Đau vùng thượng vị là đau vùng dạ dày (Nam dược thần hiệu – đau vùng thượng vị). Có người gọi là tâm thông, cần chú ý tâm thống ở đây không hàm ý đau tim như ta thường gặp trong y học hiện đại. Y học cổ truyền gọi đau tim là chân tâm thống, một bệnh cần cấp cứu kịp thời, nếu không thì sáng phát bệnh tối chết, tối phát bệnh sáng hôm sau chết. Các bệnh viêm cấp mạn tính dạ dày, loét dạ dày tá tràng rối loạn chức năng thần kinh dạ dày, có khi cả viêm tụy, viêm hoặc sỏi túi mật thường có biểu hiện vị quản thông.

Tuệ Tĩnh luận rằng bệnh này do tình chí uất, từ uất thành tích, do tích mà thành đờm, đờm hỏa nung nấu, huyết cũng đi càn, đờm huyết tụ lại ngăn trở đường lên xuống gây đau. Cũng do thực tích gây nên. Khi chữa phải phân biệt hàn nhiệt, đờm, huyết, khí, trùng. (Nam dược thần hiệu – đau vùng thượng vị)

Nay có thể quy lại như sau

  1. Bệnh tà phạm vi (như hàn tả, ăn thức ăn sống lạnh) là cho vị bị hàn gây đau, thường thấy ở người có tỳ vị hư hàn. Hoặc ăn uống thất thường, ăn nhiều thứ béo ngọt làm thấp nhiệt dễ sinh ra ở vị. Hoặc thức ăn không tiêu hóa tích lại gây đau. Đau này có thể do nhiệt hoặc do thực tích, trùng tích.
  2. Làm việc quá độ, ăn uống thất thường đều có thể làm cho tỳ vị không được ôn dưỡng đầy đủ, dẫn đến tỳ vị hư hàn và gây đau.
  3. Tình chí u uất, cáu giận dễ gây nên việc sơ tiết của can khí bị rối loạn. Can khí hoành nghịch làm vị hoặc trệ hoặc nghịch không thông gây đau. Nếu khí uất lâu thì hóa hỏa, hỏa uất này lại làm âm bị tổn thương, mạch lạc không được nhu nhuận nên có lại làm cho đau tăng và bệnh kéo dài. Khí trệ lâu ngày sẽ kéo theo huyết ứ (do lạc mạch bị trỏ ngại) làm cho đau trở thành ngoan cố, điều trị càng khó khăn.

Dù là nguyên nhân nào cũng đều gây nên không thông ở vị và gây nên đau. Trong điều trị phải nghĩ đến loại bỏ nguyên nhân, làm cho vị khí thông lại để chỉ đau.

Bệnh tà phạm vị

Đau vùng thượng vị do hàn tà (cảm ngoại hàn, ăn thức ăn sống lạnh)

Triệu chứng: Vị quản đau từng cơn, sợ lạnh thích nóng, có nóng (uống, đắp thượng vị) thì đau giảm, không khát, nếu uống thì uống nóng, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn thì có cơn đau.

Phép điều trị: Ôn trung tán hoàn chỉ đau.

Phương thuốc: Lương phụ hoàn (Thuốc nam châm cứu- đau bụng)

Cao lương khương (sao khô) 80g Củ gấu 40g

Người lớn mỗi lần uống 8g uống với; nước chè nóng, ngày 2-3 lần. Trẻ em giảm liều theo tuổi.

Ý nghĩa: Cao lương khương để ôn trung tán hàn. Củ gấu để hành khí chỉ thống.

Phương thuốc kinh nghiệm: Nếu nhẹ có thể chỉ dùng Sinh khương 12g hoặc nhai nuốt dần để ôn trung tán hàn hòa vị.

Phương thuốc: Bán hạ hậu phác thang (Kim quỹ yếu lược)

Bán hạ 12g

Hậu phác 9g

Tử tô 6g

Phục linh 12g

Sinh khương 9g

Ý nghĩa: Bán hạ để hóa đờm giáng nghịch hòa vị. Hậu phác để hạ khí. Tử tô để lý khí ở phế, Phục linh để thảm thấp, Sinh khương để ôn trung tán hàn hòa vị chỉ đau.

Bán hạ (Bán hạ chế)
Bán hạ (Bán hạ chế)

Đau vùng thượng vị do thức ăn đình trệ trong vị.

Triệu chứng: Vị quản trướng khó chịu, nặng thì đau, ợ hôi, chua, nôn thức ăn chưa tiêu, nôn xong đau bụng giảm hẳn, việc đại tiện không thông khoái, rêu lưỡi đầy cáu.

Phép điều tri: Tiêu thực đạo trệ.

Phương thuốc: Tiêu thực thang (Thuốc nam châm – đau bụng)

Vỏ với 20g

Vỏ quýt 20g

Vỏ rụt 30g

La bặc tử 16g

Chỉ thực 20g

Làm hoàn hồ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước chè nóng.

Ý nghĩa: vỏ với, vỏ quýt, Chỉ thực để hành giáng khí hòa vị. Vỏ rụt, La bặc tử để tiêu thực.

Can khí phạm vị

Triệu chứng: Vị quản trướng đau, ấn vỗ vào thì đau hoặc đau không ưa xoa nắn, đau ra cạnh sườn, ợ hơi hoặc trung tiện thì giảm, đại tiện không thông khoái, mạch huyền.

Phép điều trị: Sơ can lý khí

Phương thuốc: Điều khí thang (Thuốc nam châm cứu- đau bụng)

Củ gấu40gThanh bì20g
Vỏ rụt40gChỉ xác20g
Vỏ quýt20gÔ dược20g

Sao khô tán mịn làm hoàn hồ (với bột gạo và nước gừng) Ngày uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 8g.

Phương thuốc: Sài hồ sơ can tán (Cảnh nhạc toàn thư)

Trần bì2 đồng cânXuyên khung1,5 đồng cân
Hương phụ1,5 đồng cânChỉ xác1,5 đồng cân
Thược dược1,5 đồng cânCam thảo1 đồng cân

Thêm Mộc hương, Diên hồ sách, Trầm hương.

Ý nghĩa: Sài hồ, Chỉ thực, Chỉ xác, Hương phụ, Xuyên khung để sơ can lý khí. vỏ với, vỏ quýt, La bặc tử lý khí hòa vị tiêu thực, Cam thảo, Thược dược để hòa trung hoãn cấp, Diên hồ sách, Mộc hương để lý khí chỉ đau, Trầm hương để giáng khí nghịch lên.

Vị thuốc Sài hồ
Vị thuốc Sài hồ

Huyết ứ.

Triệu chứng:

  1. Đau ở chỗ cố định, tính chất đau như kim châm, dao đâm hoặc nôn máu tim đen, ỉa phân đen, lưỡi có ban tím, mạch sáp.

Phép điều trị: Hoạt huyết thông lạc.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu-đau vùng thượng vị)

Củ gấu                      12g              Bồ công anh           12g

Ô dược                      12g              Ngải cứu               12g

Uất kim                      16g             Tô mộc                   12g

Ý nghĩa: Chính là để lý khí hoạt huyết nhằm thông lạc hoạt huyết chỉ huyết chỉ đau.

Phương thuốc: Thất tiếu tán (Cục phương)

Ngũ linh chi, Bồ hoàng lượng bằng nhau làm tán.

Mỗi lần uống 2  đồng cân với Hoàng tửu.

Ý nghĩa: Ngũ linh chi, Bồ hoàng để thông lợi huyết mạch, khứ ứ chỉ thống, Hoàng tửu để dẫn thuốc, tăng tác dụng hoạt huyết chỉ đau.

Phương thuốc: Cách hạ trục ứ thang (Y lâm cải thác)

Ngũ linh chi3 đồng cânĐương qui
Xuyên khung2 đồng cânĐào nhân3  đồng cân
Đơn bì2 đồng cânXích thược2 đồng cân
ô dược2 đồng cânDiên hồ sách2 đồng cân
Cam thảo3 đồng cânHương phụ1,5 đồng cân
Hồng hoa3 đồng cânChỉ xác1,5 đồng cân

Ý nghĩa: Đương qui, Xuyên khung, Đào nhân, Ngũ linh chi để hóa ứ chỉ đau, Hương phụ, Diên hồ sách, Xích thược, Cam thảo để lý khí hòa trung chỉ đau. Đơn bì để thanh can, ô dược Chỉ xác để lí khí khoan hung.

Nếu huyết chảy không cầm được, bỏ Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, ô dược, Chỉ xác, thêm Bồ hoàng, Sâm tam thất để chỉ huyết.

  1. Nếu sau khi đã cầm máu còn sắc mặt bệnh, mắt hoa, lưỡi nhạt, mạch hư tế.

Phép điều trị: Dưỡng can huyết.

Phương thuốc: Điều dinh liêm can ẩm (Trích từ Trung y nội khoa học giảng nghĩa).

Quy thân12gBạch thược12g
A giao12gKỷ tử12g
Ngũ vị tử6gXuyên khung8g
Táo nhân16gPhục thần12g
Trần bì16gMộc hương6g
Sinh khương3 látĐại táo3 quả

Ý nghĩa: Đương qui, Xuyên khung, A giao để dưỡng huyết chỉ huyết. Mộc hương, Trần bì để lý khí chỉ đau. Bạch thược, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Phục thần, Táo nhân để nhu can liễm an thần. Khương Táo để điều hòa các vị thuốc, hòa trung.

Tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: Bụng đau lâm râm, lúc đau lúc không, khi đau thích ấn thích xoa, có thể nôn nước trong, mệt mỏi, hơi ngắn, ỉa phân sột sệt hoặc lỏng, mạch nhược hoặc trầm tế.

Phép điều trị: Ôn bổ tỳ vị hoặc ôn trung tán hàn.

Phương thuốc: Ôn tỳ vị thang (Thuốc nam châm cứu – đau bụng)

Sâm bố chính sao gừng  20g

Can khương 16g

Hoàng kỳ 9g

Thược dược 18g

Quế chi 9g

Cam thảo 6g

Sinh khương 10g

Đại táo 4 quả

Di đường 30

Ý nghĩa: Di đường, Hoàng kỳ, để ích tỳ khí dưỡng tỳ âm ôn bổ trung tiêu. Quế chi để ôn dưỡng khí. Bạch thược để ích âm huyết, Cam thảo để ích khí, hợp với Bạch thược để ích can tư tỳ hòa lý hoãn cấp. Khương, Táo để bổ tỳ hòa dinh vệ.

can khương
can khương

Ngoài 4 thể bệnh chính còn 2 chứng ở dạ dày song không có đau. Hai chứng đó là nôn chua (thổ toan) và cồn cào (Tào tạp).

Nôn chua (thổ toan)

  1. Chứng nhiệt

Triệu chứng: Nôn chua, tâm phiền, họng khô, .miệng đắng mạch sác.

Phép điều tri: Tả can thanh hỏa.

Phương thuốc: Tả kim hoàn (Đan khê tâm pháp)

Hoàng liên              6 đồng cân

Ngô thù                  1 đồng cân

Ý nghĩa: Hoàng liên để tả can hỏa. Ngô thù để dẫn thuốc vào can, điều hòa tác dụng của Hoàng liên.

  1. Chứng hàn:

Triệu chứng: Nôn chua, ngực sườn trướng khó chịu, ợ hơi mạch huyền, rều lưỡi trắng.

Phép điều tri: Ôn trUng lý khí.

Phương thuốc: Hương sa lục quân tử thang (Y phương tập giải)

Nhân sâm10gBạch truật9g
Phục linh9gCam thảo8g
Bán hạ12gTrần bì9g
Mộc hương6gSa nhân6g

Ý nghĩa: Sâm Linh Truật Thảo để kiện tỳ. Bán hạ, Trần bì lý khí giáng nghịch hòa vị. Mộc hương, Sa nhân để ôn trung khí tỉnh tỳ.

Cồn cào trong dạ dày (Tào tạp)

  1. Vị nhiệt

Triệu chứng: cồn cào, khát, thích mát, mồm hôi, tâm phiền, rêu vàng, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt hòa trung.

Phương thuốc: ôn đởm thang (Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận)

Trần bì1,5 lạngBán hạ2 lạng
Phục linh1,5 lạngCam thảo1,5 lạng
Chỉ thực2 lạngTrúc nhự2 lạng
Đại táo1 quảGừng5 lát

Nếu nhiệt nhiều thêm Hoàng liên, Chi tử.

Ý nghĩa: Bán hạ để giang nghịch hòa vị hóa đờm, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đờm, chỉ nôn trừ phiền, Chỉ thực để hành khí tiêu đờm. Trần bì để lý khí táo thấp. Phục linh để kiện tỳ thảm thấp làm tiêu đồm. Khương Táo Thảo để ích tỳ hòa vị, điều hòa các vị thuốc.

Vỏ quýt
Vỏ quýt
  1. Vị hư

Triệu chứng: cồn cào, miệng nhạt, ăn xong bụng căng trướng, mạch hư, lưỡi nhợt.

Phép điều trị: Kiện tỳ hòa vị

Phương thuốc: Tứ quân tử thang (Cục phương)

Nhân sâm                    10g             Bạch truật                9g

Phục linh                     9g               Cam thảo                  6g

Thêm Sơn tra               2g              Biển đậu                12g

Mộc hương                  6g

Ý nghĩa: Nhân sâm để bổ nguyên khí tỳ khí. Bạch truật để kiện tỳ táo thấp. Phục linh để kiện tỳ thảm thấp, Cam thảo để bổ trung hòa vị điều hòa các vị thuốc. Sơn tra để tiêu thực. Biển đậu để kiện tỳ ích khí. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ.

  1. Huyết hư.

Triệu chứng: cồn cào, tim đập, đầu váng, sắc mặt bệch, lưỡi nhợt, mạch tế.

Phép điều tri: Bổ ích tâm tỳ

Phương thuốc: Quy tì thang (Tế sinh phương)

Đảng sâm0,5 lạngHoàng kỳ1 lạng
Bạch truậtHạngPhục thần1 lạng
Long nhãn1 lạngCam thảo0,25 lạng
Đương qui0,1 lạngViễn chí0,5 lạng
Sinh khương3 látĐại táo3 quả

Ý nghĩa: Sâm Kỳ Truật Thảo Táo để bổ tỳ, Phục thần, Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí để dưỡng tâm an thần. Đương qui để dưỡng huyết, Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ hòa vị, Sinh khương, Đại táo để hòa vị.

0/50 ratings
Bình luận đóng