Chứng chóng mặt là tối tăm xay xẩm chòng chành như ngồi trên chiếc thuyền con hay trên chiếc xe để nghiêng, đứng dậy thì muốn ngã nhào (Nam dược thần hiệu – chóng mặt) (Huyễn là hoa mắt, vựng là có cảm giác chòng chành như ngồi thuyền, quay chuyển không yên, gọi chung là chóng mặt). Nhẹ thì hết ngay khi nhắm mắt lại, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, có thể ngã v.v…

Tố vấn chí chân yếu đại luận ghi: “Các chứng phong chóng mặt đều thuốc về can” (Chư phong tác huyễn, giai thuộc vu can), chữa can là chính. Kim quỹ yếu lược (Trọng Cảnh) ghi: “ở tâm hạ có đờm ẩm thì ngực sườn đầy tức mắt hoa” (Tâm hạ hữu đờm ẩm hung hiếp chi mãn, mục huyễn). Đan khê tâm pháp cũng ghi: “Không có đờm thì không có chóng mặt” (Vô đờm bất tác huyễn), chữa đờm là chính. Còn “Hà Gian lục thư” ghi: “Phong hỏa đều là dương, dương hay hóa, dương chủ cái động, hai cái dương (phong – hoả) tác động lẫn nhau, sẽ gây nên quay chuyển” (phong hỏa giai dương, dương đa kiêm hóa, dương chủ hô động, lưỡng dương tương bác, tắc vi tuyền chuyển), chữa hỏa là chính. Cảnh Nhạc toàn thư ghi: “Không có hư thì không có chóng mặt” (vô hư bất tác huyễn), chữa hư là chính.

Y trung quan kiện (HTLÔ) ghi: “Bệnh chóng mặt, trong phương thư đều chia ra phong, hàn, thử, thấp, khí, huyết, đờm để chữa, đại ý không ngoài chữ hoả. Âm huyết hậu thiên hư thì hỏa động lên, chân thủy tiên thiên suy thì hỏa bốc lên, bệnh nhẹ thì chữa hậu thiên, bệnh nặng thì chữa tiên thiên”. Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh) ghi “Bệnh chóng mặt thuộc phong thì mồ hôi, thuộc hàn thì đau nhức, thuộc thử thì nóng nảy buồn phiền, thuộc thấp thì nặng nề trầm trệ…, hoặc thất tình uất kết sinh đờm theo khí nghịch lên sinh chóng mặt, hoặc dâm dục quá tổn thận, thận tinh hao tổn không nạp khí về nguyên vị, làm khí nghịch xông lên, do đó khí hư sinh chóng mặt, do xuất huyết gây huyết hư sinh chóng mặt, sau đẻ chóng mặt có thể do mất nhiều huyết hoặc do huyết ứ không thông. Chữa bệnh cần linh hoạt xoay sở, không nên chấp nhất”. Các bệnh chóng mặt do tai trong, sơ cứng mạch não, tăng huyết áp, thiếu máu, suy nhược thần kinh, và bệnh ở cầu não, tiểu não… của y học hiện đại đều thuộc phạm trù chứng chóng mặt của y học cổ truyền.

Thường phân làm 4 thể loại như sau:

Can dương thượng cang, đờm trọc trở ngại trung tiêu, thận tinh bất túc, khí huyết hư suy.

Can dương thượng cang

Thường xuất hiện ở các trường hợp sau: ở người dương vốn thịnh, khí dương bốc lên sẽ gây chóng mặt. ở người tình chí uất ức, dễ cáu gắt, uất lâu hóa hỏa, làm can âm hao tổn, can dương phong động, nhiễu thanh không gây chóng mặt.

Ở người thận âm hư không dưỡng được can, can âm hư, can dương thượng cang gây chóng mặt.

Triệu chứng:

Chóng mặt ù tai, đau đầu, căng mắt, nếu giận dữ thì váng đầu, đau đầu tăng lên, mặt lúc đỏ lúc không, dễ cáu, ngủ ít mộng nhiều, mồm đắng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền.

Phép điều trị: Bình can, tức phong

Phương thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm (Tạp bệnh chính trị) gia vị

Thiên ma9gCâu đằng (cho sau)12g
Thạch quyết minh 18gSơn chi9g
Hoàng cầm9gNgưu tất12g
Đỗ trọng9gích mẫu9g
Tang kí sinh9gPhục thần9g
Dạ giao đằng9g

Ý nghĩa: Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh để bình can tiềm dương, Sơn chi, Hoàng cầm để thanh nhiệt tả hỏa làm nhiệt ở kinh can bớt đi. ích mẫu để hoạt huyết lợi thủy. Ngưu tất để dẫn huyết đi xuống. Đỗ trọng, Tang ký sinh để bổ ích can thận. Dạ giao đằng, Phục thần để an thần định chí.

Thêm: Bạch thược, Sinh địa để dưỡng âm liễm âm nhằm nhu can, Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Đơn bì nếu hỏa thịnh (mắt đỏ, mạch huyền sác) để thanh can tiết nhiệt; Quy bản, Mâu lệ nếu phong thịnh (chóng mặt, nôn, chân tay tê máy động) để bình can tức phong. Phương này dùng ở người dương vốn thịnh.

Vị thuốc Thiên ma
Vị thuốc Thiên ma

Phương thuốc: (trích từ Nam dược thần hiệu – chóng mặt)

Hương phụ 1 lạng                Cúc hoa              1 lạng

Kinh giới      1 lạng                Bạc hà               3 đồng cân

Tán mịn, mỗi lần uống 2  đồng cân sắc với nước chè và hành làm thang thuốc trước bữa ăn.

Ý nghĩa: Hương phụ để hành khí giải uất. Kinh giới để sơ tán phong ở đầu. Cúc hoa, Bạc hà để thanh nhiệt ở can
tức phong ở đầu mắt. Phương tliuôc này dùng để chữa đầu phong, buốt óc, mặt mũi tối sầm.

Phương thuốc: Đan chi tiêu dao tán (Nội khoa trích yếu) gia vị:

Đơn bì 3g, Chi tử 3g, 1 lát gừng, ít Bạc hà sắc làm thang uống với 2 đồng cân bột Tiêu dao (Sài hồ, Đương quy, Bạch truật, Bạch thược, Phục linh mỗi vị 1 lạng, cam thảo 5 đồng cân đều tán mịn). Thêm Cúc hoa, Thiên ma, Câu đằng.

Ý nghĩa:

Đơn bì, Chi tử đề thanh nhiệt tả hỏa. Sài hồ để sơ can giải uất. Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết nhu can. Bạch truật, Bạch linh để kiện tỳ trừ thấp. Cam thảo để ích khí bổ trung hoãn cái cấp của can. Sinh khương để ôn vị hòa trung. Bạc hà trợ Sài hồ tán can nhiệt, Thiên ma, Câu đằng, Cúc hoa để bình can tiềm dương. Phương này dùng ở người tình chí uất ức, chóng mặt.

Phương thuốc: Bình can giáng hỏa an thần thang (Thuốc nam châm cứu – Suy nhược thần kinh).

Câu đằng                  12g

Hạ khô thảo             12g

Long nhãn                16g

Thêm Thục địa        20g

Sinh địa .                20g

Chi tử                    12g

Táo nhân                 8g

Lá vông                 20g

Muồng trầu           12g

Long nhãn, Lá vông để an thần. Muồng trầu để lợi đại tiện. Phương này dùng ở người âm hư chóng mặt.

Đờm trọc trung trở

Thường thấy ở người thấp trệ, hay ăn chất béo ngọt làm tỳ vị tổn thương, làm cho thủy cốc không chuyển thành chất tinh vi, vì vậy thấp tụ lại, sinh đờm. Đờm thấp giao nhau làm cho thanh dương không thăng, trọc âm không giáng gây chóng mặt.

Triệu chứng: chóng mặt, đầu nặng, ngực bụng trên ách tắc đầy, lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ nhiều, rêu trắng bẩn, mạch nhu hoạt.

Phép điều trị: Táo thấp trừ đờm, kiện tỳ hòa vị.

Phương thuốc: Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang (Y học tâm ngộ)

Bán hạ1.5 đồng cânThiên ma1 đồng cân
Phục linh1 đồng cânTrần bì1 đồng cân
Bạch truật3 đồng cânCam thảo0.5 đông cân
Sinh khương1 látĐại táo3 quả.

Ý nghĩa: Bán hạ để táo thấp hóa đờm giáng nghịch chỉ nôn, Thiên ma để hóa đờm tức phong. Bạch truật để kiện tỳ táo thấp, hợp với Bán hạ Thiên ma để khử thấp hóa đờm làm hết chóng mặt. Phục linh để kiện tỳ thảm thấp, hợp với Bạch truật có thể trị cái gốc của đờm. Khương, Táo để điều hòa tì vị. Cam thảo để hài hòa trung điều hòa các vị thuốc.

Phương thuốc: (trích từ Nam dược thần hiệu – chóng mặt)

Can khương (nướng) 2.5 đồng cân Cam thảo (sao) 1.2 đồng cân

Sắc với 1.5 bát nước, còn 1/2 cho uống.

Ý nghĩa: Can khung để ôn trung khứ hàn hóa đờm chỉ nôn. Cam thảo để hòa vị. Phương này để chữa chóng mặt nôn mửa, vị hàn sinh đờm.

Phương thuốc: Nhị trần thang gia Hoàng cầm, Sơn chi để thanh nhiệt. Thêm Chỉ thực để hành khí khai uất.

Dùng trong trường hợp đờm hỏa (chóng lụặt dễ cáu, mạch hoạt sác đại, lưỡi có dìa đỏ) để hóa đờm tả hỏa,-

Thận tinh bất túc.

Thường thấy ở người tiên thiên bất túc hoặc lao thương quá độ làm suy tổn thận tinh, tủy ít không đủ, không làm đầy cho não, não không đầy sinh chóng mặt.

Triệu chứng: Chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, hay quên, lưng mỏi chân yếu, di tinh, ù tai, mất ngủ, nhiều mộng.

Nếu thiên về dương hư có thêm chân tay không ấm, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Nếu thiên về âm hư có thêm ngũ tâm phiền nhiệt lưỡi đỏ mạch huyền tế.

Phép điều trị: Bổ dương

Phương thuốc: Hữu quy hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư)

Thục địa               8 lạng                Sơn dược           4 lạng

Sơn thù                3 lạng                cẩu kỷ                 4 lạng

Lộc giác giao         4   lạng         Thỏ ti tử                 4  lạng

Đỗ trọng sao gừng 4 lạng              Đương quy            3  lạng

Quế nhục                2-4   lạng         Chế phụ tử          2-6  lạng

Tán mịn, Thục địa chưng nát lấy cao luyện mật làm hoàn nặng 15g, uống lúc đói vào sáng chiều, mỗi lần 1 hoàn (1 lạng = 30 g).

Y nghĩa: Quế Phụ Lộc giác giao để ôn bổ thận dương ích tinh tủy. Thục, Sơn thù, Sơn dược, Thỏ ti tử, Kỷ tử để tư âm dưỡng can bổ tỳ. Đương quy để bổ huyết.

Phương thuốc: Viên thận dương hư (Thuốc nam châm cứu Bệnh thận).

Sừng hươu20gThục địa160g
Ba kích80gTiểu hồi60g
Phụ tử chế16gCủ mài160g
Quế30gMật ong vừa đủ.
Phép điều trị: Bổ âm. Phương thuốc: Viên thận âm hư (Thuốc nam châm cứu)
Thục địa200gSừng nai150g
Yếm rùa200gCủ mài150g
Thỏ ti tử80gThạch hộc80g
Tì giải100gMật ong vừa đủ.

Ý nghĩa: Thục, Sừng nai, Yếm rùa, Thỏ ti tử, Thạch hộc để bổ thận tư âm. củ mài, Tì giải, mật ong để kiện tỳ lợi thấp.

Phương thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn (Y tông kim giám)

Lục vị địa hoàng hoàn thêm Tri mẫu 2 lạng Hoàng bá 3 lạng. Làm hoàn mật hoặc sắc uống.

Ý nghĩa: Lục vị hoàn để tư bổ can thận. Tri mẫu Hoàng bá để chế hỏa.

Hải Thượng Lãn Ông cũng dùng bài này.

Nếu chóng mặt nặng thêm Long cốt, Mẫu lệ để trấn tiềm phù dương.

Phương thuốc: Tả quy hoàn:

Thục địa8 lạngSơn dược4 lạng
Câu kỉ4 lạngSơn thù4 lạng
Ngưu tất3 lạngThỏ ti tử4 lạng
Lộc giác giao4 lạngQuy giao4 lạng

Làm mật hoàn, ngày uống 2 lần, sáng chiều lúc đói, mỗi lần 1 hoàn. Chiêu bằng nước muối nhạt.

Ý nghĩa: Thục địa để bổ chân âm. cẩu kỷ để ích tinh minh mục. Sơn thù để sáp tinh liễm hãn. Cao lộc, cao quy vừa bổ dương (lộc) vừa bổ âm (quy) để ích tinh đầy tủy (dương trung cầu âm). Thỏ ti tử, Ngưu tất để khoẻ lưng gối, Sơn dược để tư ích tỳ thận.

Phép điều trị: Bổ cả thận âm và thận dương.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – bệnh thận)

Cao lộc100gKỷ tử120g
Thục địa160gPhụ tử16g
Thỏ ti tử80gKhiếm thực60g
Phá cố chỉ80gLàm hoàn mật.

Ngày uống 10 – 30 g.

Ý nghĩa: Phụ Lộc giao Phá cố chỉ để ôn bổ thận dương, tăng tinh bổ tủy. Thục địa, Thỏ ty, Kỷ tử, Khiếm thực để bổ thận dưỡng can ích tỳ.

Khí huyết hư suy.

Triệu chứng: chóng mặt hoa mắt, vận động thì tăng lên, sắc mặt bệch, tim đập, mất ngủ, mệt mỏi lười nói, ăn kém, lưỡi nhạt, mạch tế nhược.

Phép điều trị: Bổ dưỡng khí huyết, kiện vận tỳ vị.

Phương thuốc:

  1. Quy tì hoàn (Tế sinh phương)
Bạch truật1 lạngPhục thần1 lạng
Hoàng kỳ1 lạngLong nhãn1 lạng
Toan táo nhân1 lạngNhân sâm0.5 lạng
Mộc hương0.5 lạngCam thảo2 đồng cân
Đương quy1 đồng cânViễn chí1 đồng cân

Làm hoàn mật 15g uống lúc đói, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 lần.

Ý nghĩa: Sâm, Kỳ, Truật, Thảo, Khương, Táo để bổ tỳ ích khí, Đương quy để dưỡng can sinh tâm huyết, Phục thần, Táo nhân, Long nhãn để dưỡng tâm an thần. Viễn chí để giao thông tâm thận và định chí ninh tâm. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ.

Hải Thượng Lãn Ông cũng dùng bài này.

Nếu thiên hàn (lạnh chân tay, ỉa chảy) thêm Nhục quế, Can khương để trợ dương.

Nếu mất máu nhiều, huyết thoát khí hư (chân tay ra mồ hôi lạnh, mạch vi nhược) cần hồi dương cứu thoát, dùng sâm phụ thang (chính thể loại yếu).

Phương thuốc

Bá tử nhân 20g

Liên tử 40g

Hoài sơn 40g

Toan táo nhân sao 20g

Long nhãn 20g

Đảng sâm 20g

Lá vông 20g

Bạch truật 12g

Ý nghĩa: Sâm, Truật, Hoài, Thảo để bổ tỳ. Bá tử nhân, Liên tử, Táo nhân, Long nhãn, Lá vông để dưỡng tâm an thần.

Phương này dùng để bổ khí huyết kiện tỳ dưỡng tâm an thần.

Phương thuốc: Thập toàn đại bổ (Cục phương).

Nhân sâm 8g

Xuyên khung 5g

Địa hoàng 15g

Phục linh 8g

Bạch truật 10g

Cam thảo 5g

Hoàng kỳ 15g

Đương quy 10g

Bạch thược 8g

Nhục quế 8g

Làm nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân sắc với 3 lát gừng 2 quả táo lúc ấm.

Ý nghĩa: Sâm, Kỳ, Linh, Truật, Thảo, Quế để bổ tỳ ích khí ôn dương. Khung, Quy, Thục, Thược (tứ vật thang) để bổ dưỡng tâm can (huyết).

0/50 ratings
Bình luận đóng