Hen là một bệnh khá ngoan cố, có nhiều người có hen suốt đời.

Bệnh thường bắt đầu ở tuổi nhi đồng, hoặc do sau khi bị bệnh tà khí còn lưu lại, hoặc do các thức ăn gây nên. Thuốc nam châm cứu ghi: “hen là một bệnh do trong cơ thể sẵn có đờm khí vướng mắc, khi gặp khí hậu thay đổi hoặc ăn phải thức ăn lạ, hoặc ngửi hít những chất mà cơ thể nhạy cảm, thì đờm vướng vít làm cho khí bế tắc mà sinh ra cơn hen”. Kim quỹ yếu lược ghi “Ho làm khí nghịch lên và trong họng như có tiếng của gà nước”, (khái nhi thượng khí, hầu trung thủy kê thanh). Y học chính truyền ghi rõ hơn “hen thì thở có tiếng kêu” (háo (hen) dĩ thanh hưởng minh), về phân loại, phần lớn các tài liệu chia làm hen hàn và hen nhiệt (lãnh háo, nhiệt háo). Giản minh trung y nội khoa học phân loại như sau: hen hàn, hen nhiệt (thời tiết thay đổi làm cơn hen nặng lên), hen mặn (hàm háo), hen đường (đường háo) (ăn ngọt mặn quá làm cơn hen nặng lên).

Cơ chế sinh bệnh hen là đờm làm trở ngại đường của khí khi thở nhất là khi thở ra (đờm khí giao trở). Chứng trị hối bổ viết: hen là bệnh hay phát vì có đờm suyễn lâu, nhân lúc ở bên trong có khí bị ách tắc, lại bị thêm ngoại cảm hoành cách có đờm kéo đỉnh, ba thứ tương hợp làm tắc đường khí, khi dùng sức để thở thì có tiếng kêu phát ra đó là bệnh hen. (háo vì đờm suyễn chi cửu nhi thường phát giả, nhân nhi nội hữu úng tắc chi khí, ngoại hữu phi thời chỉ cảm, cách hữu giáo cố chỉ đờm, tam giả tương hợp bế cự khí đạo, bác kích hữu thành, phát vì háo bệnh), về điều trị thì phải công tà (ngoại tà, thức ăn), trừ đờm, giáng khí để phế khí trở lại bình thường.

Hen hàn.

Triệu chứng: gặp lạnh mùa đông thì có cơn khó thở ra, có tiếng rên rít, sắc mặt xanh tái, rêu lưỡi trắng mỏng trơn, ngực đầy tức, ho có đờm trong loãng trắng, thích uống nóng, mạch trầm khẩn (đó là do trong và ngoài đều có hàn). Nếu do ngoại cảm gây nên, thì có chứng ở biểu (gai rét nóng, đau mình mảy) mạch phù.

Phép điều trị: ôn phế tán hàn, lý khí hóa đờm.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Bán hạ chế                 40g               Phèn phi                  32g

Chỉ xác                      28g

Tán mịn, người lớn 8g/lần uống với rượu

Trẻ em 2 – 6g tùy tuổi.

Ý nghĩa: Bán hạ (ôn) để hóa đờm giáng nghịch, chỉ xác để lý khí, khoan hung làm cho đờm đi xuống theo khí. Phèn phi để tiêu đờm giải độc.

Bán hạ (Bán hạ chế)
Bán hạ (Bán hạ chế)

Phương thuốc: Tô tử giáng khí thang (Cục phương)

Bán hạ2,5 đồng cânTộ tử2,5 đồng cân
Chích thảo2 đồng cânNhục quếl,5 đồng cân
Tiền hồ1 đồng cânHậu phác1 đồng cân
Trần bi1 đồng cânĐương quy2 đồng cân

Sắc với 2 lát gừng, 1 quả táo, 5 lá tía tô.

Ý nghĩa: Tô tử để giáng khí hóa đờm bình suyễn chỉ ho, Bán hạ, Hậu phác, Tiền hồ (Trần bì) để khử đờm chỉ ho bình suyễn, Nhục quế để ôn thận khu lý hàn, nạp khí bình suyễn. Đương quy để dưỡng huyết bổ can hợp với Quế để bổ hư ở dưới hạ tiêu chữa ho suyễn do thận không nạp khí. Gừng, lá tía tô (Tô diệp) để tán hàn tuyên phế. Thảo, Táo để hòa trung, điều hòa các vị thuốc.

Dùng cho phế thận đều hư.

Phương thuốc: Lãnh háo hoàn. (Trương thị y thông) Ma hoàng   1 đồng cân       Hạnh nhân 1 đồng cân

Tế tân                         1 đồng cân   Cam thảo                1  đồng cân

Xuyên ô1  đồng cânXuyên tiêu1  đồng cân
Nam tinh1  đồng cânBán hạ1  đồng cân
Bạch phàn1  đồng cânTạo giác1  đồng cân
Khoản đông hoa2  đồng cânTử uyển2 đồng cân
Thần khúc1 đồng cân

Làm hoàn hồ

Ý nghĩa: Ma hoàng để thông dương khí ở biểu, phát hãn tuyên phế bình suyễn. Tế tân, Xuyên tiêu, Xuyên ô để tăng tác dụng trừ hàn của Ma hoàng. Hạnh nhân, Tử uyển, Khoản đông hoa để giáng phế khi tán phong hàn, bình suyễn. Cam thảo để giảm tính mãnh liệt của Ma hoàng, Tế tân, Xuyên tiêu, Xuyên ô điều hòa sự tuyên giáng của Ma hoàng. Hạnh nhân, Bán hạ, Nam tinh để hóa đờm. Bạch phàn để tiêu đờm giải độc, Tạo giác để tiêu đờm khai khiếu thông họng bị tắc. Thần khúc để tiêu thực kiện tỳ.

Những phương thuốc trên chỉ để trị tiêu (cơn hen) không được dùng lâu.

Các Phương thuốc khác (Trích từ Nam dược thần hiệu — suyễn)

  • Nước cốt gừng 1/2 chén, mật ong 1/2 chén, nấu nóng lên, cho uống dần.

Ý nghĩa: nước cốt gừng để tán hàn ôn trung, mật ong • để điều hòa trong người, sát trùng, lợi hầu họng.

  • Lá hẹ 1 nắm, sắc uống dần để ôn trung trợ dương, mạnh khí nhằm tán hàn, thông khí.

Trần bì   1 đồng cân   Tô tử (sao qua) 1 đồng cân

Chỉ xác 1 đồng cân

Đình lịch tử 1 đồng cân

Nam tinh 1 đồng cân

Tang bạch bì 1 đồng cân

Ngũ vị tử 0,5 đồng cân

Gừng 3 lát.

sắc uống xa bữa ăn.

– Hạt tía tô (Tô tử), hạt cải bẹ trắng (Bạch giới tử), hạt cải củ (La bạc tử) (lượng đều nhau) sao tán nhỏ, sắc với 1 bát nước để sôi vài dạo, cho uống lúc thuốc còn nóng (để cắt cơm).

Thuốc đắp:

Bạch giới tử 1 lạng

Cam toại 0,5 lạng

Tế tân 0,5 lạng tán mịn trộn với xạ hương 0,5  đồng cân (5 phân)

Trộn đều, hòa với nước gừng thành bột dẻo, đắp vào phế du, cao hoang, bách lao, đắp xong có cảm giác đau, không được lấy đi, để 2 giờ mới bỏ đi. 10 ngày đắp 1 lần – cộng 3 lần (Trương Thạch Ngoan).

Triệu chứng: Ho, tiếng ho không thoát, đờm vàng, miệng khát họng đau, người nóng mạch phù sác. Đó là do trong thì có nhiệt ngoài thì có hàn bao vây nhiệt.

Phép điều trị: Tán hàn, giải uất nhiệt.

Phương thuốc: Việt tỳ gia bán hạ thang (Kim quỹ yếu lược)

Ma hoàng3 đồng cânThạch cao4  đồng cân
Sinh khương1,5 đồng cânCam thảo1  đồng cân
Đại táo3 quảBán hạ3  đồng cân

Ma hoàng để ôn thông dương khí ở biểu làm ra mồ hôi. Gừng để trợ Ma hoàng ôn trung tán hàn phát hãn, Thạch cao để thanh phế nhiệt, sinh tân chỉ khát, Bán hạ để hóa đờm giáng nghịch, Cam thảo để ích khí hòa trung, giảm tính mãnh liệt của Ma hoàng, Táo để hòa trung.

Hen nhiệt (nhiệt háo)

Triệu chứng: gặp trời nóng nực (mùa hè) thì có cơn hen, thở mạnh, thở gấp, ho nhiều, đờm vàng đặc, dẻo khó khạc, mặt đỏ, ra mồ hôi, khát, thích uống nước nguội, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt tuyên phế hóa đờm.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Mạch môn20gBạc hà8g
Lá dâu (tang diệp)20gChỉ thiên (tiền hồ)16g
Rễ lau (mao căn)16gCam thảo dây12g

Ý nghĩa: Tang diệp, Bạc hà để tuyên phế thanh nhiệt, Tiền hồ để lý khí hóa đờm, Mạch môn để tư âm thanh nhiệt nhuận phế. Rễ lau để thanh nhiệt lợi tiểu thông giáng phế khí, Cam thảo dây để thanh nhiệt điều hòa các vị thuốc.

Phương thuốc: Tang bạch bì thang (Loại chứng trị tài) Tang bạch bì Hoàng cầm Hoàng liên Sơn chi Hạnh nhân Bối mẫu Tô tử Sinh Khương

Ý nghĩa: Tang bạch bì để thanh phế nhiệt lợi tiểu, Hoàng cầm, Hoàng liên, Sơn chi để thanh nhiệt ở thương tiêu. Hạnh nhân, Bối mẫu, Tô tử để giáng khí hóa đờm tuyên phế. Sinh khương để giúp tán tà.

Phương thuốc: Bạch hổ thang (Thương hàn luận) gia Hoàng cầm, Chỉ thực, Qua lâu

Thạch cao                    30g             Tri mẫu                   12g

Cam thảo                    4g               Ngạnh mễ               9g

Ý nghĩa: Thạch cao, Hoàng cầm để thanh nhiệt ở dương mình thượng tiêu. Tri mẫu giúp Thạch cao thanh nhiệt ở phế vị, tư âm, Qua lâu thanh nhiệt nhuận táo lý khí tông đờm, thông tắc do đờm, Chỉ thực để lý khí, Cam thảo Ngạnh mễ để hòa trung, bảo vệ tân dịch, điều hòa cấc vị thuốc.

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu, Nam dược thần hiệu)

Nước chanh                30ml           Nước cốt gừng 30ml

Sữa người                   30ml           Nước tiểu trẻ em 50ml

Trộn đều nước nóng lên để uống.

Người lớn uống 1 lần. Trẻ em uống làm 2 – 3 lần.

Hen do ăn uống:

Triệu chứng: Ăn phải thức ăn không thích hợp nên có cơn hen, tiếng thở thường như tiếng ngáy.

Phép điều trị: Tiêu thực tích.

Phương thuốc: Thanh kim đơn (trích từ Loại chứng trị tài)

La bặc tử sao 1 lạng, Tạo giác thích thiêu tồn tính 3  đồng cân Tán mịn, trộn với nước cốt gừng, chưng lên thành bánh, làm hoàn bằng hạt đậu xanh, mỗi lần 15 hoàn sắc uống, hoặc sắc với Chỉ thực để uống.

Nam dược thần hiệu chỉ dùng La bặc tử với nước cốt gừng làm hoàn hoặc nước cốt gừng nửa chén nấu với mật ong nửa chén uống lúc nóng.

Phương thuốc:

Tô tử                      Trần bì                         Nhục quế

Riềng ấm               Nhân sâm sao lượng bằng nhau

Tán mịn làm hoàn mật bằng hòn đạn, mỗi lần uống 1 viền với nước cơm nóng. Tuệ Tĩnh dùng để chữa ho hen, thở gấp, khí nghịch bụng đau như dùi đâm.

Ý nghĩa: Quế để ôn trung, Riềng để tiêu thực, Sâm để bổ khí, Tô tử, Trần bì để hóa đờm chỉ ho suyễn.

Bệnh mới mắc (hen thực): tiếng ngáy ran rít, cần dùng

Bách bộ                      2  đồng cân  Chích thảo 2 đồng cân

Cát cánh                     1 đồng cân   Trần bì                    1  đồng cân

Bán hạ                        1 đồng cân   Phục linh l,5 đồng cân

Để hóa đờm lý khí lợi hầu họng, thanh phế bình suyễn.

Cũng thường có bệnh đã lâu (cửu bệnh – hen hư): tiếng thở như ngáy, cần dùng Mạch môn Cát cánh Cam thảo sắc uống để tư âm thanh nhiệt ở phế, lợi hầu họng để bình suyễn.

Bệnh hen thường kéo dài, làm chính khí hư,

bình thường khi không có cơn hen có thể dùng những thuốc sau để điều bổ:

5.1. Bột hà xa (nhau thai) hoặc hà xa đại tạo hoàn.

5.2. Nhân sâm tắc kè tán (Vệ sinh bảo giám) để ích khí thanh phế.

Tắc kè1 đôiHạnh nhân5 lạng
Cam thảo5 lạngNhân sâm2 lạng
Phục linh2 lạngBối mẫu2 lạng
Tang bạch bì2 lạngTri mẫu2 lạng

Tán mịn – mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2  đồng cân với nước ấm.

Ý nghĩa: Tắc kè để bổ thận nạp khí định suyễn, Nhân sâm để đại bổ nguyên khí, Phục linh để ích tỳ thảm thấp, Tang bạch bì Hạnh nhân để lợi phế khí giáng nghịch, Bối mẫu để thanh nhiệt nhuận phế, khai uất hóa đờm, Tri mẫu để thanh phế nhiệt tư thận nạp khí.

  • Song nếu không có nhiệt mà có trạng thái hàn thì dùng phương Nhân sâm hồ đào thang (Tế sinh phương). Nhân sâm 8 g Hồ đào 5 quả sắc để bổ phế thận định suyễn.
  • Nếu âm hư có đờm dùng Kim thủy lục quân tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư) Đương quy Thục địa, Bán hạ Trần bì Phục linh Cam thảo để dưỡng âm huyết (quy thục) và lý khí hóa đờm (nhị trần thang).
  • Nếu khí hư ăn kém dùng Lục quân tử thang hợp Ngọc bình phong tán: Nhân sâm Bạch truật Bạch linh, Cam thảo, Trần bì, Bán hạ (lượng bằng nhau) để ích khí. Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong để ích khí cố biểu phòng ngoại tà.

Phương thuốc dùng chung cho cả hen hàn và hen nhiệt (Hướng dẫn thực hành điều trị)

Ở trẻ em:

Ma hoàng4gTiền hồ8g
Hạnh nhân6gCát cánh8g
Thạch cao8gTrần bì4g
Cam thảo – ơ người lớn:2gThổ bối mẫu8g
La bặc tử12gBạch giới tử12g
Tô tử12gMa hoàng12g
Mạch môn12gCát cánh8g
Cam thảo6gBán hạ chế10g

Ý nghĩa: Ma hoàng để trừ hàn ở biêu, Bạch giới tử để ôn phế lợi khí. Thạch cao để thanh nhiệt ở lý. Mạch môn để dưỡng âm. La bặc tử để tiêu thực đạo trệ hành khí trừ đờm Hạnh nhân Tiền hồ, Tô tử, Trần bì để giáng khí lý khí hóa đờm chỉ suyễn, Bán hạ Bối mẫu để hóa đờm, Cam thảo Cát cánh để lợi hầu họng chỉ suyễn. Cát cánh để dẫn thuốc đi lên.

0/50 ratings
Bình luận đóng