Bệnh này có các triệu chứng “mình mẩy ngây đờ đầu cổ cứng ngắc, lưng cong uốn ván, là do phong hàn thấp ba tà khí cảm nhập kinh thái dương, hại đến các gân lớn, nên gân co rút lại mà sinh ra” (Nam dược thần hiệu). Hải thượng còn cho là “Do huyết táo gân khô sinh ra” (Y trung quan kiện). Kim quỹ yếu lược cho là còn do huyết dịch khô táo do phát hãn nhầm gây thương tân, công hạ nhầm gây thương âm, sinh đẻ mất nhiều máu v.v…

Ngoài ra ở trẻ em còn do kinh phong, ở người bị phá thương phong cũng có chứng này. Nội kinh cho là: Các chứng kính, gáy cứng đều thuộc thấp, các chứng co cứng đều thuộc phong.

Phong hàn thấp xâm nhập vào kinh thái dương gậy ứ trệ ở kinh lạc làm tuần hoàn của khí huyết bị trở ngại, cân mạch không được nuôi dưỡng gây nên chứng kính, nếu là chứng thương hàn biểu thực không có mồ hôi thì là cương kính, nếu là chứng trúng phong biểu hự có mồ hôi thì là nhu kính.

Nhiệt tà vào lý làm hao tổn tân dịch, âm dịch bị thương tổn không nuôi được cân mạch gây nên bệnh. Cho thuốc gây phát hãn quá nhiều, công hạ quá mạríh, hoặc khi đẻ mất máu quá nhiều sẽ làm hao tổn khí huyết, làm cân mạch không được nuôi .dưỡng tốt và gây nên bệnh.

Bệnh kéo dài không khỏi có khí huyết tổn thương, trong kinh mạch huyết ít tuần hoàn không thông thoát nên ứ trệ, và từ dó cân mạch không được nuôi dưỡng tốt gây nên.

Như vậy có thể thấy dù nguyên nhân nào, nếu dẫn đến âm huyết hư tổn không nuôi dưỡng được cân mạch thì đều có thể sinh ra chứng kính, trong điều trị cần kết hợp phép tư dưỡng âm huyết (trị bản) với khu tà (trị tiêu). Các bệnh viêm màng não tủy, viêm não B, viêm màng não do bệnh truyền nhiễm, u não, hội chứng sốt cao co giật V.V.. của y học hiện đại thuộc phạm vi chứng kính cổ truyền.

Tà úng trệ ở kinh lạc sinh kính.

Triệu chứng:

  • Người nóng ố hàn không có mồ hôi, đau đầu, gáy lưng cứng thẳng, chân tay máy giật (thuộc loại cương kính). Phép điều trị: Giải cơ phát hãn.

Phương thuốc: Cát căn thang (Thương hàn luận).

Cát căn4 đồng cânMa hoàng3 đồng cân
Quế chi2 đồng cânSinh khương2 đồng cân
Gam thảo2 đồng cânThược dược2 đồng cân
Đại táo3 quả

Sắc Ma hoàng Cát căn trước, gạt bọt đi, rồi cho các thuốc khác vào. Thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi vừa phải.

Ý nghĩa: Ma hoàng Quế chi Cam thảo Sinh khương để phát hãn, Cát căn để giải cơ tại gáy lưng cứng thẳng. Quế chi Thược dược để điều hòa dinh vệ.

Vị thuốc Quế chi
Vị thuốc Quế chi
  • Người nóng có mồ hôi, không có ố hàn đầu đau, gáy cứng (thuộc loại nhu kính).

Phép điều trị: Hòa dinh dưỡng âm.

Phương thuốc: Qua lâu quế chi thang (Kim quỹ).

Quà lâu2 đồng cânQuế chi3 đồng cân
Thược dược2 đồng cânCam thảo2 đồng cân
Sinh khương3 đồng cânĐại táo3 quả.

Ý nghĩa: Qua lâu để nhuận phế bổ hư lao. Quế chi thang để giải cơ phát hãn điều hòa dinh vệ.

  • Lại có mồ hôi ra quá nhiều (do biểu hư).

Phép điều trị: cố biểu.

Phương thuốc: Quế chi gia phụ tử thang (Thương hàn luận).

Quế chi3 đồng cânBạch thược3 đồng cân
Cam thảo3 đồng cânSinh khương3 đồng cân
Đại táo3 quảPhụ tử2 đồng cân
  • Đau đầu, gáy lưng cứng thẳng, nặng thì uốn ván, ố hàn sốt chân tay nặng nề, rêu trắng bẩn, mạch phù khẩn (do cả phong hàn thấp nhập ở biểu).

Phép điều trị: Khu phong tán hàn hòa dinh trừ thấp.

Phương thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang (Nội ngoại thương biện hoặc luận).

Khương hoạt1 đồng cânĐộc hoạt1 đồng cân
Phòng phong0.5 đồng cânCao bản0.5 đồng cân
Cam thảo0.5 đồng cânMạn kinh tử0.3 đồng cân
Xuyên khung0.5 đồng cân.

Ý nghĩa: Khương hoạt vào thái dương trừ phong thấp ở trên, Độc hoạt trừ phong thấp ở dưới, Phòng phong Cao bản cũng trừ phong thấp ở kinh thái dương và làm giảm đau đầu, Xuyên khung để hoạt huyết, khu phong trừ đau, Mạn kinh tử để khu phong trừ đau, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Nếu cần tăng tác dụng sơ thông liên lạc, thêm

Ti qua lạc, Địa long, Tần giao, Uy linh tiên; muốn tăng tác dụng trừ thấp thêm Ý dĩ, Khấu nhân, Hoắc hương.

Nhiệt nặng sinh kính.

Triệu chứng:

  • Nếu là lý thực sẽ có bụng đầy, miệng cắn chặt, nằm lưng không sát được xuống chiếu, chân co rút, phân khô cứng, nước đái ít đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch trầm huyền có lực.

Phép điều trị: Tiết nhiệt tồn âm, Sinh tân nhuận táo.

Phương thuốc: Tăng dịch thừa khí thang (Ôn bệnh điều biện).

Huyền sâm 1 lạng               Mạch môn    8 đồng cân

Sinh địa    8 đồng cân         Đại hoàng    3 đồng cân

Mang tiêu    1.5 đồng cân.

Ý nghĩa: Đại hoàng, Mang tiêu để thông đại tiểu tiện, tống nhiệt ra ngoài nhằm bảo tồn âm, Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa để tư âm nhuận táo hoãn cân mạch.

  • Nếu nhiệt thịnh thương âm, song mới ở kinh chưa vào đến phủ, có nóng cao ra nhiều mồ hôi lưng ố hàn khát, mạch đại (to) vô lực.

Phép điều trị: Thanh nhiệt, ích khí, sinh tân.

Phương thuốc: Bạch hổ gia sâm thang (Thương hàn luận).

Tri mẫu               9g              Thạch cao     30g

Cam thảo           3g              Ngạnh mễ (gạo) 9g

Nhân sâm         10g.

Ý nghĩa: Thạch cao để chế nhiệt ở dương minh Tri mẫu để thanh nhiệt tư âm, Sâm Thảo gạo để ích khí.

  • Nếu nhiệt tà vào dinh huyết, nhiệt thịnh sinh phong, có sốt cao, mê man mồm cắn, co giật, uốn ván, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác.

Phép điều trị: Thanh ôn bại độc, lương can tức phong, tăng dịch thư cân.

Phương thuốc: Thanh ôn bại độc hợp Linh dương Câu đằng thang.

Thanh ôn bại độc tán (Dịch chẩn nhất đắc)

Thạch cao sống30gSinh địa12g
Tê giác6gHoàng liên6g
Chi tử6gCát cánh6g
Hoàng cầm9gTri mẫu9g
Xích thược6gHuyền sâm9g
Liên kiều6gCam thảo6g
Đan bì9gTrúc diệp9g

Linh dương câu đằng thang (Thông tục thương hàn luận)

Linh dương giác6gTang diệp9g
Bối mẫu12gSinh địa12g
Câu đằng9gCúc hoa9g
Phục thần9gBạch thược9g
Cam thảo sống4gTrúc diệp9g

Ý nghĩa: Thạch cao Tri mẫu để thanh nhiệt, bảo vệ tân dịch, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử để tả hỏa ở tam tiêu. Tê giác, Sinh địa, Xích thược, Đan bì (Tê giác địa hoàng thang) để thanh nhiệt giải độc lương huyết tán ứ, Liên kiều, Huyền sâm, giải hỏa ở biểu, Cát cánh, Trúc diệp, dẫn thuốc lên trên.

Linh giác, Câu đằng để lương can tức phong thanh nhiệt giải kính, Tang diệp, Cúc hoa tăng tác dụng tức phong, Thược, Sinh địa để dưỡng âm tăng dịch, nhằm nhu can thư cân. Bôì mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đờm, cũng có thể dùng.

Phép điều trị: (Thuốc nam châm cứu)

Bình can tức phong, lương quyết giải độc, dưỡng tâm an thần.

Phương thuốc: Trúc diệp câu đằng thang (Thuốc nam châm cứu)

Trúc diệp (lá tre)16gSinh địa tươi12g
Câu đằng8gVỏ núc nác10g
Mạch môn12gLá vông12g
Chi tử10g

Ý nghĩa: Trúc diệp, Vỏ núc nác, Chi tử để thanh nhiệt, Câu đằng để tức phong, Sinh địa, Mạch môn để tư âm lương huyết, Lá vông để an thần, nếu táo bón thêm vỏ đại 12g, hoặc Đại hoàng.

Viện đông y có 3 phương thuốc cho ba giai đoạn như sau:

Phương thuốc 1: Thấu biểu tán (khi bắt đầu, ngoại tà còn ở biểu).

Ngân hoa8gĐậu xị8g
Lô căn8gThạch cao8g
Tang diệp5gKinh giới5g
Cam thảo5gTrúc diệp5g
Bạc hà3gChi tử bì5g.

Nhằm thanh nhiệt giải độc khu phong.

Phương thuốc 2: Tư âm tức phong hoàn

Sinh địa 100g

Mạch môn 100g

Câu đằng 30g

Thạch hộc 50g

Thiên ma 50g

Cao quy bản 100g

Hoa thanh hao 30g

Bối mẫu 30g

Cam thảo 20g

Trúc nhự 10g.

Dùng trong giai đoạn sốt cao co giật nhằm tức phong hóa đờm tư âm thanh nhiệt.

Phương thuốc 3: Tư âm hoàn.

Hạt sen200gMạch môn100g-
Bột hoài sơn300gNước mía1,2 lạng
Cao quy bản200gLiên tử tâm50g

Nhằm tư dưỡng âm huyết, dùng trong giai đoạn di chứng, sau giai đoạn có sốt cao co giật.

Huyết ứ nội trở sinh kính.

Triệu chứng: Sau đẻ, huyết hôi ra không hết ứ lại, gáy cứng, co giật, bụng dưới cứng lại, lưỡi có đốm tím, mạch tế sác.

Phép điều tri: Hoạt huyết hóa ứ, chỉ kính.

Phương thuốc: Đào nhân thừa khí thang (Thương hàn luận).

Đại hoàng                       12g         Mang tiêu                     6g

Quế chi                           6g           Cam thảo                     6g

Đào nhân bỏ đầu nhọn 12g

Ý nghĩa: Đào nhân để phá huyết khứ ứ, Đại hoàng để hạ ứ tiết nhiệt, Quế chi để lưu thông huyết mạch, Mang tiêu để tả nhiệt làm mềm các cục cứng (nhuyễn kiên).

Nếu có khí huyết bất túc thêm Đương quy, Thục địa, Đảng sâm, Bạch truật để bổ khí dưỡng huyết.

Phương thuốc: Đào hồng tứ vật thang (Y tôn kim giám)

Đào nhân12gHồng hoa12g
Thục địa16gĐương quy12g
Bạch thược12gXuyên khung12g

Phong nhiệt đờm úng trệ gây kính.

Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự hoặc chân tay co giật, hoặc chân tay phải máy động.

Phép điều tri: Khu phong lý khí trừ đờm.

Phương thuốc: Khu phong đạo đờm thang (Trích từ Loại chứng trị tài)

Bán hạ2 đồng cânNam tinh1 đồng cân
Chỉ thực1 đồng cânPhục linh1 đồng cân
Trần bì1 đồng cânCam thảo0.5 đồng cân
Sinh khương10 látKhương hoạt2 đồng cân
Phòng phong2 đồng cânBạch truật 2 đồng cân
Nước gừng2 thìaTrúc lịch2 thìa

Ý nghĩa: Khương hoạt Phòng phong để khu phong Bán hạ, Nam tinh, Chỉ thực Phục linh, Cam thảo, Bạch truật, Trúc lịch để kiện tỳ lý khí hoá đờm.

Nếu đờm nhiều thêm Bối mẫu, Qua lâu.

Nếu hỏa thịnh thêm Sơn chi, Thiên hoa phấn.

Nếu táo bón thêm Đại hoàng, nếu huyết hư thêm Đương quy, Sinh địa; để bình can, nhu cân thêm Tần giao Câu đằng Tục đoạn; để hoạt huyệt thêm Đan Sâm, Hồng hoa, Ngưu tất.

Khí huyết hư tổn gây kính.

Triệu chứng: Người vốn có khí huyết hư lại mất máu nhiều chân tay máy giật, đầu váng mắt hoa, tự hãn, mệt mỏi, đoản hơi, lưỡi nhạt, mạch huyền tế.

Phép điều trị: Bổ cả khí và huyết.

Phương thuốc: Bát trân thang (Lục khoa chuẩn thằng)

Đương quy1 đồng cânXuyên khung1 đồng cân
Thục địa1 đồng cânBạch thược1 đồng cân
Đảng sâm1 đồng cânBạch truật1 đồng cân
Bạch linh1 đồng cânCam thảo0.5 đồng cân.

Ý nghĩa: Tứ vật để bổ huyết, tứ quân để bổ khí. Có thể cho thêm Kỷ tử, Tục đoạn, Câu đằng, Quế chi để dưỡng cân mạch, trừ phong. Nếu tỳ dương kém có đi ỉa lỏng thêm Can khương, Quế chi, Di đường để ôn tỳ dương. Nếu thận dương kém có đi ỉa lỏng thêm Phá cố chỉ, Nhục đậu khấu, Ngũ vị tử, Ngô thù du, hoặc Phụ tử, Nhục quế.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Củ đinh lăng12gThục địa12g
Mạch môn8gXương bồ8g
Ba kích8gThạch hộc19g
Nhục quế8gMai ba ba12g

Ý nghĩa: Phương này để bổ cả khí huyết âm dương và khai khiếu.

0/50 ratings
Bình luận đóng