sau khi phơi đến nhăn khô, dùng Lưu hòang hun vài lần, sau đó cắt đều đầu nhọn, phơi khô.

Bào chế

– Ngưu tất: Nhặt sạch tạp chất, rửa sạch, thấm mềm, bỏ mầm, cắt ngắn, phơi khô.

– Tửu ngưu tất: Lấy Ngưu tất cắt ngắn, dùng rượu vàng phun ướt trộn đều, sau khi đậy kín cho ngấm, bỏ vào trong nồi sao đến hơi khô, lấy ra để nguội. (Cứ mỗi 100 cân Ngưu tất cắt ngắn, dùng rượu vàng 10 cân).

– Lôi công bào chích luận: Phàm dùng Ngưu tất, bỏ đầu và đất, dùng nước tự nhiên Hòang tinh ngâm 1 đêm, lọc ra, cắt nhỏ, sấy khô dùng vậy.

– Cương mục: Ngưu tất, thời nay chỉ dùng rượu tẩm cho vào thuốc, muốn chạy xuống dưới thì dùng sống, tư bổ thì dùng sấy, hoặc trộn rượu hấp qua dùng.

Phân biệt tính chất, đặc điểm

Ngưu tất

Hoài ngưu tất có dạng những đoạn cắt hình trụ tròn hoặc những miếng dày không đồng đều. Bề mặt màu trắng vàng hoặc màu vàng xám, có những vân nhăn dọc nhỏ và ngấn rễ bên thưa thớt. Chất cứng mà giòn, nếu hút ẩm, nó sẽ trở nên dẻo và dai, hơi có tính đàn hồi. Mặt cắt màu trắng vàng, phần lõi gỗ rất rõ rệt. Vòng ngoài có rất nhiều chấm nhỏ của các mạch gân. Đưa lên miệng nhấm có cảm giác dính răng. Loại nào thân khô, vỏ nhỏ, thanh dài, màu trắng vàng, vị ngọt là loại tốt.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, râm mát, phòng biến ra độc tố.

Tính vị

– Trung dược học: Đắng, ngọt, chua, bình.

– Bản kinh: Vị chua đắng.

– Biệt lục: Chua, bình, không độc.

– Bản thảo chính: Vị đắng ngọt, khí hơi mát.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Can, Thận.

– Cương mục: Thiếu âm, Túc Quyết âm.

– Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Túc tam âm.

Công dụng và chủ trị

Dùng sống tán ứ huyết, tiêu ung nhọt sưng. Trị bệnh lâm, tiểu máu, kinh bế, trưng hà, sanh khó, nhau thai không hạ, sản hậu ứ huyết đau bụng, hầu tý, ung nhọt sưng, trật đã tổn thương. Dùng chín bổ Can Thận, mạnh gân xương. Trị đau xương lưng gối, tay chân cong co, nuy tý.

– Bản kinh: Chủ hàn thấp nuy tý, tay chân cong co, gổi đau không co lại được, trục huyết khí, tổn thương vì nhiệt lửa, ra thai.

– Biệt lục: Trị thương trung thiếu khí, con trai thận âm tiêu, người già không tiểu được, bổ trung nối đứt, đầy lấp tủy xương, trừ đau trong não và đau cột sống lưng, đàn bà kinh nguyệt không thông, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, ngừng bạc tóc.

– Dược tính luận: Trị âm nuy, bổ Thận điền đầy tinh, trục ác huyết chảy kết, giúp 12 kinh mạch.

– Nhật hoa tử bản thảo: Trị lưng gối mếm lạnh yếu, phá trưng kết, trừ mủ ngừng đau, sản hậu tâm phúc đau và huyết vận, ra thai, tráng dương.

– Bản thảo diễn nghĩa: Ngâm rượu với Nhục Thung dung uống, ích Thận; tre gổ đâm vào thịt, giã nát rịt bèn ra.

– Trương Nguyên Tố: Mạnh gân.

– Bản thảo diễn nghĩa bổ di: Có thể dẫn các thuốc đi xuống.

– Điền Nam bản thảo: Ngừng đau nhức gân xương, mạnh gân thư gân, ngừng mỏi tê lưng gối, tán ứ trụy thai, tán kết hạch, công phá tràng nhạc, lùi ung nhọt, ghẻ lở, huyết phong, ngưu bì tiển, ổ mủ.

– Cương mục: Trị nóng lạnh sốt rét lâu ngày, tiểu ra máu ngũ lâm, đau trong âm hành, hạ lỵ, hầu tý, nhọt lở miệng, đau răng, nhọt sưng ác sang, thương gãy.

– Bản thảo chính: Chủ tay chân máu nóng ngứa tê liệt, huyết ráo cong co, thông bàng quang bí sáp, đại tràng khô ráo, bổ tủy thêm tinh, ích âm họat huyết.

– Bản thảo bị yếu: Hấp rượu thì ích Can Thận, mạnh gân xương, trị đau xương lưng gối, chân mềm yếu gân cong, âm nuy tiểu không được, sốt rét lâu ngày, hạ lỵ, thương trung thiếu khí, dùng sống thì tán ác huyết, phá trưng kết, trị mọi chứng đau tâm phúc, lâm đau tiểu máu, kinh bế khó sanh, hầu tý đau răng, ung nhọt ác sang.

Liều dùng và cách dùng

Sắc uống, 6 ~ 15g. Họat huyết thông kinh, lợi thủy thông lâm, dẫn hỏa (huyết) đi xuống dưới nên dùng sống; Bổ Can Thận, mạnh gân xương nên nướng rượu dùng.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Bổn phẩm là lọai động huyết, tính chuyên chạy xuống dưới, phụ nữ có thai và kinh nguyệt quá nhiều kỵ uống. Trung khí hạ hãm, Tỳ hư tiêu chảy, hạ nguyên không cố, nhiều mộng di tinh dùng thận trọng.

– Bản thảo kinh tập chú: Ghét Hùynh hỏa, Qui giáp, Lục anh. Sợ Bạch tiền.

– Phẩm hối tinh yếu: Phụ nữ có thai không được uống.

– Bản thảo kinh sơ: Kinh bế chưa lâu, nghi có thai chớ dùng. Chớ cho vào trong thuốc trị thượng tiêu; Huyết băng không ngừng kỵ vậy.

– Bản thảo thông huyền: Người mộng di mất tinh nên cấm.

– Bản thảo chính: Tạng hàn đại tiện lỏng, hạ nguyên không cố nên kỵ vậy.

– Bản thảo hóa nghĩa: Nếu tả lỵ Tỳ hư mà đùi gối đau mỏi không nên dùng.

– Đắc phối bản thảo: Trung khí không đủ, tiểu tiện tự lợi, đều cấm dùng.

  • Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Vị thuốc này lấy tuyên đạo hạ hành là chính, lại có thể truy thai. Người nào tỳ hư, ỉa chảy, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, phụ nữ hành kinh quá nhiều và phụ nữ đang mang thai kiêng không dùng.

Dùng thuốc phân biệt

Ngưu tất có phân Xuyên ngưu tất và Hòai ngưu tất. Hai lọai đều có khả năng họat huyết thông kinh, bổ Can Thận, mạnh gân xương, lợi niệu thông lâm, dẫn hỏa (huyết) chạy xuống dưới. Nhưng Xuyên Ngưu tất giỏi về họat huyết thông kinh, Hòai ngưu tất giỏi về bổ Can Thận, mạnh gân xương.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Ngưu tất hàm chứa có triterpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường), ecdysterone, inokosterone, rubrosterone v.v…thành phần steroid và thành phần polysaccharide. Ngòai ra, Ngưu tất còn hàm chứa arginine (Arg) v.v… 12 lọai amino acid và alkaloids, hợp chất coumarins v.v… và nguyên tố vi lượng sắt, đồng v.v…(Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

Tổng saponin Ngưu tất có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với cơ trơn tử cung, chất chiết benzene Hòai ngưu tất có tác dụng chống sinh dục, chống lại quá trình cấy (đưa phôi vào tử cung) và chống mang thai sớm, thành phần hữu hiệu chống sinh dục là ecdysterone. Chất chiết cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim động vật nhỏ thực nghiệm, thuốc sắc đối với cơ tim chó gây mê cũng có tác dụng ức chế. Thúôc sắc và dịch chiết cồn có tác dụng lợi niệu độ nhẹ và giáng áp ngắn tạm thời, và có hưng phấn hô hấp. Hòai ngưu tất có khả năng giáng thấp độ dính tòan bộ máu chuột lớn, tỷ lệ thể tích huyết cầu, chỉ số tụ tập hồng huyết cầu, và có tạp dụng chống đông. Ecdysterone có tác dụng giáng mỡ, và có thể giáng thấp đường huyết rõ rệt. Ngưu tất có tác dụng chống viêm, trấn thồng (giảm đau), có thể đề cao công năng miễn dịch cơ thể. Thuốc sắc có tác dụng ức chế đối với ống ruột rời cơ thể của chuột con, có tác dụng co rút mạnh đối với ống ruột chuột lang (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị tiểu tiện không lợi, trong âm hành đau muốn chết, kiêm trị đàn bà huyết kết bụng cứng đau: Ngưu tất 1 nắm lớn luôn lá, không kễ nhiều ít, rượu nấu uống vậy.

(Trửu hậu phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị bạo trưng, trong bụng có vật như đá, đau như đâm, kêu rên đêm ngày: Ngưu tất 2 cân, dùng rượu 1 đấu, ngâm, đậy kín, cho vào thang lửa nóng để vị xuất ra, uống 5 hợp đến 1thăng. Liệu sức uống vậy.

(Bổ khuyết trửu hậu phương)

+ Phương thuốc 3:

Trị hầu tý, nhũ nga: Rễ ngưu tất tươi mới 1 nắm, Ngãi diệp 7 lá. Giã, hòa sữa người, lấy nước rót vào trong mũi, phút chốc đàm dãi từ trong mũi miệng ra. Không Ngãi cũng được.

(Cương mục)

+ Phương thuốc 4:

Trị trong miệng và trên lưỡi sinh nhọt, lở lóet: Ngưu tất ngâm rượu ngậm súc vậy, không có rượu ngậm không cũng tốt.

(Trửu hậu phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị phong ghẻ ẩn chẩn, cốt thư, bệnh chốc: Ngưu tất nghiền nhỏ, rượu uống thìa 1 tấc vuông, ngày 3 lần.

(Thiên kim phương)

+ Phương thuốc 6:

Trị vết thương kim khí đau nhức: Ngưu tất sống giã đắp lên vết thương.

(Mai sư tập nghiệm phương)

+ Phương thuốc 7:

Trị Phong thấp tý, eo lưng đau thiếu sức: Ngưu tất 1 lượng (bỏ mầm), Quế tâm 3 phân, Sơn thù du 1 lượng. Thuốc trên, giã nhỏ sàng làm bột sàng làm bột. Mỗi lần trước bửa ăn, lấy rượu nóng điều uống 2 chỉ.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 8:

Trị thấp nhiệt rót xuống dưới, 2 chân tê, hoặc nóng như áp lửa: Thương truật 6 lượng (nước vo gạo tẩm 3 đêm, cắt nhỏ, sấy khô), Hòang bá 4 lượng (cắt nhỏ, trộn rượu sao qua), Xuyên ngưu tất (bỏ mầm) 2 lượng. Thuốc trên nghiền nhỏ, bột hồ làm hòan, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 5, 7, 10 hòan, bụng đói nước muối gừng làm thang tống uống, kỵ cá tanh, kiều mạch, mì nóng, đồ chiên xào.

(Y học chính truyền – Tam diệu hòan)

+ Phương thuốc 9:

Trị Hạc tất phong: Ngưu tất, Mộc qua, Ngũ gia bì, Cốt tóai bổ, Kim ngân hoa, Tử hoa địa đinh, Hòang bá, Tì giải, Cam cúc căn, sắc nước uống.

(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương thuốc 10:

Trị nuy tý, bổ hư tổn, mạnh gân xương, trừ sốt rét lâu ngày: Ngưu tất sắc nước hòa rượu cất khúc mể, hoặc cắt nhỏ túi đựng ngâm rượu, nấu uống vậy.

(Cương mục – Ngưu tất tửu)

+ Phương thuốc 11:

Trị sốt rét do lao lâu ngày không dứt: Ngưu tất to lâu năm 1 hổ khẩu (1 bấm đốt tay). Cắt, dùng nước 6 thăng, sắc lấy 2 thăng, lại phân uống, lần thứ nhất uống lúc chưa phát ăn xong bèn uống, lần thứ hai lúc phát uống.

+ Phương thuốc 12:

Trị đi lỵ trước đỏ sau trắng: Ngưu tất 3 lượng, giã vụn, dùng rượu 1thăng, ngâm qua 1 đêm, mỗi lần uống 2 chén, ngày 3 lần.

(Trửu hậu phương)

+ Phương thuốc 13:

Trị tiêu khát không ngừng, hạ nguyên hư tổn: Ngưu tất 5 lượng, cắt nhỏ, nghiền nhỏ, nước Sinh địa hòang 5 thăng, tẩm, ban ngày phơi ban đêm ngâm, nước hết là độ, mật hòan lớn như hạt ngô đồng, bụng đói rượu nóng uống 30 hòan.

(Kinh nhiệm hậu phương)

+ Phương thuốc 14:

Trị sốt rét do lao (Lao ngược) lâu ngày: Dùng Ngưu tất dài 1 nắm, cắt sống, thêm nước 6 thăng, nấu thành 2 thăng, phân 3 lần uống hết (Sáng sớm uống 1 lần, trước lúc chưa phát sốt rét uống 1 lần)

+ Phương thuốc 15:

Sản hậu tiểu ra máu: Dùng Xuyên ngưu tất sắc nước thường uống.

+ Phương thuốc 16:

Miệng lưỡi lở lóet: Dùng Ngưu tất ngâm rượu ngậm súc, cũngcó thể sắc uống.

+ Phương thuốc 17:

Răng đau nhức: Dùng Ngưu tất nghiền nhỏ ngậm súc, cũng có thể dùng Ngưu tất đốt than đắp chổ đau.

+ Phương thuốc 18:

Ác sang (nhọt lở độc) (người không biết tên): Dùng rễ Ngưu tất giã đắp.

+ Phương thuốc 19:

Dùng Xuyên Ngưu tất mỗi ngày 30 ~ 45g, sắc nước uống hoặc phân 2 lần uống, điều trị 23 ca xuất huyết tử cung công năng, thông thường sau khi uống liền 2 ~ 4 ngày thì cầm. Bệnh trình khá dài, sau khi cầm máu, giảm liều, tiếp tục uống 5 ~ 10 ngày, để giúp cũng cố. Trong 23 ca ngòai 2 ca viêm nội mạc tử cung dùng thêm kháng sinh ra, số còn lại đều chỉ dùng riêng Ngưu tất mà trị khỏi.

(Tạp chí Trung y Triết Giang, 1982, 17 (2): 86)

+ Phương thuốc 20:

Dùng Ngưu tất 90 ~ 120g phối ngũ hạt rau cần 45 ~ 60g điều trị 21 ca nhũ mi niệu (nước tiểu nhũ chấp). Bệnh lâu cơ thể yếu đổi dùng Hòai ngưu tất, sau khi triệu chứng khống chế, có thể dùng Bổ trung ích khí hòan hoặc Kim quỷ Thận khí hòan để cũng cố.Kết qủa tổng hiệu suất 86%.

(Tạp chí Trung y Sơn Đông, 1989,(6):40)

+ Phương thuốc 21:

Dùng 3 vị Ngưu tất, Đại giả thạch, Tiên hạc thảo lượng bằng nhau làm chủ, điều trị 110 ca Chảy máu mũi cấp tính, đều được trị khỏi, thường uống khỏan 10 thang, chảy máu mũi cầm.

(Tạp chí Trung y Triết Giang, 1984,19(7):305)

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Khí vị:

Vị đắng, chua, bình, không độc, vị hậu, khí bạc, chuyên vào 2 kinh Can và Thận, ghét Quy giáp, Bạch nhự, kỵ thịt Trâu, Bò.

Chủ dụng:

Chỉnh lý hư yếu trong toàn thân, giúp 12 kinh lạc, khỏe gân xương, thông lợi eo lưng, đầu gối, chân liệt, gân co, đái són, tan ác huyết mà trị mọi chứng đau bụng, thúc đẻ, trị mọi chứng lậu đái ra dầu, ra huyết, trị ung thũng ác sang, nối chỗ đứt chân tay bị gãy, trị hàn thấp tê đau, gân lớn co quắp, đại tiện khó, tiểu tiện ngắn mà ít, bổ âm tráng dương, chữa đầu gối, eo lưng nhức buốt, phụ nữ có huyết cục, kinh nguyệt đến chậm, phụ nữ sau khi sinh bị huyết vâng, huyết hư có máu cục sinh đau dữ dội. Nếu vì khí trọc âm không giáng xuống, đau buốt ở trong óc, cổ họng tê, răng đau, hư hỏa bốc lên, sinh ho không yên thảy đều thích hợp

Cấm kỵ: Tính nó thường giáng xuống mà không đưa lên, cho nên phàm chứng nguyên khí bị hãm xuống, băng huyết, di tinh, hoạt tinh, theo phép phải cấm hẳn, bệnh mộng tinh, di tinh dùng lầm nó thì bệnh càng thêm nặng.

Cách chế:

Thứ mập, to, dài, mềm là tốt, nếu cho vào thuốc dẫn hỏa đi xuống thì nên dùng sống, cho vào trong thuốc bổ thì nên chưng Rượu, phơi khô dùng

Nhận xét:

Ngưu tất tính chuyên chủ đi xuống mà trơn khiếu, cho nên có khả năng dẫn mọi loại thuốc đi xuống rất nhanh, phàm bệnh ở hạ bộ như eo lưng, đùi vế đều phải dùng nó, tính chạy mà lại bổ được, mạnh âm, thêm tinh, là thuốc chủ yếu của Can và Thận. Lại dẫn hỏa đi xuống được, là dược phẩm để nén trọc khí xuống mà lọc sạch thanh khí.

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Tả quy hoàn Thục địa 320g, Sơn thù 160g, Câu kỷ tử 160g Quy bản giao 160g, Lộc giác giao 160g, Thỏ ty tử 160g, Ngưu tất (Rửa Rượu, nấu chín) 120g.

Thục địa giã nát, nấu nhừ thành cao, cho Lộc giác giao, Quy bản giao vào khuấy tan, các vị khác tán nhỏ, tất cả trộn đều, thêm Mật làm hoàn, mỗi lần uống trước bữa ăn 8-16g, ngày 2 lần. Có tác dụng bổ Can, Thận, ích tinh huyết. Trị đau yếu lâu ngày hoặc người cao tuổi Can, Thận hư tổn, lưng gối đau, hoa mắt, di tinh, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch 2 bô Xích vi tế.

“Chứng trị chuẩn thằng”

Bài Bổ thận địa hoàng hoàn

Thục địa 20g. Mầu đơn bì 8g, Sơn thù 20g, Hoài sơn 20g, Ngưu tất 16g, Trạch tả 8g, Bạch linh 8g, Lộc nhung 16g.

Thục địa giã nát, nấu thành cao, các vị khác tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 4-6g.

Trị trẻ nhỏ phú bẩm bất túc, Thận khí hư yếu, xương tủy khô kiệt, thóp mụ không kín, nói chậm, đi chậm, răng mọc chậm, thuộc loại ngũ trì. Người lớn Thận âm hư, tinh huyết kém, sinh lý yếu, cũng có thể dùng bài này.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Ngưu tất tán

Ngưu tất, Quế chi, Bạch thược, Đào nhân, Đương quy, Đan bì, Diên hồ sách đều 15g, Mộc hương 5g. Cùng tán nhỏ, liều uống 8-12g, ngày vài lần.

Chữa phụ nữ huyết kém, huyết không thông khi hành kinh, hay đau bụng dưới vì ứ huyết và các trường hợp ứ huyết khác. Nhưng đau bụng dưới vì bạch đới hoặc viêm phần phụ thì bỏ Mộc hương và thêm Xuyên khung, Hồng hoa.

“Thiên kim phương”

Bài Độc hoạt tang ký sinh thang

Độc hoạt 8-12g, Tần giao 8-12g, Quế tâm 4g, Phòng phong 8-12g, Tế tân 4-8g, Tang ký sinh 16-24g, Thục địa 16-24g, Bạch thược 12-16g, Đỗ trọng 12-16g, Bạch linh 12g, Ngưu tất 12-16g, Đương quy 12-16g, Đảng sâm 12-16g, Xuyên khung 6- 12g, Chích Thảo 4g.

Sắc, chia uống trong 1 -2 ngày, ngày 2 lần.

Có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng Can, Thận, trừ phong thấp. giảm đau.

Trên lâm sàng thường dùng chữa đau xương khớp, đau thần kinh tọa, trị gai cột sống, chân sưng bì.

Có thể gia thêm các vị bô ích khí huyêt, hoạt huyêt, hành khí như: cẩu tích, Thỏ ty từ, Tục đoạn, Ý dĩ, Mộc qua, Hoàng kỳ, Nhũ hương, Một dược.

“Hiệu phỏng tân phương”- Hải Thượng Lãn ông

Bài Thanh kim đạo khí phương

Mạch môn (sao Gạo) 2đ Xa tiền tử 1đ

Xích phục linh   1đ       Trạch tả 1,5đ

Nhục quế            1đ     Ngưu tất 1đ

Ngũ vị tử        4 phân Trầm hương 5 phân

Gừng tươi       3 nhát

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày

Chủ trị các chứng:

Khí hư có hỏa không thể đưa về nguồn được, nôn khan không ngừng..

Bài Ngũ linh tán là thuốc chủ yếu về lợi thủy, nhung dùng để chữa thủy ngưng đọng thì được, mà làm cho khí mạnh mà thủy tự vận hành đi thì không được vì không tới được nguôn gôc của thủy. Bài này giải quyết được chứng bệnh trên, chữa chứng nôn khan rất hiệu nghiệm.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng

Ngưu tất tửu (rượu ngưu tất)

Ngưu tất 500g  – Gạo nếp 1000g

Men rượu ngọt: vừa phải.

Sắc ngưu tất lấy nước. Cho một ít vào ngâm gạo nếp, hấp chín. Khi gạo chín, đem trộn với men rượu thì cho nốt chỗ nước thuốc còn lại vào, cùng ủ thành rượu cái. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g rượu cái đó, mang ra ăn.

Dùng cho người kinh nguyệt không điều hoà, thông kinh, tắc kinh, sau khi đẻ bị ứ trệ, đau bụng, chấn thương đụng giật, lưng đau gối mỏi gân xương đau đớn v.v…

Ngưu tất đại đậu tửu (rượu ngưu tất đại đậu)

Ngưu tất 95g

Đại đậu 95g

Sinh địa hoàng 95g

Rang đại đậu cho chín, ngưu tất và sinh địa giã nát, trộn đều với đại đậu, cùng hấp chín, lấy vải mỏng bọc lại, bỏ vào lọ sạch, cho 1500ml rượu ngâm trong 3 ngày, mở ra bỏ bã riêng dùng sau. Hàng ngày 2 lần sớm tối, mỗi lần uống lúc đói 1-2 cốc rượu nóng.

Dùng cho người can thận bất túc sinh ra đau lưng mỏi gối, các khớp xương chân tay không bình thường, chân mềm nhũn bất lực, chân tay co quắp, miệng khô họng rát, phong thấp đau tê v.v…

Nhị vị ngưu tất tửu (rượu ngưu tất địa hoàng)

Ngưu tất 250g  – Địa hoàng 250g

Ngâm trong 1000ml rượu 7 ngày, uống ngày 2 lần sớm, tối, mỗi lần uống nóng 20ml.

Dùng cho người bụng dưới đau tụ huyết, thắt lưng đầu gối phù nề, gân cốt vô lực, lạnh buốt các đầu ngón chân v.v…

Ngưu tất tán (thuốc ngưu tất bột)

Ngưu tất, đại giả thạch, tiên hạc thảo (lượng bằng nhau)

Nghiền chung thành bột, 1 ngày 3 lần, mỗi lần uống 10g,

10 ngày là 1 liệu trình. Dùng cho người đổ máu cam.

Ngưu tất mộc qua tửu (rượu ngưu tất đu đủ)

Ngưu tất 50g  – Mộc qua (đu đủ) 50g

Rượu trắng 500ml.

Ngưu tất và mộc qua ngâm rượu 7 ngày sau mang ra uống. Hàng ngày buổi tối trước khi đi ngủ uống 1 lần, tuỳ theo tửu lượng từng người.

Dùng cho người bị dính ruột sau khi mổ.

Ngưu tất cao lượng mễ chúc (cháo ngưu tất gạo cao lương)

Gạo cao lương 200g – Ngưu tất 6g

Nấu cháo. Trước khi hành kinh uống liền 3 – 5 thang, mỗi ngày 1 lần.

Dùng cho người can kinh uất hoả, sinh ra ngược kinh (đảo kinh)

Ngưu tất kinh diệp chúc (cháo lá và thân cây ngưu tất)

Thân cây và lá ngưu tất vừa phải.

Gạo lức 100g

Thân và lá ngưu tất phơi khô, lấy 20g sắc lên làm thang, bỏ bã lấy nước, cho gạo lức vào nấu cháo loãng. Uống nóng, hai lần sớm, tối, 10 ngày là 1 liệu trình.

Dùng cho người phong hàn tê thấp, lưng đau gối mỏi, các khớp xương không ổn định và viêm đau khớp có tính phong thấp.

Ngưu tất nhân sâm tửu (rượu nhân sâm ngưu tất)

Ngưu tất 20g

Hoàng kỳ 20g

Nhục quê 15g

Nhân sâm 20g

Xuyên khung 20g

Sinh địa 15g

Nhục thung dung 25g

Ba kích thiên 20g

Ngũ vị tử 20g

Ngũ gia bì 25g

Chê phụ tử 20g

Xuyên tiêu 15g

Gừng tươi 25g

Sơn du nhục 20g

Hải phong đằng 10g

Phòng phong 25g

Rượu trắng 15.000ml

Từ thạch (sao tẩm giấm) 20g

Các vị thuốc trên giã nhỏ, ngâm rượu trong bình to, xuân hè 3 ngày, thu đông 7 ngày, bỏ bã dùng dần. Mỗi lần uống 15 – 20ml, không hạn chế thời gian, uống nóng nhiều lần, làm sao cho lúc nào cũng có hơi rượu.

Dùng cho người bị đau lưng, đau chân, đầu ngón chân ngón tay lạnh buốt, liệt dương, xuất tinh sớm, ỉa lỏng, đau bụng, khí hư vô lực v.v…

Ngưu tất cam thảo ẩm (thuốc sắc ngưu tất cam thảo)

Ngưu tất 20g

Cam thảo 10g

Sắc 2 nước, trộn lẫn uống nhiều lần thay trà.

Dùng cho người lên sôi có viêm họng.

Ngưu tất ẩm (thuốc sắc ngưu tất)

Xuyên ngưu tất 30g sắc hai nước, bỏ bã lấy nước trộn lần uống. Ngày 1 thang chia 2 lần.

Dùng cho người xuất huyết dạ con có tính công năng.

0/50 ratings
Bình luận đóng