Chứng nuy là loại bệnh có chân tay hoặc chỉ hai chân teo yếu vô lực, các khớp lỏng lẻo, cân mạch không thu lại được. Chủ yếu là do nhiệt làm tổn thương huyết mạch. Tuệ Tĩnh cho là có “âm huyết hư sinh nhiệt ở trong làm gân bị dãn, tay chân mềm.yếu” (Nam dược thần hiệu – Bại liệt). TỐ” vấn nuy luận viết: Phế bị nhiệt đốt sinh ra nuy, (phế nhiệt diệp tiêu tắc sinh nuy) và chia ra năm loại nuy là bì nuy, mạch nuy, cân nuy, cốt nuy, nhục nuy. Đó là do: Phế nhiệt sinh bì nuy, Tâm nhiệt sinh mạch nuy, Can nhiệt sinh cân nuy, Tỳ nhiệt sinh nhục nuy, Thận nhiệt sinh cốt nuy. Chứng nuy không gây đau. Trương Tử Hòa viết: Nói chung bệnh nuy đều do nhiệt xâm nhập cơ thể gây nên. (Đại để nuy chi vi bệnh, giai nhân khách nhiệt nhi thành).

Đời sau có người cho là “Chứng nuy là bệnh của 4 kinh can, thận, phế, vị. Vì can chủ cân, can bị thương tổn thì 4 chi gân cốt co quắp không dùng được. Thận tàng tinh, tinh huyết tương sinh, tinh hư thì không tưới cho 4 chi, huyết hư thì không dưỡng được cân cốt; Dương minh là đầu của các cân lớn dương minh hư thì các cân lớn mềm không thể quản cân cốt để vận động khớp (Tư cửu). Có ý là nếu vị khí yếu thiếu, thì tâm dịch khí huyết thiếu và là nhân tố chính gây chứng nuy. về điều trị, Nội kinh nói: “Trị nuy độc thủ Dương minh” Thấp đờm thực trệ ứ huyết… cũng gây chứng nuy, nhất là thấp nhiệt. Tuy nhiên vẫn cần điều trị nguyên nhân cụ thể.

Nội khoa học cho là các chứng viêm nhiều dây thần kinh, viêm cấp sừng trước tủy, teo cơ tiến triển, nhược cơ, liệt chu kỳ, cơ dinh dưỡng kém, và các bệnh thần kinh gây liệt mềm đều thuộc phạm vi chứng nuy.

Nuy do phế nhiệt thương tân

Triệu chứng: thường sốt, đột nhiên chân tay mềm yếu, da khô, tâm phiền, khát, ho, họng khô, đái vàng ít, phân khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt nhuận táo, dưỡng phế ích vị

Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu – chứng bại liệt)

Lá dâu (âm can)         20g         Bố chính sâm sao gừnglôg

Thạch cao nung          20g         Vừng đen                          16g

A giao                        16g        Mạch môn

Thiên môn                 20g

Sắc uống.

Phương thuốc: Thanh táo cứu phế thang (Y môn pháp luật)

Tang diệp3 đồng cânThạch cao2,5 đồng cân
Nhân sâm0,7 đồng cânCam thảo1 đồng cân
Ma nhân1  đồng cânA giao0,8 đồng cân
Mạch mônl,2 đồng cânHạnh nhân0,7 đồng cân
Tỳ bà diệp1  đồng cân.

Ý nghĩa: Sâm, Thảo, Mạch môn, Thiên môn để dưỡng phế ích vị; Thạch cao, Hạnh nhân, Tang diệp để thanh nhiệt nhuận táo; A giao, Vừng để nhuận phế dưỡng âm.

Nếu không sốt, mệt mỏi, kém ăn bỏ Thạch cao, thêm Hoài sơn, Ý dĩ, Đại táo, Cốc nha để kiện tỳ tiêu thực.

Nếu sốt cao tăng thêm Thạch cao, Sinh địa, Tri mẫu, Ngân hoa để thanh nhiệt tư âm.

Nuy do thấp nhiệt xâm phạm

Triệu chứng:

  • Chân tay teo mềm vô lực, hoặc hơi phù, tê, hay thấy ở chi dưới, hoặc sốt, đái vàng, lưỡi rêu vàng cáu, mạch nhu sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp

Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu – Chứng bại liệt)

Ý dĩ (sao)                  20g               Rễ gấc (sao) 12g

Tỳ giải (sao)              16g

Quy bản (sao dấm) 16g Vỏ núc nác (tẩm rượu sao) 16g Sắc uống.

Phương thuốc: Nhị diệu tán (Đan khê tâm pháp) gia vị. Hoàng bá          15g      Thương truật 15g

Tán mịn mỗi lần dùng 1-2  đồng cân

Thêm Ý dĩ, Tỳ giải, Trạch tả,. Phòng kỷ, Ngưu tất, Ngũ gia bì.

Ý nghĩa: Hoàng bá để thanh nhiệt. Thương truật để táo thấp. Ý dĩ, Trạch tả, Tỳ giải, Phòng kỷ… để kiện tỳ thảm thấp. Ngưu tất, Ngũ gia bì để khu phong thấp bổ can thận.

Nếu thiên về thấp, có chi thể yếu, nề, ngực bụng đầy, thêm Hậu phác, Phục linh, Trần bì, Hoắc hương, Bội lan để hóa thấp trọc.

Nếu thiên về nhiệt, gầy, lòng bàn tay chân nóng tâm phiền, bỏ Thương truật thêm Sinh địa, Quy bản, Mạch môn để dưỡng âm thanh nhiệt. Nếu chân tay tê, chân yếu hoặc đau, lưới tím, mạch sáp thường là có huyết ứ làm trỏ ngại thêm Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thước, Xuyên sơn giáp để hoạt huyết thông lạc.

  • Thấp nhiệt ảnh hưởng đến tạng phủ:

Thấp nhiệt thương phế thành nuy

Phép điều trị: Thanh trừ thấp nhiệt.

Phương thuốc: Nhị diệu tán gia Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Hạnh nhân, Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Thông thảo, Sơn chi.

Thấp nhiệt úng vị thành nuy

Phép điều trị: Thông phủ.

Thuốc: Vỏ đậu vàng, Nhân trần, Hoạt thạch, Thạch cao, Tỳ giải, Phục linh, Chỉ thực, Binh lang

Thấp nhiệt bám vào cân cốt thành nuy

Phép điều trị: thông kinh, thanh trừ thấp nhiệt.

Thuốc: Cẩu tích, Địa cốt bì, Tri mẫu, Phòng kỳ, Ngưu tất, Miết giáp, Ngũ gia bì.

Phương thuốc: Tam diệu hoàn (Y học chính truyền)

Hoàng bá                   15g               Thương truật 15g

Ngưu tất                    12g

Phương thuốc (Trích từ Nam dược thần hiệu – bại hệt)

Quế chi tán nhỏ hòa với rượu xoa hàng ngày. Phương này để trị bại liệt gân rút.

Hoàng bá
Hoàng bá

Nuy do tỳ vị hư nhược.

Triệu chứng:

  • Thường thấy chân teo yếu dần, ăn ít, ỉa lỏng, mặt phù, sắc mặt không đẹp, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch tế.

Phép chữa: ích khí kiện tỳ.

Phương thuốc:

Sâm linh bạch truật tán (Cục phương) gia giảm.

Sa nhân1 cânCát cánh1 cân
Cam thảo2 cânHoài sơn2 cân
Bạch phục linh2 cânNhân sâm2 cân
Bạch truật.2 cânLiên tử1 cân
Ý dĩ1 cân

Tán mịn, mỗi lần uống 2 đồng cân.

Ý nghĩa: Sâm Linh Truật Thảo (Tứ quân) để bổ khí của tỳ vị, Biểu đậu, Ý dĩ, Hoài sơn, Liên tử để kiện tỳ, chỉ tả. Sa nhân để tỉnh tỳ, Cát cánh để vào* kinh phế để ích phế. Gia Đại táo để dưỡng vị, Thần khúc để trợ tiêu hóa.

Nếu bệnh lâu, cơ teo, người yếu, trọng dụrig Sâm, Hoài, thêm Hoàng kỳ, Đương quy.

  • Nếu khí hư hạ hãm gây nuy.

Phép điều trị: Bổ khí thăng đề.

Phương thuốc: Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận)

Hoàng kỳ1 đồng cânCam thảo0,5  đồng cân
Sâm0,3 đồng cânSài hồ0,3  đồng cân
Quất bì0,3 đồng cânThăng ma0,3 đồng cân
Bạch truật0,3 đồng cânĐương quy0,2 đồng cân

Ý nghĩa: Kỳ Sâm Truật Thảo để kiện tỳ ích khí, Quất bì để lý khí, Đương quy để bổ huyết, Thăng Sài để thăng dương.

  • Nếu mạch Dương minh hư, tông cân sẽ mềm yếu.

Thuốc: Nhân sâm, Phục linh, Kỷ tử, Đương quy, Tang thầm, Nhục thung dung, Tang ký sinh, Chi ma, Hoài sơn.

Nuy do can thận âm hư.

Triệu chứng:

  • Bệnh phát triển từ từ, chân tay teo mềm yếu, lưng gối ê mỏi, có chóng mặt ù tai, di tinh hoặc đái són v.v… lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phép điều trị: Bổ ích can thận, tư âm thanh nhiệt.

Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu – Chứng bại liệt).

Quy bản 20g

Hoàng bá 16g

Liên tiền thảo (rau má) 20g

Ngưu tất 16g

Trần bì 12g

Xương ống chân hổ 8g.

Sắc uống.

Phương thuốc: Cao bại liệt (Thuốc nam châm cứu – bệnh thần kinh)

Yếm rùa nướng 200g

Thục địa 200g

Vỏ núc nác sao rượu 80g

Phòng kỷ 100g

Trần bì 60g

Rau má 160g

Ý dĩ 400g

Rễ cỏ xước 80g

Tỳ giải 120g

Thổ phục linh 60g.

Hạt mã tiền (chế) 100g

– Luyện viên 1g mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 2 lần. Phương thuốc: Hổ tiềm hoàn (Đan khê tâm pháp)

Hoàng bá 1/2 cân

Quy bản 4 lạng

Tri mẫu 2 lạng

Thục địa 2 lạng

Trần bì 2 lạng

Bạch thược 2 lạng

Tỏa dương 1,5 lạng

Hổ cốt 1 lạng

Can khương 0,5 lạng

Làm hoàn mật, mỗi lần uống 10g X 2 lần/ngày.

Ý nghĩa: Hoàng bá, -Tri mẫu để. tả hoả thanh nhiệt. Thục địa, Quy bản, Bạch thược Liên tiền thảo (rau má) để tư âm dưỡng huyết, bổ can thận âm, Hổ cốt, Tỏa dương để khoẻ gân xương, ích tinh. Trần bì, Can khương để ôn trung, kiện tỳ, lý khí hòa trung, Ngưu tất hợp Tỏa dương để đưa thuốc đi xuống, làm mạnh gân cốt.

Nếu mặt vàng sạm, đầu váng, tim đập mạch tế nhược thêm Hoàng kỳ, Sâm, Hà thủ ô, Kê huyết đằng để bổ khí huyết. Nếu âm hư luỵ đến dương, sợ lạnh, liệt dương, thêm dừng Hươu phiến, Phá cố chỉ, Dâm dương hoắc, Ba kích, Quế, Phụ.

Thuốc dùng: Tủy xương trâu, bò, Tủy sống lỢĩl, Cao gân hươu, Cao thịt dê, Kỷ tử, Ngưu tất.

Phương thuốc: Tư âm đại bổ hoàn (Đan khê phương).

Thục địa2 lạngSơn dược2 lạng
Sơn thù2 lạngPhục linh2 lạng
Ngưu tất2 lạngĐỗ trọng2 lạng
Ngũ vị tử2 lạngBa kích2 lạng
Tiểu hồi2 lạngNhục thung dung2 lạng
Viễn chí2 lạngXương bồ2 lạng
Kỷ tử2 lạngĐại táo100 quả.

Làm hoàn mật. Mỗi lần uống 3 đồng cân, ngày uống hai lần.

Ý nghĩa: Thục địa để tư thận ích tinh, Sơn dược để bổ tỳ, tư thận, Sơn thù để ích can tư thận, Kỷ tử, Đỗ trọng, Ba kích, Ngưu tất, Nhục thung dung để tư âm bổ thận khoẻ lưng gối, kiện cân cốt, Xương bồ, Viễn chí để khai khiếu trừ đờm.

  • Nếu thận dương đốc mạch hư, cột sống mềm yếu, chân mỏi vô lực.

Phép điều trị: Cường cân cốt.

Phương thuốc: Lộc giác giao hoàn (trích từ Trung y nội khoa học giảng nghĩa – chứng nuy)

Lộc giác giao Thục địa Đương quy Phục linh Đỗ trọng Quy bản.

Lộc giác sương Nhân sâm Ngưu tất Thỏ ti tử Hổ cốt

Các thể khác

  • Nếu bệnh lâu làm khí huyết hư, teo cân xương nằm không dậy được:

Phép điều trị: bổ khí huyết.

Phương thuốc: Ngưu tất hoàn (Loại chứng trị tài – chứng nuy)

Ngưu tất Đỗ trọng Nhục thung dung Thỏ ti tử

Tỳ giải Phòng phong Quế tâm Bạch tật lê.

Phương thuốc: Thập toàn đại bổ thang

Hoàng kỳ                                Quế chi

Đảng sâm                               Bạch truật

Bạch linh                               Cam thảo

Thục địa                                 Xuyên khung

Bạch thược                            Đương quy.

  • Nếu gầy có chứng nuy, mạch sáp hoặc to thường là huyết hư có hỏa.

Phép điều trị: Thanh thấp nhiệt, dưỡng huyết.

Phương thuốc: Nhi diệu tứ vật thang (Loại chứng trị tài – chứng nuy):

Hoàng bá                        Thương truật

Thục địa                          Đương quy

Xuyên khung                  Thược dược

Lượng bằng nhau.

  • Nếu huyết hư gân rũ không co duỗi được.

Phép điều trị: Bổ huyết, cường cân cốt.

Phương thuốc: Bổ huyết vinh cân hoàn (Loại chứng trị tài – chứng nuy):

Nhục thung dung2 lạngThỏ tỷ tử2 lạng
Thiên ma2 lạngNgưu tất4 lạng
Lộc nhung1 đôiThục địa6 lạng
Mộc qua1 lạngNgũ vị1 lạng

Tán mịn hoàn mật.

  • Nếu khí hư, chân tay cử động khó khăn.

Phép điều trị: bổ khí.

Phương thuốc: Tứ quân tử thang gia Nhục quế, Hoàng kỳ.

  • Nếu thực trệ tỳ khi không đủ sức vận động tứ chi, không muôn ăn, mạch huyền hoạt.

Phép điều trị: Kiện tỳ lý khí đạo trệ.

Phương thuốc: Mộc hương tân lang hoàn (Trương Tử Hòa) gia Hoài sơn, Thần khúc, Mộc qua, Phòng kỷ.

Mộc hương1 lạngTân lang1 lạng
Trần bì1 lạngChỉ xác1 lạng
Hương phu2 lạngBạch truật1 lạng

Ý nghĩa: Mộc hương, Tân lang để hành khí hóa trệ, tiêu trướng mãn bĩ. Chỉ xác để hành khí hạ khí hóa trệ, Hương phụ để lý khí trong huyết. Bạch truật để kiện tỳ.

  • Nếu huyết ứ ở lưng hông thành nuy, mạch trầm sáp có đau.

Phép điều trị: hành huyết hóa ứ.

Phương thuốc: Tứ vật thang gịa Đào nhân, Nga truật, Xuyên sơn giáp.

Chú ý: Bệnh ở tứ chi có thể là bệnh do phong, là chứng tí, là chứng nuy, là chứng quyết. Sau đây là những triệu chứng chính của mỗi loại.

Bệnh thuộc phong nếu có máy động co giật; và phong thường kiêm nhiệt.

Chứng tý nếu có đau hoặc tê; thường do phong hàn thấp hợp lại gây nên.

Chứng nuy nếu chân tay yếu không vận động được tốt; thường do hoả khác kim gây nên.

Chứng quyết nếu nghịch (có hàn có nhiệt) thường do hàn hay nhiệt gây nên.

0/50 ratings
Bình luận đóng