Thủy thũng là bệnh nước ứ lại tràn ra cơ phu gây nên đầu mặt, mi mắt, chân tay, bụng lưng, thậm chí toàn thân phù thũng.

Hải Thượng nói chứng phù thũng là bệnh về khí thì ấn vào lên ngay, chứng phù thũng là bệnh về thủy thì ấn vào hơi lõm xuống. Kim quỹ yếu lược thì chia thành phong thủy, bì thủy, chính thủy, thạch thủy và theo ngũ tạng (Phong thủy: mạch phù, sợ gió, không khát. Chính thủy: mạch trầm trì, khó thở. Thạch thủy: mạch trầm bụng đầy nhưng không khó thở. Tâm thủy: thiểu khí, không nằm được, phiền táo. Can thủy: bụng to không quay người được, sườn đau. Phế thủy: đái khó, ỉa phân như phân vịt. Tỳ thủy: bụng to, tứ chi nặng nề, tân dịch không sinh ra được, Thận thủy: lưng và thắt lưng đau, không đái được, âm hộ ẩm thấp, chân tay lạnh giá.

Chu Đan Khê đã thâu gom lại thành duơng thủy và âm thủy. Người đời nay đã dùng cách phân loại của Chu Đan Khê.

Dương thủy thường do ngoại cảm phong tà thủy thấp tác động vào phế tỳ gây nên, thường dễ chữa.

Am thủy thường do nội thương ẩm thực, mệt mỏi quá độ làm ảnh hưởng đến tỳ, thậm chí thận gây nên, thường là khó chữa.

Phong tà tác động vào phế làm phế khí không tuyên thông, phế khí không giáng thì không làm thông và điều hòa đường tuần hoàn của nước ở thượng tiêu, nước không xuông được bàng quang, ứ lại tràn ra thành thũng. Ó nơi ẩm thấp, dầm nước lâu, thủy thấp nhập vào người, thấp lưu ở trung tiêu, làm vận hóa không bình thường do tỳ bị thấp bao vây, thủy thấp không vận hành được ứ lại tràn ra cơ phu gây phù.

Am thực không điểu độ, mệt mỏi quá độ làm tỳ khí bị tổn thương chuyển hóa không bình thường và thủy dịch đình lại; nếu nặng sẽ làm tổn thương thận khí, khai hạp không bình thường, khí hóa của bàng quan rối loạn, thủy dịch tràn ra gây thũng.

Như vậy có thể thấy thũng có liên quan mật thiết với 3 tạng tỳ phế thận. Do ngoại tà thủy thấp gây nên thương là dương thuỷ, phép điều trị nghiêng về thanh là chính. Âm thủy thường là do nội thương làm trọc khí ngưng tục. Phép điều trị thường lấy ôn làm chủ.

Nội khoa học cho rằng bệnh thủy thũng gồm các bệnh viêm thận cấp và mạn, một số bệnh của tim, xơ gan và dinh dưỡng bị trở ngại. “Thuốc nam và châm cứu” cho là thuộc về loại viêm thận.

Dương thủy

Phong thủy tác động lẫn nhau (ở phế).

Triệu chứng: Thường có ngoại cảm phong tà (nóhg, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, chân tay mệt mỏi, ho, họng đỏ đau, rều lưỡi mỏng trắng, mạch phù) rồi phù mi mắt, đái ít không thông lợi, rồi phù ra toàn thân. Bệnh phát triển nhanh.

Phép điều trị: Phát hãn (Khai quỷ môn)

Phương thuốc: Tô điệp thông bạch sinh khương thang (Thuốc nam châm cứu)

Tô điệp20gThông bạch12g
Cam thảo đất12gLá chanh10g
Trúc diệp ,8gSinh khương12g

Sắc uống lúc nóng khi đói. Nước đầu uống xong chùm chăn cho ra mồ hôi đều, mở chăn lau khô người nằm nghỉ, tránh gió. Uống nước thứ hai và thứ ba không phải chùm chăn và cho ra mồ hôi nữa.

Ý nghĩa: Thông bạch, Sinh khương để sơ tán phong hàn, Tô điệp, lá chanh để giáng khí lý khí, Trúc điệp để phòng trừ phong nhiệt. Cam thảo để giải độc, điều hòa các vị thuốc. Đắp chăn để giúp ra mồ hôi.

Nếu thủy thũng mà dùng thuốc, phát hãn kết quả thì ít dùng:

Phép điều trị: Tuyên phế lợi thủy.

Phương thuốc: Phù căn thang (Viện Đông y)

Phù bình                      16g             Kinh giới                  12g

Ngải điệp                     12g             ích mẫu                     12g

Bạch mao căn              16g

Ý nghĩa: Phù bình, Kinh giới khu phong lợi thủy, hợp Bạch mao căn để tăng thủy lợi, Ngải điệp, ích mẫu để ôn kinh điều hòa kinh mạch. Nếu có mụn nhọt thêm Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa để trừ nhiệt độc.

Vị thuốc bạch mao căn
Vị thuốc bạch mao căn

Phương thuốc: Việt tì gia truật thang (Kim quỹ yếu lược).

Ma hoàng3 đồng cânThạch cao6 đồng cân
Cam thảol,5 đồng cânSinh khương3 đồng cân
Đại táo4quảBạch truật3 đồng cân

Ý nghĩa: Ma hoàng Thạch cao để thanh nhiệt tuyên phế. Bạch truật để kiện tỳ lợi thủy, Sinh khương để sơ tán ngoại tà, lợi thủy. Cam thảo để giải độc, hợp với Đại táo để điều hòa trung tiêu giúp Bạch truật trong kiện tỳ lợi thủy.

Thủy thấp tác động (vào tỳ)

Triệu chứng: Phù toàn thân, song phù bụng và chi dưới là chính, có ấn lõm, nước tiểu ít, người nặng nề không có sức, ăn kém, ngực đầy, rêu lưỡi bẩn, mạch nhu. Bệnh phát triển từ từ thời gian bệnh kéo dài.

Phép điều trị: Thông dương lợi thủy.

Trần bì12gTang bạch bì16g
Đại phúc bì16gNgũ gia bì20g
Sinh khương bì10gQuế chi8g
Mã đề12g

Phương thuốc: Ngũ linh tán (Thương hàn luận) hợp Ngũ bì tán (Hòa thị trung tàng kinh)

Trư linh3/4 lạngTrạch tả2/3 lạng
Bạch truật2/3 lạngPhục linh2/3 lạng
Tang bạch bì2/3 lạngTrần bì2/3 lạng
Đại phúc bì2/3 lạngPhúc linh bì2/3 lạng
Quế chi1/2 lạngSinh khương bì 2/3 lạng

Ý nghĩa: Trạch tả, Phục linh, Trư linh để kiện tỳ lợi thủy thảm thấp. Bạch truật để kiện tỳ hóa thấp. Quế chi để giải biểu trợ giúp quá trình khí hóa của bàng quang, Sinh khương bì để tán thủy ẩm, Tang bạch bì để túc phế giáng khí thông thủy đạo, Đại phúc bì để hành thủy khí, thông ngực, tiêu đầy trướng, Trần bì để hóa thấp trọc, Mã đề để lợi thủy.

Nếụ 1/2 người dưới phù nhiều bỏ Tang bạch bì thêm Hậu phác, Phòng kỷ để hành khí hóa thấp.

Nếu thấp thắng dương yếu sợ lạnh người lạnh, mạch trầm trì thêm Phụ tử, Can khương để trợ dương hóa khí giúp hành thủy thấp.

Âm thủy

Tỳ dương hư

Triệu chứng: Phù nặng ở chi dưới, ấn lõm rõ, lâu mới nổi lên, bụng căng đầy, ăn kém, ỉa lỏng, mặt vàng sạm, chân tay lạnh, người mệt mỏi, nước tiểu ít, lưỡi nhớt, rêu trắng trơn, mạch trầm hoãn. Đó là do không hóa được thủy, thủy tràn ra cơ phu gây nên.

Phép điều trị: ôn trung kiện tỳ, hành khí lợi thủy.

Phương thuốc: Thực tỳ ẩm (Tế sinh phương)

Phụ tử1 lạngCan khương1 lạng
Bạch truật1 lạngBạch linh1 lạng
Hậu phác1 lạngMộc hương1 lạng
Thảo quả1 lạngMộc qua1 lạng
Đại phúc bì1 lạngCam thảo (chích)o.õlạng

Tán thô, mỗi lần dùng 4 đồng cân sắc với 5 lát gừng, 1 quả táo. Nay dùng đồng cân thay lạng sắc uống.

Ý nghĩa: Truật, Linh, Phụ tử, Can khương để ôn trung kiện tỳ táo thấp lợi thủy, Mộc hương để tỉnh tỳ hóa thấp lợi thủy. Hậu phác, Mộc qua, Đại phúc bì, Thảo quả để hạ khí đạo trệ hóa thấp hành thủy, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo để điều hòa các vị thuốc ích tỳ hòa trung.

  • Nếu thủy thấp nặng thêm Quế chi, Trư linh, Trạch tả để trợ giúp quá trình khí hóa ở bàng quang lợi tiểu. Nếu ỉa lỏng bỏ Đại phúc bì.

Sắc uống chia làm 3 lần trong ngày.

Ý nghĩa: Ý dĩ, Hoài sơn, Biển đậu, Đại hồi, Can khương để ôn trung kiện tỳ, Quế để ôn hóa thủy dịch, Mã đề, Đậu đỏ, Đăng tâm thảo để lợi tiểu.

  • Nếu phù thũng do dinh dưỡng kém hoặc sau bệnh nặng tỳ vị suy yếu, sáng dậy mặt nặng nhiều, chiều đến chi dưới phù tăng, mệt mỏi, đái nhiều, lưỡi mỏng dần, mạch nhu hoãn.

Phép điều trị: Kiện tỳ hóa thấp.

Phương thuốc: Sâm linh bạch truật tán (Cục phương)

Nhân sâm2 đồng cânLiên nhục1 đồng cân
Ý dĩ1 đồng cânSa nhân1 đồng cân
Cát cánh1 đồng cânBạch biển đậu0.5 đồng cân
Bạch linh2 đồng cânCam thảo2 đồng cân
Bạch truật2 đồng cânSơn dược2 đồng cân

Sắc uống.

Ý nghĩa: Sâm Linh Truật Thảo để bổ khí của tỳ vị. Biển .đậu, Y dĩ, Hoài Sơn, Liên tử để bổ trợ cho Truật, để kiện tỳ, thảm thấp chỉ tả. Sa nhân để tỉnh tỳ, Cát cánh để dẫn thuốc vào phế để ích phế khí.

Thận dương suy

Triệu chứng: Phù toàn thân, nặng nhất ở thắt lưng trở xuống, lưng đau mỏi ê ẩm, nước tiểu ít, chân tay bụng dưới lạnh, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế. Đó là do thận dương suy không giúp được quá trình khí hóa ở bàng quang, không sản sinh ra nước tiểu ứ lại sinh phù.

Phép điều trị: Ôn dương lợi thủy.

Phương thuốc: Chân vũ thang (Thương hàn luận)

Phụ tử                           9g              Phục   linh                 9g

Thược dược                  9g              Bạch  truật                6g

Sinh khương                 9g

Ý nghĩa: Phụ tử để ôn thận trợ dương, Phục linh để kiện tỳ thảm thấp lợi thủy, Sinh khương giúp Phụ tử ôn dương tán hàn, hợp Phục linh để ôn tán thủy khí, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp, Bạch thược để liễm âm hoãn cấp.

Nếu khó thở, tự hãn thêm Nhân sâm, Cam thảo chích, Ngũ vị tử để phòng chứng thoát.

Nếu bị thêm ngoại hàn, phù nặng không có mồ hôi bỏ Thược dược, thêm Ma hoàng, Tế tân, Cam thảo để ôn kinh tán hàn. Khi hết biểu chứng thì thôi.

Phương thuốc: Thận khí hoàn (Tế sinh phương)

Phụ tử1/2 lạngSơn dược1 lạng
Sơn thù1 lạngTrạch tả1 lạng
Phục linh1 lạngĐan bì1 lạng
Ngưu tất1/2 lạngXa tiền tử1 lạng
Thục địa1/2 lạngQuan quế1/2 lạng

Ý nghĩa: Bát vị để ôn dương, Xa tiền, Ngưu tất để lợi thủy.

Điều trị: bằng ăn uống: Nam dược thần hiệu có một số bài thuốc như sau:

  • Bí đao, Hành củ nấu với cá chép thường ăn rất hay.
  • Cá chép 1 con, mổ bỏ ruột, không đụng vào nước và muối, dùng phèn chua 5 đồng cân tán nhỏ nhồi vào bụng cá, lấy giấy bản bọc kín, chát bùn và nướng chín rồi ăn.
  • Cóc 2 con lột da bỏ ruột, Sa nhân 1 đồng cân (có phương gia Hột tiêu một tuổi một hột). Dồn vào trong 1 bao tử lợn, nấu chín, bỏ các thứ chỉ ăn bao tử trong một ngày cho hết.
  • Ruột ốc bươu, hạt Mã đề, Củ tỏi to lượng đều nhau giã nát đắp lên rốn buộc chặt sẽ đái nhiều hơn.
  • Gạo tẻ, đậu xanh đều 1 vốc (có thể thêm Trần bì 1 vốc), gan lợn 1 cái thái nhỏ cùng nấu cháo ăn khoảng năm ngày.
  • Vịt trông đầu xanh 1 con bỏ lông, cùng Trần bì, Hột tiêu, Gừng, Hành, Gạo tẻ nấu cháo ăn thường.
  • Thịt trâu một miếng luộc chín, Gừng giã nát trộn dấm, khi đói thái thịt trâu chấm gừng dấm để ăn.
  • Hoặc đuôi trâu đốt sạch lông nấu canh.
  • Hoặc da trâu nấu với đậu xị để ăn.
0/50 ratings
Bình luận đóng