Sốt là một triệu chứng thể hiện sự phản ứng của cơ thể trong quá trình bệnh tật. sốt có thể do các bệnh ngoại cảm và các bệnh nội thương gây nên. sốt do ngoại cảm xin xem ở cảm mạo (cảm phong hàn, cảm phong nhiệt, cảm phong hàn phong nhiệt hiệp thử, cảm phong hàn phong nhiệt hiệp thấp), phong ôn, thử ôn, thấp ôn. Ở đây trình bày sốt do nội thương.

Sách Thuốc nam châm cứu phân ra sốt do can đởm uất kết, sốt do bệnh ở trường vị, sốt do bệnh ứ huyết, sốt do dương hư, sốt do huyết hư. Sách Nội khoa học phân thành sốt do âm hư hỏa vượng, sốt do khí hư huyết suy, sốt do kinh can uất nhiệt, sốt do huyết ứ nội kết.

Như vậy sốt do nội thương cũng có thực có hư. Song ngay cả ở trong sốt do thực cũng thường xảy ra trên cơ sở trạng thái hư.

Mặt khác sốt do nội thương nói chung thường thấp hơn sốt do ngoại cảm, và sốt thường kéo dài hơn ở bệnh ngoại cảm. Các bệnh lao, ung thư, bệnh máu, và các bệnh nhiễm trùng mạn tính có sốt… thường nằm trong phạm vi sốt do nội thương.

Điều trị Đông y

Sốt do can đởm uất kết, can kinh uất nhiệt.

Triệu chứng: sốt thường phát về buổi chiều, hoặc trong lòng không thư thái thấy có sốt, tâm phiền, dễ nóng nảy, ngực sườn trướng dày, thích thở dài, miệng đắng, rêu vàng, mạch huyền sác.

Phép điều trị: Sơ can tiết nhiệt:

Phương thuốc: Đan chi tiêu dao tán (Tiết thị y án).

Sài hồ 12g

Đương quy 12g

Bạch truật 12g

Bạch thược 12g

Bạch linh 12g

Cam thảo 6g

Đan bì 12g

Bạc hà, Gừng 3 lát.

Ý nghĩa: Đan bì, Chi tử để thanh uất nhiệt ở kinh can, Sài hồ, Bạc bà để sơ can giải uất nhiệt, Quy Thược để dưỡng huyết nhu can, Truật Linh để kiện vận hóa của tỳ, thẩm thấp, sinh khí huyết, Thảo để ích khí hòa trung hoãn cấp của can.

Nếu nhiệt nặng thêm Sinh địa Hoàng cầm, Long đởm thảo để lương huyết thanh trừ thấp nhiệt.

Nếu đau cạnh sườn thêm Uất kim, Diên hồ sách, Xuyên luyện tử để hành khí hoạt huyết thông kinh…

Vị thuốc Đương quy
Vị thuốc Đương quy
  • Nếu là kinh thiếu dương có nhiệt thịnh, trong người sốt (nhiệt) nhiều lạnh (hàn) ít, miệng đắng, ngực đầy, nôn chưa đắng, ngực sườn trướng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt sác huyền.

Phép điều trị: Thanh thấp nhiệt ở đởm, hòa vị hóa đờm.

Phương thuốc: Hao cầm thanh đởm thang (Thông tục  thương hàn luận).

 Thanh hao1.5-2 đồng cânTrúc nhự3 đồng cân
Hoàng cầm1.5 đồng cânBán hạ1.5 đồng cân
Chỉ thực1.5 đồng cânXích linh3 đồng cân
Trần bì1.5 đồng cânHoạt thạch6 đồng cân
Cam thảo1 đồng cânThanh đại1 đồng cân

Ý nghĩa: Thanh hao Hoàng cầm, Thanh đại để thanh nhiệt tả tà ở thiếu dương và phủ đởm. Trúc nhự, Bán hạ để thanh nhiệt hóa đờm, Hoạt thạch Xích linh Cam thảo để thanh nhiệt lợi tiểu, Trần bì Chỉ thực để khoan hung, thông ách tắc ở vùng hoành cách.

Sốt do bệnh ở trường vị.

Triệu chứng: Án uống nhiều chất cay nóng, không tiêu hóa được kịp thời tích tụ lại, nhiệt kết ở đại tràng, sốt cơn, nói sảng, miệng thở hôi, nóng, bụng đầy đau cự án, lưỡi rêu vàng mỏng, mạch hoạt thực.

Phép điều trị: Công hạ nhiệt kết, nhẹ thì dùng:

Phương thuốc: Đại phàn hoàn (Thuốc nam châm cứu Táo bón)

Vỏ đại                          40g            Minh phàn                 8g

Nước mía                300ml

Nặng thì dùng:

Phương thuốc: Đại thừa khí thang (Thương hàn luận).

Đại hoàng                    12g            Hậu phác                  15g

Chỉ thực                      12g            Mang tiêu                 9g.

Ý nghĩa: vỏ đại, phèn, Đại hoàng để tả nhiệt thông tiện làm sạch trường vị. Mang tiêu làm mềm phân, gĨỊÍp thông tiện. Hậu phác Chỉ thực để hành khí tán kêt tiêu ách tắc, mía để nhuận tràng ích vị.

Sốt do huyết ứ

1. Triệu chứng: Sốt về chiều hay đêm, (có lúc dữ dội, có thể phát cuồng) thường có đau cố định hoặc bụng có cục hòn, lưỡi xanh hoặc có đốm xanh, mạch tế sáp (giai đoạn muộn) hoặc thực (giai đoạn sớm)

Phép điều trị: Hoạt huyết khứ ứ.

Phương thuốc: Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác).

Đào nhân4 đồng cânHồng hoa3 đồng cân
Sinh địa3 đồng cânXuyên khung1.5 đồng cân
Xích thược2 đồng cânNgưu tất3 đồng cân
Cát cánhl.õ đồng cânSài hồ1 đồng cân
Chỉ xác2 đồng cânCam thảo1 đồng cân.

Ý nghĩa: Đào nhân Hồng hoa, Quy Địa Khung Thược (tứ vật đào hồng) để hoạt huyết hóa ứ, Thược, Sài hồ, Chỉ thực Cam thảo (tứ nghịch tán) để sơ can lý khí, Cát cánh, Chỉ xác để khai phế dẫn thuốc lên ngực và lý khí giáng khí, Ngưu tất để thông lợi huyết mạch dẫn thuốc đi xuống. Có thể thêm Đan bì, Đại hoàng để thanh trừ nhiệt ứ ở huyết phận.

  • Nếu đang hành kinh đột ngột phát sốt, sườn bụng đau tức, có thể nói mê.

Phép điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, ôn kinh chỉ đau.

Phương thuốc: Thiếu phúc trục ứ thang (Y lâm cải thác)

Đương quy3 đồng cânXuyên khung1 đồng cân
Xích thược2 đồng cânQuan quế1 đồng cân
Tiểu hồi7 hạtCan khương0.2 đồng cân
Diên hồ sách1 đồng cânBồ hoàng3 đồng cân
Ngũ linh chi2 đồng cân.

Ý nghĩa: Quy, Khung, Thược, Diên hồ sách, Bồ hoàng, Ngũ linh chi để hoạt huyết khứ ứ, Quế, Hồi, Khương để ôn kinh chỉ đau.

Sốt do âm hư:

Triệu chứng: Thường sốt về chiều, có cảm giác nóng sốt ở trong thịt, trong xương phát ra (cốt chưng), mồ hôi trộm, gày, tâm phiền, lòng bàn chân, bàn tay nóng, phân khô, nước tiểu ít vàng, mạch tế sác.

Phép điều trị: Tư âm thanh nhiệt.

Ngân sài hồl,5 đồng cânHồ hoàng liên1 đồng cân
Tần giao1 đồng cânMiết giáp1 đồng cân
Địa cốt bì1 đồng cânThanh hao1 đồng cân
Tri mẫu1 đồng cânCam thảo.0,5 đồng cân

Ý nghĩa: Miết giáp Tri mẫu để tư âm; Địa cốt bì Ngân sài, Thanh hao Hoàng liên để thanh nhiệt, bỏ Tần giao, thêm Sinh địa Huyền sâm để tăng tác dụng tư âm. Nếu ra mồ hôi trộm thêm Mẫu lệ, phù tiểu mạch.

Phương thuốc: Tư âm giáng hỏa phương (Hiệu phỏng tân phương).

Thục địa1 lạngSinh địa1 lạng
Đan sâm5 đồng cânSa sâm5 đồng cân
Thiên môn3 đồng cânNgưu tất3 đồng cân
Ngũ vị1.5 đồng cânThạch hộc5 đồng cân.

Ý nghĩa: Sinh Thục địa để sinh âm huyết, Đan sâm, Sa sâm để bổ âm sinh dương, Thạch hộc, Thiên môn để điều nhuận, Ngũ vị Ngưu tất để liễm nạp làm sao cho phần âm được sinh ra, hỏa bốc không phải công phạt cũng hết.

Có thể thêm Tri mẫu, Hoàng bá, Địa cốt bì để giúp thanh nhiệt.

Sốt do khí hư huyết suy.

Triệu chứng: sốt tăng khi lao động, chân tay mệt mỏi hoặc lúc đó lại có sốt, có thể sốt nhẹ, có thể sốt cao, đầu váng, không có sức, mồ hôi tự ra, dễ bị cảm, hơi thở ngắn,
lười nói, ăn ít, lưỡi nhợt, mạch mềm nhược.

Phép điều trị: Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận)

Hoàng kỳ 10g

Nhân sâm 10g

Trần bì 6g

Sài hồ 3g

Cam thảo   5g

Đương quy  10g

Thăng ma   3g

Bạch truật  10g.

Ý nghĩa : Sâm Kỳ Truật Thảo để kiện tì ích khí, hợp với Trần bì để lý khí, với Đương quy để bổ huyết, Thăng Sài để thăng dương:

Phương thuốc: Tứ tượng cao (Hiệu phỏng tân phương – Lãn ông).

Nhân sâm                                       Bạch truật

Thục địa                                         Đương quy.

Mỗi vị đều được nấu thành cao và để riêng. Khi cần thì phối hợp với nhau theo liều nhất định. Nếu khí hư nhiều thì Sâm Truật làm quân. Nếu huyết hư nhiều thì Quy thục làm quân.

Ý nghĩa: Sâm Truật để bổ nguyên khí, tỳ khí, Quy Thục để bổ âm bổ huyết. Trong sử dụng cần lưu ý bổ khí 10 phần thì bổ huyết 7 phần. Vì khí có tác dụng sinh huyết, khí vượng thì sinh được huyết, còn huyết thì không có tác dụng ích khí lý khí.

0/50 ratings
Bình luận đóng