Hiếp thống là đau ở một hoặc hai vùng cạnh sườn, chỉ là một loại cảm giác chủ quan của người bệnh. Bệnh có liên quan mật thiết đến kinh cam đởm, Nội kinh đã ghi: “Bệnh của can thì đau ở hai cạnh sườn lan xuống bụng dưới” và Tà tại can thì hai cạnh sườn đau. Sườn là nơi tuần hoàn của kinh đởm nên đau cạnh sườn cũng là bệnh của đởm”. Nói rộng ra, hiếp thống là bệnh của can đởm. Các bệnh viêm phế mạc, đau dây thần liên sườn, viêm sụn sườn, viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan, giun chui ống mật… đều có thể có đau vùng cạnh sườn.

Tuệ Tĩnh điểm nguyên nhân của hiếp thống là: “Nội nhân do giận dữ, bi ai, đói no, lạnh nóng, té ngã, đờm tích đọng hợp với máu ứ gây đau, ngoại nhân là do tà khí vào kinh thiếu dương như tai điếc sườn đau là phong hàn cảm vào mà sinh đau” (Nam dược thần hiệu)

Giận dữ bi ai làm cho can khí rối loạn dễ gây khí trệ. Đói no cũng ảnh hưởng đến sự chuyển vận của khí cơ gây khí trệ.

Khí trệ làm huyết vận hành kém, dần dần gây nên huyết ứ. Khi có huyết ứ thường có cả khí trệ. Chấn thương cũng gây huyết ứ.

Đờm ẩm lưu trú đình ở cạnh sườn cũng gây hiếp thống.

Phong tà thương phế, khí cơ không giáng làm can khí hoành nghịch, mạch lạc của can đởm mất hòa giáng gây đau. Thấp nhiệt ở trung tiêu ôn kết tại can đởm làm can đởm sơ tiết mất điều đạt gây đau.

Can hư huyết táo làm can mạch không được nuôi dưỡng tốt cũng có thể gây đau sườn.

Khí trệ.

Triệu chứng:

  • Hiếp thống, gân xương sườn đau, cổ, ngực trướng, ăn ít, mạch huyền.

Phép điều trị: Sơ can tan uất (sơ can lý khí).

Phương thuốc: Sài hồ sơ can tán (Cảnh nhạc toàn thư)

Sài hồ2 đồng cânTrần bì sao dấm 2 đồng cân
Xuyên khung1,5 đồng cânThược dược1,5 đồng cân
Chỉ xác1,5 đồng cânHương phụ1,5 đồng cân
Cam thảo chích0,5 đồng cânSắc uống
Hoặc:
Sài hồ20gThanh bì12g
Cam thảo dây20gUất kim12g
Chỉ xác10gHương phụ16g
Rau má 20g, (Thuốc nam châm cứu)

Ý nghĩa: Sài hồ để sơ can, thêm Trần bì, Hương phụ, Chỉ xác để lý khí, Thược dược để liễm can, Xuyên khung, Hương phụ để tăng cường lý khí, hòa huyết chi đau. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, Rau má để mát gan Thanh bì để hành khí, Uất kim để hoạt huyết chỉ đau.

Nếu đau nhiều, khí trệ nặng thêm Thanh bì, Bạch giới tử để hành khí.

Vị thuốc Sài hồ
Vị thuốc Sài hồ
  • Nếu do phong hàn vào kinh Thiếu dương lưù ở cạnh sườn gây nên chứng ở kinh Thiếu dương.

Phép điều trị: Hòa giải thiếu dương.

Phương thuốc: Tiểu sài hồ thang (Thương hàn luận)

Sài hồ12gHoàng cầm9g
Nhân sâm6gBán, hạ9g
Thăng ma9gCam thảo5g
Sinh khương9gĐại táo12g

Ý nghĩa: Sài hồ để sơ tà ở Thiếu dương, Cầm để thanh tướng hỏa ở Thiếu dương, Bán hạ để giáng nghịch, Sâm Thảo Khương Táo để ích vị sinh tân hòa dinh vệ, Gia Cát cánh, Chỉ xác để lý khí.

Hỏa thịnh.

Triệu chứng:

  • Dễ cáu gắt, miệng đắng, hai cạnh sườn đau, mạch huyền sác.

Phép điều trị: Thanh can hỏa

Phương thuốc: Thanh can thang (Loại chứng trị tài)

Bạch thược1,5 đồng cânĐương quy1 đồng cân
Xuyên khung1 đồng cânSơn chi0,4 đồng cân
Đan bì0,4 đồng cânSài hồ0,8 đồng cân.

Sắc uống.

Ý nghĩa: Sài hồ để sơ can; Thược dược, Đương quy để liễm can, dưỡng can, Sơn chi, Đan bì để thanh can, Xuyên khung để hành huyết chỉ thống.

  • Nếu có hiếp thống phiền nhiệt miệng khát, đại tiểu tiện khó thông, lưỡi đỏ rêu vàng mạch huyền sác là có hỏa nhiều.

Phép điều trị: Tả can hỏa.

Phương thuốc: Đương quy long hội hoàn (Đan Khê tâm pháp)

Đương quy1 lạngLong đởm thạo1 lạng
Chi tử sao đen1 lạngHoàng liên sao1 lạng
Hoàng bá sao1 lạngHoàng cầm1 lạng
Đại hoàng5  đồng cânThanh đại5  đồng cân

Lô hội                         5 đồng cân

Xạ hương               0,5 đồng cân

Làm hoàn mật uống với nước gừng.

Ý nghĩa: Đương quy để dưỡng can, Long, Lô, cầm, Liên, Bá Chi tử để tả hỏa ở can đởm và tam tiêu. Đại hoàng, Mộc thông để dẫn hỏa ra ngoài bằng đại tiểu tiện.

Vị thuốc Hoàng cầm
Vị thuốc Hoàng cầm

Huyết ứ:

Triệu chứng: Hiếp thống như bị kim châm, ấn vào đau chói thêm, đau một chỗ, đêm đau tăng hoặc nổi cục, lưỡi có tím, mạch trầm sáp.

Phép điều trị: Hoạt huyết hóa ứ.

Phương thuốc: Phục nguyên hoạt huyết thang (Phát minh phương)

Sài hồ              5 đồng cân

Đương quy     2 đồng cân

Cam thảo        2 đồng cân

Đào nhân               30 hạt

Thiên hoa phấn 2 đồng cân

Xuyên sơn giáp 2 đồng cân

Hồng hoa 2 đồng cân

Thiên hoa phấn 2 đồng cân

Xuyên sơn giáp 2 đồng cân

Hồng hoa 2 đồng cân

Đại hoàng 1 lạng

Sắc uống rượu

Phương thuốc: Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác)

Đào nhân

Xích thược

Cát căn

Chỉ xác

4 đồng cân

2 đồng cân

1,5 đồng cân

2 đồng cân

Hồng hoa

Ngưu tất

Sài hồ

Cam thảo

3 đồng cân

3 đồng cân

1 đồng cân

1 đồng cân

Sắc uống.

Ý nghĩa: Sài hồ để sơ can, Chỉ xác để lý khí, Đương quy, Sinh địa, Hoa phấn để dưỡng âm huyết, Xuyên sơn giáp, Đào nhân, Hồng hoa, Khung, Xích thược Ngưu tất để hoạt huyết hành ứ. Cát cánh để dẫn thuốc lên, Ngưu tất để dẫn xuống, Cam thảo để điều hoà. Đại hoàng để đưa huyết ứ ra theo phân.

Nếu chảy máu dùng bột Tam thất 1-2  đồng cân.

Thuốc dùng ngoài cho chấn thương ứ huyết.

Hạt gấc mài dấm bôi vào chỗ ứ huyết để làm tan huyết ứ.

Can đởm thấp nhiệt:

Triệu chứng:

Đau vùng cạnh sườn, miệng đắng, buồn nôn, mắt đỏ hoặc vàng, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi cáu vàng, mạch huyền sác.

Phép điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt.

Phương thuốc: Long đởm tả can thang (Y tôn kim giám)

Long đởm thảo sao rượu 6gMộc thông9g
Chi tử sao rượu12gTrạch tả12g
Hoàng cầm sao9gXa tiền tử9g
Đương quy rửa rượu3gSài hồ6g
Sinh địa sao rượu3gSinh cam thảo6g

Sắc uống.

Ý nghĩa: Long đởm thảo để tả hỏa trừ thấp nhiệt, Hoàng cầm, Chi tử để tả hỏa ở can đởm, Trạch tả, Xa tiền, Mộc thông để đưa thấp nhiệt ra ngoài. Sinh địa, Đương quy để tư âm dưỡng huyết, Sài hồ để sơ can, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

  • Nếu có sỏi mật: Đau xuyên từ cạnh sườn lên vai.

Phép điều trị: Lợi đởm bài thạch.

Phương thuốc: Đởm đạo bài thạch thang I (trích từ Trung y học tân biên)

Nhân trần1 lạngNgân hoa5 đồng cân
Hoàng cầm3 đồng cânChỉ xác3 đồng cân
Chỉ thực3 đồng cânMộc hương2 đồng cân
Đại hoàng2 đồng cân

Mang tiêu (hòa sau) Hạng

Sắc 2 lần, mỗi lần lấy 200ml, chia là 4lần, 6 giờ uống 1 lần, mỗi lần 100ml.

Phương thuốc: Đồm đạo bài thạch thang II: (Trích từ Trung y học tân biên)

Hoàng liên1 đồng cânHoàng cầm 3 đồng cân
Chỉ thực3 đồng cânMộc hương 2 đồng cân
Đại hoàng2 đồng cân

Ngày uống 1 thang

Cả 2 phương trên đều có thêm Kim tiền thảo 1 lạng.

Ý nghĩa: Nhân trần, Ngân hoa, Hoàng cầm, Hoàng liên để thanh nhiệt lợi thấp. Chỉ xác, Chỉ thực, Mộc hương để lý khí lợi đờm, Đại hoàng, Mang tiêu để công hạ. Kim tiền thảo để bài sỏi.

  • Nếu có giun chui ống mật: Đau soắn chổng mông, nôn ra giun.

Phép điều trị: Yên giun.

Phương thuốc: (Bệnh viện đông y Vĩnh Phú)

Nước vôi nhì 200 – 500 ml uống dần.

Phương thuốc: Ô mai hoàn (Thương hàn luận)

Ô mai300quảTế tân6 lạng
Can khương10 lạngHoàng liên16 lạng
Đương quy4 lạngPhụ tử6 lạng
Thục tiêu4 lạngQuế chi6 lạng
Nhân sâm6 lạngHoàng bá6 lạng

Làm hoàn mật, mỗi lần uống 9g, ngày uống 1-3 lần lúc đói.

Ý nghĩa: Ô mai (chua) để yên giun, Thục tiêu, Tế tân (cay) để khu trùng. Hoàng liên, Hoàng bá (đắng) để thanh nhiệt, tẩy trùng ra ngoài bổ khí huyết. Cũng có thể dùng Khổ luyện tử, Khổ luyện căn bì, Sử quân tử, Tân lang Mộc hương để tẩy giun.

Thể can hư huyết táo.

Triệu chứng: Đau vùng cạnh sườn cân cơ co làm không thở được, vì thở thì đau, lao động thì đau tăng, mắt nhìn không rõ, mạch tế huyền.

Phép điều trị: Tư âm dưỡng can (Bổ cạn huyết)

Phương thuốc : Hoạt thị bổ can tán (trích từ Kim quỹ dực)

Toan táo nhân4  đồng cânThục địa1 đồng cân
Bạch truật5 đồng cânĐương quy5 đồng cân
Sơn thù5 đồng cânSơn dược5 đồng cân
Xuyên khung5 đồng cânMộc qua5 đồng cân
Độc hoạt0,3 đồng cânNgũ vị tử0,3 đồng cân

Ý nghĩa: Toan táo nhân để bổ tâm, an thần trừ hư phiền sinh tân, Quy để dưỡng huyết, Xuyên khung để lý khí trong huyết, Mộc qua để thư cân, Ngũ vị tử để liễm âm, Độc hoạt để thông kinh trừ thấp.

Can thận âm hư:

Triệu chứng: Đau sườn, ngực, bụng trướng, lưỡi không có dịch, họng khô, mạch tế nhược hoặc huyền hư.

Phép điều tri: Tư âm giáng hỏa.

Phương thuốc: Nhất quán tiễn (Liễu châu y thoại)

Sa sâm 3 đồng cân

Mạch môn 3 đồng cân

Quy thân 3 đồng cân

Sinh địa 6-12 đồng cân

Kỷ tử 3-6 đồng cân

Xuyên luyện tử 1,5 đồng cân

Ý nghĩa: Sinh địa để tư âm dưỡng huyết bổ can thận, Sa sâm, Mạch môn, Quy thân, Kỷ tử để nhu can, Xuyên luyện để sơ can khí chỉ thống.

Nếu đau nhiều thêm Uất kim, Trầm hương, Diên hồ sách để lý khí hoạt huyết chỉ đau.

Phương thuốc: Can thận tư kiêm thang (Hành giản trân nhu)

Thục địa    1 lạng               Đương quy 1 lạng

Bạch thược 2 lạng      Bạch giới tử 3 đồng cân

Cam thảo      3 đồng cân   Chi tử 3 đồng cân

Sắc uống

Ý nghĩa: Thục địa để dưỡng thận, Đương quy, Bạch thược để dưỡng can huyết, Bạch giới tử, Chi tử để thanh nhiệt ở can lợi khí thông lạc, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Phương này nhằm bình can dưỡng thận.

Đdm ẩm lưu trú:

Triệu chứng: Đau cạnh sườn, khạc ho, thở gấp, cúi ngửa khó vì đau.

Phép điều trị: Lý khí hóa đờm, thông lạc.

Phương thuốc: Hương phụ tuyền phúc thang (Ôn bệnh điều biện)

Tô tử3 đồng cânTrần bì2 đồng cân
Bán hạ5 đồng cânPhục linh5 đồng cân
Ý dĩ5 đồng cânSinh hương phụ3 đồng cân

Tuyền phúc hoa (bọc trong lụa) 3 đồng cân Sắc uống

Nếu bụng đầy thêm Hậu phác, đau bụng nhiều thêm Mộc hương.

Ý nghĩa: Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Ý dĩ để lý khí hóa đờm. Tuyền phúc hoa. Tô tử để giáng khí, chỉ ho, Hương phụ để hành khí khai uất lợi tam tiêu.

0/50 ratings
Bình luận đóng