bạch vi
bạch vi

Bạch vi ( 白薇 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Bạch vi (Xuất sứ: Bản kinh).

+ Tên khác: Xuân thảo (春草), Mang thảo (芒草),

Bạch mạc (白幕), Vi thảo (薇草), Cốt mỹ (骨美), Long đởm bạch vi (龙胆白薇).

+ Tên Trung văn: 白薇 BAIWEI

+ Tên Anh Văn:Blackend Swallowwort Root,

Root of Blackend Swallowwort,

Root of Versicolorous Swallowwort.

+ Tên La tinh: 1.Cynanchum atratum Bunge [Vincetoxi-cum atratum(Bunge) Morr. Et Decne.

2.Cynanchum uersicolor Bunge[Vincetoxicum versicolor Decne.

+ Nguồn gốc:

Bổn phẩm là rễ và thân rễ khô ráo của Bạch vi Cynanchum atratum Bge

hoặc Bạch vi dây leo Cynanchum versicolorBge thực vật họ La Ma.

– Phân bố –

Ở Các vùng Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, An Huy v.v…(Trung Quốc).

– Thu hoạch –

Đầu xuân, cuối thu đều có thể thu hái. Thu hái vào mùa thu là tốt nhất. Sau khi đào lấy, bỏ đi phần trên mặt đất, rửa sạch, phơi khô.

Bào chế

Nhặt sạch tạp chất, bỏ đi mầm cọng, rửa sạch, ngâm qua, ngấm ướt, cắt khúc, phơi khô.

– Lôi công bào chích luận: Phàm sau khi lấy được Bạch vi, dùng nước gạo nếp ngâm 1 đêm, đến sáng lấy ra, bỏ râu, để trên thớt hòe cắt nhỏ, hấp, từ giờ tỵ đến giờ thân lấy ra dùng.

– Cương mục: Rửa rượu dùng.

 Tính vị

– Trung dược học: Đắng, mặn, lạnh.

– Bản kinh: Vị đắng, bình.

– Biệt lục: Mặn, đại hàn, không độc.

– Bản thảo hối ngôn: Vị đắng mặn, khí ấm, không độc.

– Bản thảo bị yếu: Đắng mặn, lạnh.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu thông lâm, giải độc trị nhọt lở.

Trị âm hư nội nhiệt, phong ôn nhiệt đốt ngủ nhiều, phế nhiệt ho, ôn ngược, an ngược, sản hậu hư phiền huyết quyết, nhiệt lâm, huyết lâm, đau phong thấp, tràng nhạc.

– Hiện đại thực dụng Trung dược: Trị người bệnh chợt trúng tay chân phù thũng, còn dùng vào chứng nhiệt đốt thời kỳ cuối và giữa bệnh nhiệt cấp tính và nhiệt tiêu hao của bệnh suy nhược, sốt cơn nóng trong xương bệnh lao phỗi v.v…, có tính thanh lương công hiệu tư dưỡng; còn dùng chứng tiểu tiện rít, Phế nhiệt ho v.v…

– Phương nam chủ yếu độc thực vật: Trị viêm thận, lao phỗi, nhiễm trùng đường tiểu, thũy thũng v.v…

– Bản kinh: Chủ bạo trúng phong, mình nóng tay chân đầy, thóang chốc không biết người, cuồng hoặc tà khí, hàn nhiệt đau mỏi, ôn ngược, lên cơn có giờ.

– Biệt lục: Trị thương trung lâm lộ. Hạ thủy khí, lợi âm khí, ích tinh, uống lâu lợi người.

– Cương mục: Trị phong ôn nhiệt đốy ngủ nhiều, và nhiệt lâm, di niệu, vết thương kim khí ra máu.

– Bản thảo thuật: Chủ trị bệnh đàm hư phiền.

– Yếu dược phân tể: Thanh hư hỏa, trừ huyết nhiệt.

 Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 4,5 ~9g. Hoặc cho vào hòan, tán.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Tỳ vị hư hàn, ăn ít đại tiện lỏng không nên dùng.

– Bản thảo kinh tập chú: Ghét Hòang kỳ, Đại hòang, Đại kích, Can khương, Can tất, Đại táo, Sơn thù du.

– Bản thảo kinh sơ: Phàm thương hàn và bệnh nhiệt thiên hành, hoặc mồ hôi nhiều vong dương quá nặng, hoặc nội hư không muốn ăn, ăn cũng không tiêu, hoặc sau khi hạ nội hư

, trong bụng thấy lạnh, hoặc do hạ quá nhiều, tiết tả không cầm, đều không được uống.

– Bản thảo tòng tân: Huyết nhiệt thích hợp, huyết hư ắt kỵ.

 Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

– Bổn phẩm hàm chứa dầu bay hơi, cardiac glycoside v.v… (Trung dược học).

– Rễ Bạch vi đứng thẳng hàm chứa Cynanchol, dầu bay hơi, cardiac glycoside (Từ điển).

  1. Tác dụng dược lý:

Bổn phẩm hàm chứa cynatratoside có tác dụng tăng cường co rút cơ tim, có thể làm cho nhịp tim giảm chậm. Có tác dụng ức chế đối với khuẩn cầu viêm phổi, và có tác dụng giải nhiệt lợi niệu v.v… (Trung dược học).

  1. Phản ứng không tốt:

Nghiên cứu hiện đại chứng minh Bạch vi có tác dụng cường tim khá mạnh, uống trong quá liều dễ gây ra phản ứng trúng độc dạng glucoside cường tim, liều trúng độc là 30 ~ 45g, có thể xuất hiện triệu chứng trúng độc tim hồi hộp, lợm lòng, nôn mửa, chóang đầu, đau đầu, tiêu chảy, chảy dãi v.v…, lâm sàng dùng thuốc nên cần chú ý (Trung dược học)..

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị thể hư sốt nhẹ, tối ngủ ra mồ hôi: Bạch vi, Địa cốt bì đều 4 chỉ, sắc nước uống.

(Hà Bắc Trung dược thủ sách)

+ Phương thuốc 2:

Trị đàn bà di niệu, không biết ra lúc nào: Bạch vi, Thược dược đều 1 lượng. Hai vị trên, giã sàng. Rượu uống thìa 1 tấc vuông, ngày 3 lần.

(Thiên kim phương).

+ Phương thuốc 3:

Trị hỏa nhãn: Bạch vi 1 lượng, sắc nước uống.

(Hồ Nam dược vật chí).

+ Phương thuốc 4:

Trị Phế thực mũi nghẹt, không biết thơm thối: Bách bộ 2 lượng, Khỏan đông hoa, Bối mẫu (bỏ tim), Bạch vi đều 1 lượng. Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chỉ, nước cơm điều uống.

(Phổ tế phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị vết thương do kim khí máu chảy không ngừng: Bạch vi bột dán vậy.

(Nho môn sự thân)

+ Phương thuốc 6:

Trị tràng nhạc: Bạch vi tươi, Thiên môn tươi đều bằng nhau, giã mềm mịn đắp vào chổ bệnh.

(Quý Châu thảo dược)

+ Phương thuốc 7:

Bạch vi, Đảng sâm (hoặc Nhân sâm), Đương qui, Chích cam thảo, sắc nước uống, gia giảm theo chứng, điều trị 11 ca huyền vựng khống chế mạch máu, trị khỏi 9 ca, 1 năm chưa tái phát, hữu hiệu 2 ca. (Trung dược học, 2001, 585).

+ Phương thuốc 8:

Bạch vi, Ngân hoa, Huyền sâm, Bạch thược v.v…, sắc nước uống. điều trị 27 ca đau chi ban đỏ, đau nhức thuyên giảm 25 ca, vô hiệu 2 ca. (Trung dược học, 2001, 585).

Tham khảo thêm:

BẠCH VI

Tên Hán Việt khác:

Xuân thảo (Bản Kinh), Vi thảo, Bạch mạc (Biệt Lục), Nhị cốt mỹ (Bản Thảo Cương Mục).

Tên khoa học:

Cynanchum atratum bunge. Họ khoa học: Asclepiadacea.

Tên gọi:

Rễ hình vi tế mà màu trắng. Vi là nhỏ, gốc màu trắng nên gọi là Bạch vi.

Mô tả:

Loại cỏ đa niên cao 30-70cm, toàn cây chứa chất mủ trắng, mọc hình hoa thị nhiều rễ sâu, Thân đứng thẳng thường không phân nhánh, có bao phủ lông nhưng mềm màu trắng tro. Lá mọc đối có khi mọc cách, cuống ngắn hình trứng rộng, dài 3-11cm, rộng 2-6cm, M p lá nguyên hay lượn sóng nhẵn, hai mặt phủ lông mềm nhỏ. Mọc hình hoa thì ở nách lá vùng thân trên mài đen tím. Quả dại dài 4-6 cm, nhiều chủng tử.

Phân biệt:

Ngoài ra còn dùng cây Cynanchum versicolor Bunge làm cây Bạch vi.

Địa lý:

Ít thấy ở Việt Nam. Thu hái sơ chế:

Khoảng tháng 3-8, chọn rễ phơi trong râm cho khô .

Phần dùng làm thuốc:

Dùng thân rễ và rễ.

Mô tả dược liệu:

Dùng thân rễ và rễ (Dùng rễ là chính). Thân rễ khô hình viên trụ, hơi cong, thô nhỏ không đều, hướng mặt lên phủ khít đốt lồi là vết thân, mặt ngoài màu cam vàng hoặc vàng nâu, mặt ngoài thô, chót đỉnh thường có vết tàn của thân, phần tủy lõm sâu thành lỗ trống, chung quanh thân rễ mọc nhiều rễ phụ, thô khoảng 1,5cm, dài khoảng 6-15cm, hơi cong chất cứng giòn, rất rễ bẻ. Mặt bẻ ngang màu vàng nâu, phần trong đặc, phần chất mọc màu vàng trắng, hình tròn, trường hợp lẫn lộn giữa Bạch vi và Bạch tiển rất phổ biến, do tập quán của mỗi nơi khác nhau, còn chưa được hoàn toàn thống nhất, như vùng Nam Kinh (Giang Tô), Tô Châu, lấy loại rễ phụ nhỏ mịn bên trong đầy là Bạch tiển, lấy thân rễ thô hơn, trong thân rỗng làm Bạch vi, mà vùng Thượng Hải thì ngược lại, dựa theo khảo chứng trên thực vật, nay cho rằng theo Thượng Hải là chính xác, còn Nam Kinh thì dùng lầm, lấy Bạch vi làm Bạch tiền. Nên phân biệt rễ Bạch vi màu nâu hơi mềm, bẻ dòn hơn.

Bào chế:

Khi chọn được, lấy rễ ngâm với nước vo gạo 1 đêm lấy ra, để khô, bỏ râu, tẩm rượu sao dùng.

Tính vị:

Vị đắng mặn, tính lạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Qui kinh:

Vào kinh, Can Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tác dụng:

Thanh nhiệt hương huyết và giải độc, đồng thời có tác dụng lợi tiểu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chủ trị:

Trị sốt về chiều do âm hư, phát sốt trong bệnh ôn nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Liều dùng: Dùng từ 3-9g. Kiêng kỵ:

Ngoại cảm phong hàn và huyết hư không có nhiệt cấm dùng.

Ghét Hoàng kỳ, Đại hoàng, Đại kích, Can khương, Đại táo, Can tất, Sơn thù du (Bản Thảo Kinh Sơ).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị nghẹt mũi do Phế thực, mất khứu giác: Bạch vi, Bối mẫu, Khoản đông hoa, đều 30g, Bách bộ 60g, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước cơm (Phổ Tế Phương).

+ Trị đàn bà bị huyết quyết, hễ khi bình thường khỏe mạnh vô bệnh, đột nhiên như chết, người không động đậy, nhắm mắt, cấm khẩu hoặc biết người lơ mơ, có nhức đầu chóng mặt một lúc, khi tỉnh dậy xoay xẩm, có khi gọi là uất mạo vì ra mồ hôi quá nhiều: Bạch vi, Đương quy đều 30g, Nhân sâm 15g, Cam thảo 20g, tán bột, mỗi lần dùng 15g, sắc với hai ch n nước còn 1 chén, uống nóng (Bạch Vi Thang – Bản Sự Phương).

+ Trị vết thương do dao búa đâm ch m dùng Bạch vi tán bột rắc vào (Nho Môn Sự Thân).

+ Trị phụ nữ tiểu són trước hoặc sau có thai: Bạch vi, Thược dược mỗi thứ 30g, tán bột, uống 1 thìa với rượu, ngày 3 lần, có thể dùng để trị huyết lâm, nhiệt lâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Ttrị ra mồ hôi trộm nóng âm ỉ: Bạch Vi, Địa cốt bì, mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị phát sốt do huyết hư sau khi sinh,, hôn quyết: Bạch vi, Đương quy, Đảng đều 9g, sắc uống (Bạch Vi Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị viêm niệu đạo, tiểu đỏ sẻn, nóng sốt, tiểu tiện rít đau: Bạch vi, Mộc thông đều 9g, Trúc diệp, Hoạt thạch đều 12g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đinh nhọt ung sưng, sưng đau họng, thanh quản, đồng thời dùng trong trường hợp rắn độc cắn: Dùng cả cây Bạch vi gĩa nát đắp lên nơi rắn độc cắn, đinh nhọt, sưng vú, nơi đau nhức (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

Bạch vi cốt chữa khí táo ở Phế, đưa âm khí từ trên xuống dưới để làm cho khí nóng theo đường tiểu mà ra. Các bệnh kể trên phần nhiều vì khí nóng sinh ra cả. Vị này các bài thuốc vì sau cũng ít dùng đến, những sách nói lúc trước khi có thai, sau khi sinh đều dùng được cả, thì dùng là một loại thuốc lành (Bách Hợp).

+ Bạch vi là thuốc của kinh dương minh Vị, không những có thể thanh huyết nhiệt mà còn có thể trị chứng âm hư phát nhiệt. Bạch vi trị tiểu đỏ, sít, nhiệt lâm, tiểu buốt có kết quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Bạch vi dùng trị Thận viêm thời kỳ đầu và giữa có tác dụng cải thiện được chứng trạng rõ (Thực Dụng Trung Y Học).

0/50 ratings
Bình luận đóng