Nấc là do khí nghịch xông lên thành tiếng, hoặc 5,3 tiếng, hoặc 7,8 tiếng thì thôi, hoặc nấc liên thanh (Nam dược thần hiệu – nấc) Nấc có thể xuất hiện trong nhiều loại chứng bệnh cấp, mạn tính khác nhau. Trong Nội kinh chỉ có từ “uể (nghĩa là ợ, nôn khan). Trương cảnh Nhạc cho rằng nấc nhẹ, hoặc ngẫu nhiên nấc, khí thuận thì sẽ hết (khinh dị chi ách, hoặc ngẫu nhiên chi ách, khí thuận tắc dĩ). Sách y biến viết: người không có bệnh mà nấc không cần phải chữa, nếu muốn chữa dùng các cách của nội kinh là kích thích mũi cho hắt hơi, hoặc nín thở, hoặc làm cho bệnh nhân sợ thì hết (Vô bệnh chi ách, bất tất trị dã, trị bất quá Nội kinh thích tị chủ hoặc bế tắc bất lệnh xuất nhập, hoặc kinh chi chi pháp, giai khả lập dĩ).

Tuệ tĩnh cho rằng nấc ở trung tiêu thì tiếng nấc ngắn đó là bệnh sinh ra vì cơm nước, phát nấc ở hạ tiêu thì tiếng nấc dài, đó là do hư tà va chạm nhau mà sinh bệnh, ợ chua mà phát ra nấc là vì hỏa.

Về nguyên nhân sinh nấc, Thuốc nam châm cứu cho là do hàn, do nhiệt, do thực tích, do đờm ngưng đọng phạm vị hoặc do hư.

Do cơ chế sinh bệnh chủ yếu là khí nghịch.

Về điều trị: phép điều trị chủ yếu là giáng nghịch, kết hợp với phép điều trị nguyên nhân.

Nấc do hàn phạm vị

Triệu chứng: Nấc tiếng mạnh, thưa, cảm thấy lạnh ở vị, Ợ nước trong, nước tiểu trong và nhiều, chườm nóng thì đ3, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch khẩn, hoặc mạch tiểu.

Phép điều trị: Ôn trung khứ hàn.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Tai quả hồng (Thị đế) sao vàng     2 đồng cân

Riềng (Cao lương khương)           1 đồng cân

Đinh hương                                   2 đồng cân

Phương thuốc:

– Đinh hương tán (Y thông phương) phương thuốc trên thêm Cam thảo l.õ đồng cân.

-Ý nghĩa: Đinh hương Cao lương khương tai quả hồng để chuyên trị nấc, ôn trung khứ hàn, lý khí giáng nghịch. Cam thảo để ích vị điều hòa các vị thuốc.

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu)

Nước cốt gừng sống nửa cáp, mật ong 1 thìa Sắc uống nóng hoặc hòa uống, để chữa nấc liên thanh 40 – 50 tiếng 1 lúc.

Phương thuốc: (Trích từ Nam Dược thần hiệu)

Thanh bì tán bột 2dc, Hành 3 củ

Sắc với đồng tiện (nước tiểu trẻ em nam) để chữa nấc thương hàn ngày đêm không khỏi.

Vị thuốc đinh hương
Vị thuốc đinh hương

Nấc do nhiệt phạm vi.

Triệu chứng: tiếng nấc to vang, nấc liên tục hữu lực, mồm hôi, phiền khát, mặt đỏ, ỉa khó, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác

Phép điều trị: Thanh nhiệt giáng hoả Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Lá tre (Tang diệp)                            20g

Gạo tẻ (ngạnh mễ) rang vàng 20g

Tinh tre (trúc nhự)      20g

Bán hạ chế gừng                              8g.

Thạch cao nưổng đỏ                         30g

Mạch môn                                        16g

Tai quả hồng                                    10 cái

Ý nghĩa: Tang diệp, Thạch cao, để thanh nhiệt, Tinh tre Bán hạ, Tai quả hồng để giáng nghịch chỉ nấc, Mạch môn Gạo tẻ để hòa vị sinh tân.

Phương thuốc: Tả tâm thang (Chu Đan Khê)

Hoàng Liên                   4g             Bán hạ                     12g

Sinh khương                 8g             Cam thảo                   8g

Ý nghĩa: Hoàng liên để thanh nhiệt, Bán hạ Sinh khương để tán hàn, giáng nghịch, Cam thảo để hòa vị. Có thể thêm Hoàng cầm Sơn chi để tăng tác dụng thanh nhiệt ở can.

Phương thuốc: Tiểu thừa khí thang (Thương hàn luận)

Đại hoàng           12g      Hậu phác         6g

Chỉ thực                        9g

Ý nghĩa: Đại hoàng (cho sau) để tiết nhiệt thông phủ, dùng cho trường hợp táo kết rõ, cần phải thông phủ khí. Nếu có nôn đờm trọc, thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự để hóa đồm giáng nghịch. Chú ý khi đã thông phủ rồi, ngừng dùng ngay thừa khí thang.

Nấc do khí uất.

Triệu chứng: Nấc, đau tức ngực sườn, miệng đắng, mạch huyền.

Phép điều trị: Điều khí thư uất

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – nấc)

Củ gấu                        30g

Ô dược                     16g

Quả dành dành             4g

Thanh bì (sao thơm) 20g

Tai quả hồng sao vàng 10 cái.

Ý nghĩa: Tại hồng để trị nấc. Các vị khác để điều khí thư uất

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu)

Trần bì                   Hạng               Nưổc              llạng

Chỉ xác 1/21ạng sắc uống để chữa nấc do khí nghịch.

Nấc do thực tích.

Triệu chứng: nấc ợ hăng, không muốn ăn, dưới tâm (tâm hạ) tức khó chịu hoặc đầy bụng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt.

Phép điều trị: Tiêu tích trệ, giáng nghịch chỉ nấc.

Phương thuốc (Trích từ Thuốc nam châm cứu – nấc)

Sa nhân                        12g            Củ gấu                    16g

Trần bì                         12g            Chỉ     xác                10g.

Ý nghĩa: Sa nhân để giáng khí hòa vị tiêu thực, Trần bì Hương phụ để lý khí hoạt huyết, Chỉ xác để đưa khí xuống, Khí điều hòa thì hết nấc.

Một phép điều trị khác: Thông phủ khí.

Phương thuốc: Đại hoàng cam thảo thang (Kim quỹ yếu lược)

– Đại hoàng      4 đồng cân            Cam     thảo       2 đồng cân

Ý nghĩa: Đại hoàng để thông phủ khí, Cam thảo để hòa vị, khí thuận vị hòa thì hết nấc.

Nấc do đờm ứ đọng

Triệu chứng: Nấc, dưới ngực tức ách khổ chịu, đờm nhiều hoặc có ho, mạch hoạt sác

Phép điều trị: hóa đờm giáng nghịch chỉ nấc.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – Nấc)

Bán hạ (chế nước gừng)                  12g

Trần bì (sao thơm)                           16g

Gừng sống                                       10g

Phương thuốc: Tiểu bán hạ gia phục linh thang (Kim quỹ yếu lược).

Bán hạ 1 đồng cân Gừng sống 8 lát Phục linh 4 đồng cân Phương thuốc: Nhị trần thang (Cục phương)

Trần bì                        3 đồng cân   Bán hạ                     5 đồng cân

Phục linh                    3 đồng cân   Cam thảo             1,5 đồng cân

Gừng                          3 lát              Ô mai                   1 quả

Ý nghĩa: Thuốc có tác dụng hóa đờm lý khí hòa trung giáng nghịch chỉ nấc.

Nấc do vị âm bất túc.

Triệu chứng: Tiếng nấc có vẻ gấp gáp, không liên tục lưỡi khô mồm khô, rạo rực (phiền táo) không yên, lưỡi đỏ ít tân dịch.

Phép điều trị: Sinh tân dưỡng vị chỉ nấc.

Phương thuốc: ích vị thang (Ôn bệnh điều biện) gia vị

Sa sâm 3 đồng cân         Mạch môn       5 đồng cân

Sinh địa 5 đồng cân   Ngọc trúc 1.5 đồng cân

Đường phèn 1 đồng cân

Ý nghĩa: Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sinh địa để tư dưỡng âm dịch, Đường phèn để dưỡng vị hòa trung – thêm Bán hạ, Cam thảo, Đại táo Thị đế để giáng nghịch hòa vị, Thạch hộc để dưỡng vị âm.

Nấc do tì vị dương hư.

Triệu chứng: Tiếng nấc nhỏ yếu ngắt quãng, mặt sắc bệnh, chân tay không ấm, ăn ít, mệt mỏi, chân yếu, mạch trần tế.

Phép điều trị: Ôn bổ tì thận, hòa vị giáng nghịch. Phương thuốc: Phụ tử lý trung thang (Cục phương)

Phụ tử      2-3 đồng cân             Can   khương 3 đồng cân

Nhân sâm        3 đồng cân             Bạch    truật 3 đồng cân

Cam thảo                    3 đồng cân

thêm Tai quả hồng 5-10 cái.

Ý nghĩa: Ôn tỳ thận dương, hòa vị giáng nghịch chỉ nấc.

0/50 ratings
Bình luận đóng