Lâm chứng là bệnh có đi đái nhiều lần, đái đau, nước tiểu ít, khó ra, bụng dưới đau, nặng thì đái không được. Kim quỹ yếu lược, viết: bệnh lâm đi đái nước tiểu ra nhỏ giọt, bụng dưới đau căng, đau lan đến rốn. Thường có nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao âm, lao lâm, khí lâm. Nội khoa học cho rằng: các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, đái dưỡng chấp của y học hiện đại tương ứng với lâm chứng của y học cổ truyền, về nguyên nhân, Nội kinh cho là do tỳ thấp uất nhiệt gây nên. Kim quỹ yếu lược viết: “Các bệnh lâm đều bởi nhiệt ở hạ tiêu” Chư bệnh nguyên hậu luận thì viết: “các bệnh lâm đều do thận hư, bàng quang nhiệt gây nên”. Các y gia đời sau có người cho là nhiệt ở tâm đi xuống tiểu trường, khí hóa không đến được bàng quang, thận hư không thể chế ước được chỉ dịch (nước, mõ). Tuệ tĩnh cho là do “ham ăn đồ cao lương mỹ vị hậu rượu nồng thịt nướng quá nhiều hoặc do lo nghĩ, sắc dục quá độ đến nỗi thủy hoả mất điều hòa tâm thận không còn giao với nhau” (Nam dược thần hiệu – Lâm chứng) Vì vậy trọng điều trị đã có các phép khác nhau như: Thông lợi cố sáp, thanh nhiệt, hóa kết thăng dương, hoạt lợi…

Nhiệt lâm:

Nguyên nhân thường do thấp nhiệt ôn kết ở hạ tiêu hoặc nhiệt ở tâm tiểu trường đi xuống hạ tiêu, khí hóa ở bàng quang không thuận lợi gây nên.

Triệu chứng: Đái nhiều lần, ống đái nóng, đau buốt, nhỏ giọt, nước tiểu vàng, đỏ, đục, bụng dưới đau hoặc đau lưng, hoặc sốt mồm đắng, hoặc phân khô, kết, lưỡi đỏ rêu cáu, mạch sắc.

Phép điều trị: Thanh nhiệt tả hỏa, lợi thấp, thông tiểu tiện.

Phương thuốc: Bát chính tán (Cục phương) dùng trong thấp nhiệt.

Xa tiền tử1 cânCù mạch1 cân
Biển súc1 cânHoạt thạch1 cân
Chi tử1 cânCam thảo chích1 cân
Mộc thông1 cânĐại hoàng1 cân

Làm tán, mỗi lần dùng 2 đồng cân, sắc với Đăng tâm thảo, chắt nước uống sau bữa ăn, lúc sắp đi nằm.

Ý nghĩa: Mộc thông, Xa tiền tử, Cù mạch, Biển súc, Hoạt thạch để thanh lợi thấp nhiệt. Chi tử để trừ thấp ở tam tịêu; Đại hoàng để tiết nhiệt; Tâm thảo để dẫn nhiệt đi xuống; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Vị thuốc Mộc thông
Vị thuốc Mộc thông

Phương thuốc: Trúc diệp cỏ nhọ nồi thang (Thuốc nam châm cứu – Đại máu)

Sinh địa                     20g              Cam   thảo                6g

Cỏ nhọ nồi                20g              Mộc  thông              16g

Lá tre                        20g

Dùng trong tâm tiểu trường nhiệt.

Phương thuốc: Trúc diệp mạch môn mao căn thang (Thuốc nam châm cứu – đái ra máu)

Mạch môn20gRễ cỏ tranh20g
Râu ngô20gLá tre20g
Mã đề20gLá thài lài tía20g

Dùng trong hạ tiêu có nhiệt.

Ý nghĩa: Trúc diệp để thanh nhiệt, Mạch môn, cỏ nhọ nồi, Sinh địa để tư âm lương huyết, Mộc thông, Lá thài lài tía, Mã đề, Râu ngô Bạch mao căn để thanh lợi thấp nhiệt.

Phương thuốc: Đạo xích tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Sinh địa                 Mộc thông

Cam thảo tiêu sống.

Lượng bằng nhau, tán mỗi lần dùng 3 đồng cân sắc với lá tre, thêm Hoạt thạch, Đăng tâm thảo lọc lấy thuốc, uống lúc thuốc còn ấm sau bữa ăn. .

Ý nghĩa: Sinh địa để tư âm lương huyết chế tâm hoả, Mộc thông, Đăng tâm thảo để thanh nhiệt ở kinh tâm, thanh lợi tiểu trường. Hoạt thạch để thanh thấp nhiệt.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – Bí tiểu tiện, Lâm chứng)

  • Vỏ bí đao sắc cho uống.
  • Rau sam giã lấy nước uống.
  • Rễ biển súc 1 nắm sắc uống.

Thạch lâm:

Nguyên nhân: Thấp nhiệt (ở lâu ở hạ tiêu) chưng cô nước tiểu ngày này sang ngày khác, các chất cặn kết thành thạch (sỏi) như nồi nấu lâu có kết cặn ở đáy.

Triệu chứng: Đái khó đau như bị tắc, nước tiểu vàng, đỏ, đục, có cặn sỏi hoặc đang đái bị tắc lại, ông đáị đau như bị đâm không chịu nổi, hoặc đau quặn lưng bụng dưới, nước đái có máu, mạch huyền hoặc sáp.

Phép điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, bài sỏi, thông tiểu tiện.

Phương thuốc: Gia vị quỳ tử tán (Loại chứng trị tài)

Đông quỳ tử          3 lạng  Phục linh         1 lạng

Hoạt thạch               1 lạng             Mang tiêu    5 đồng cân

Sinh cam thảo 2.5 đồng cân            Nhục quế  2.5 đồng cân

Tán mịn mỗi lần dùng 1 đồng cân.

Ý nghĩa: Đông quỳ tử, Hoạt thạch, Phục linh, Mang tiêu để thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, Nhục quế để ôn dương, Sinh cam thảo để điều hòa các vị thuốc, giải độc.

Gia Hải kim sa (7,5 đồng cân), Kim tiền thảo, Kê nội kim để bài sỏi thông tiểu tiện. Nếu nhiệt nhiều, ỉa khó, bỏ Nhục quế, thêm Chi tử.

Các Phương thuốc: Trong Thuốc nam châm cứu – sỏi thận, sỏi bàng quang,

a. Kim tiền thảo:

Cách dùng:

Hoặc dùng cả dây, lá tươi, giã nhỏ hòa với 1 lít nước, lọc vắt lấy nước, uống trong 24 giờ.

Hoặc dùng cả lá dây tươi 100g cho vào 2 lít nước sắc còn 1 lít, chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi.

b. Râu ngô 40g Hoa lá mã đề 60g

Râu ngô 40g Hoa lá mã đề 60g

c. Cỏ nhọ nồi 40g Rễ cỏ tranh 20g

Rau má 20g Rau sam 20g

Thài lài tía 20g Cam thảo đất 30g

Râu ngô 30g Lá tre 30g

d. Quế chi 4g Vỏ núc nác 16g

Hoa lá mã đề 20g Xương bồ 8g

Mộc thông 12g Tỳ giải 30g

Cam thảo đất 16g Quả dành danh 20g

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – lâm chứng)Ý nghĩa: Kim tiền thảo để bài sỏi thông tiểu tiện, Thài lài tía, vỏ núc nác, Quả dành dành, Lá tre, Rau má, cỏ nhọ nồi, Mộc thông để thanh nhiệt lợi tiểu. Râu ngô, Mã đề, Rễ cỏ tranh, Tỳ giải để lợi tiểu. Xương bồ để khai khiếu, Quế chi để thông kinh.

Ngưu tất                 1 lạng               Nước                   2 bát

Sắc còn 1 bát uống nóng hoặc cho vào tí rượu rồi uống. Chữa đái buốt, hoặc đái ra máu ra cát, đái ra sạn.

Phương thuốc: Nhị thần tán (Chính trị chuẩn thằng).

Hải kim sa              7,5  đồng cân   Hoạt thạch 5  đồng cân

Tán mịn mỗi lần dùng 2 đồng cân sắc vổi Mạch đông, Xa tiền Kim tiền thảo, kê nội kim

Huyết lâm:

Nguyên nhân: Nhiệt ở tâm, tiểu trường chuyển xuống hạ tiêu làm tổn thương huyết lạc, bức huyết vọng hành, huyết theo nước tiểu ra. Hoặc thận âm hư, hư hỏa nhiễu phần huyết làm huyết theo nước tiểu ra. Có thể do thạch lâm làm tổn thương huyết lạc, huyết theo nước tiểu ra.

  • Hạ tiêu có nhiệt (thực nhiệt):

Triệu chứng: Nước tiểu ít, có máu, mặt đỏ, khát nước, loét miệng lưỡi, bồn chồn khó ngủ, rêu vàng, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt, lương huyết chỉ huyết.

Phương thuốc: Tiểu kế ẩm tử. (Tế sinh phương)

Sinh địa4 lạngTiểu kế0,5 lạng
Hoạt thạch0,5 lạngMộc thông0,5 lạng
Bồ hoàng sao0,5 lạngNgẫu tiết0,5 lạng
Trúc diệp0,5 lạngĐương qui0,5 lạng
Chi tử0,5 lạngChích thảo0,5 lạng

Ý nghĩa: Đây là phương Đạo xích tán gia các vị Tiểu kế, Sinh địa, Bồ hoàng, Ngẫu tiết để lương huyết chỉ huyết. Chi tử, Trúc diệp, Mộc thông, Hoạt thạch để thanh nhiệt lợi thấp, Đương qui, Cam thảo để hòa dinh chỉ đau.

Phương thuốc: Trúc diệp cỏ nhọ nồi thang (Thuốc nam châm cứu – đái ra máu)

Sinh địa20gMộc thông16g
Trúc diệp20gCam thảo đất16g
Cỏ nhọ nồi20g

Phương thuốc: Trúc diệp mạch môn mao căn (Thuốc nam châm cứu – đái ra máu)

Mạch môn20gHoa lá mã đề20g
Râu ngô20gRễ cỏ tranh20g
Trúc diệp20gLá thài lài tía20g

Phương thuốc: Nhị thảo thang (Thuốc nam châm cứu – đái ra máu)

Cỏ nhọ nồi                 30g               Mã đề tươi              12g

Ý nghĩa: Sinh địa, Trúc diệp, cỏ nhọ nồi, lá Thài lài tía, để thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết. Sinh địa, Mạch môn, Cỏ nhọ nồi để tư âm thanh nhiệt. Rễ cỏ tranh, mã đề, Râu ngô để lợi tiểu.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – lâm chứng)

Sinh địa                  3 lạng               Hoàng cầm             5 đồng cân

A giao                5 đồng cân   Trắc bách diệp        2 đồng cân

Để dưỡng âm thanh nhiệt, chỉ huyết.

Cao lâm

Nguyên nhân: Thấp nhiệt ứ trệ làm khí hóa ở hạ tiêu bất thường không phân được thanh trọc, dịch mỡ theo nước tiểu ra thành cao lâm. Hoặc bệnh lâu thận hư bất cố dịch mỡ theo nước tiểu ra.

Chứng thực:

Triệu chứng: Thường có nước tiểu đục như nước vo gạo hoặc có mố, ông đái nống, nước tiểu đi khó và gây đau.

Phép điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp, phân thanh khử trọc

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – đái đục) ích trí nhân Tỳ giải Xương bồ Ô dược (bằng nhau)

sắc gần được thì cho 1 nhúm muối, uống lúc đói.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – lâm chứng)

  • Tổ bọ ngựa (tang phiêu tiêu) mỗi lần dùng một cái nướng khô tán nhỏ, uống với rượu lúc đói.
  • Cỏ màn chầu 1 nắm to, giã nát đổ vào một bát nước, sắc sôi lọc bỏ bã, cho vào 1 chén con mật uống lúc đói.,

Phép điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp, phân thanh khử trọc.

Phương thuốc: Tỳ giải phân thanh ẩm (Trưc chỉ phương)

Tỳ giải2 đồng cân,Cam thảo tiêu.1 đồng cân
Xương bồ0,5 đồng câních trí nhân2 đồng cân
Phục linh1,5  đồng cânÔ dược2 đồng cân.
Muối ăn

Có thể thêm Hoàng bá, Xa tiền tử, Đan sâm.

Phương thuốc: Đái dục thang (Thuốc nam châm cứu đái đục)

Ý dĩ50gTỳ giải20g
Hoài sơn20gMã đề12g
Rễ cỏ tranh12g

Ý nghĩa: Tỳ giải, ý dĩ, Phục linh, Hoài sơn để kiện tỳ lợi thấp hóa trọc. Đan sâm, Hoàng bá để thanh nhiệt. Xương ■bồ kết hợp Tỳ giải để trừ thấp phân thanh trọc, Mã đề, Rễ cỏ tranh, Cam thảo tiêu để thông lợi tiểu tiện. ích trí nhân, ô dược, Tổ bọ ngựa để ôn thận, hóa khí. Muối ăn để dẫn thuốc vào thận.

Chứng hư:

Triệu chứng: Bệnh lâu hoặc lao lực quá độ làm thận hư bất cố nên riước tiểu như có mỡ, đi tiểu khó và đau giảm song gầy dần, đầu váng, không có sức, thắt lưng đau, gối mỏi, lưỡi nhạt rêu cáu, mạch tế vô lực.

Phép điều trị: Bổ thận, cố tinh.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – lâm chứng)

Xương dê đốt cháy tán nhỏ, mỗi lần 2 đồng cân, dùng với nước sắc vỏ trắng rễ cây dâu làm thang.

Phương thuốc: Tỳ giải phân thanh ẩm ở trên bỏ Thạch xương bồ hợp với Lục vị gia Hoàng kỳ, Thỏ ti tử, Liên tu, Khiếm thực, Mẫu lệ.

Nếu thận dương hư thì dùng Thận khí hoàn gia Hoàng kỳ, Thỏ ti tử, Liên tu, Khiếm thực, Mẫu lệ.

Lao lâm

Nguyên nhân: Thường là thận hư hạ nguyên không vững chắc, tỳ hư, trung khí hạ hãm gây đái khó, gặp khi quá mệt chuyển thành lao lâm.

Tỳ hư:

Triệu chứng: Đái tý một ra không hết, lúc đái, lúc ngừng, nước tiểu hơi đỏ sáp, mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hư nhược (Tỳ).

Phép điều trị: Bổ trung ích khí.

Phương thuốc: Bổ trung ích khí thang: (Tỳ vị luận)

Hoàng kỳ1  đồng cânCam thảo0,5 đồng cân
Nhân sâm0,3 đồng cânĐương quy0,2 đồng cân
Trần bì0,3  đồng cânBạch truật0,3 đồng cân
Thăng ma0,3 đồng cânSài hồ0,3 đồng cân

Gia: Tỳ giải, Phục linh, Xa tiền, Trạch tả để lợi thấp giáng trọc..

Thận hư:

Triệu chứng: Thêm gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phép điều trị: Tư thận thanh hỏa.

Phương thuốc:

  1. Trị bá địa hoàng thang
  2. Lục vị hoàn gia Mạch mộn Ngũ vị.

Khí lâm

Nguyên nhân: thường là khí hóa ở bàng quang kém (Khí hóa bất cập châu đô) khí trệ, hoặc khí hư, hoặc khí hư hạ hãm.

Khí hóa ở bàng quang kém

Triệu chứng: Bàng quang khí trướng, bụng trướng Căng, đầy đái không hết còn sót.

Phép điều trị: Lý khí thông lâm.

Phương thuốc: Dùng ngoài (Nam dược thần hiệu – bí tiểu tiện).

  • Tía tô cho vào nồi, nấu sôi để xông (vùng.hội âm)
  • Muối rang nóng bọc vào trong túi vải, chườm từ rốn xuống.
  • Hoặc cứu Thần khuyết cách muối.

Phương thuốc: Trầm hương tán (Loại chứng trị tài)

Trầm hương5 đồng cânHoạt thạch5 đồng cân
Cù mạch5 đồng cânXích thược7,5 đồng cân
Đông quỳ tử7,5 đồng cânBạch truật7,5 đồng cân
Chích thảo2,5 đồng cân.Vương bất lưu hành5 đồng cân

Ý nghĩa: Đông quỳ tử, Cù mạch, Hoạt thạch để lợi thấp thanh nhiệt thông lâm. Trầm hương để lý khí. Bạch truật, Chích thảo để kiện tỳ táo thấp. Xích thược Vương bất lưu hành để hành huyết hoạt huyết.

Khí trệ:

Triệu chứng: Thêm từ rốn trỏ xuống trướng đầy.

Phép điều tri: Lý khí thông lâm

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần diệu – bí tiểu tiện)

Trần bì3 lạngHành củ3 củ
Hạt quỳ1 lạngNước5 bát

Sắc còn 2 bát, uống.

Phương thuốc: Cù mạch thang (Loại chứng trị tài)

Cù mạch1,5 lạngMộc thông1,5 lạng
Hoàng liên1,5 lạngCát cánh1,5 lạng
Đương qui1,5 lạngDiên hồ sách1,5 lạng
Chỉ xác1,5 lạngKhương hoạt1,5 lạng
Xạ can1,5 lạngĐại phúc bì1,5 lạng
Khiên ngưu1,5 lạngNhục quế0,5 lạng

Tán mịn mỗi lần dùng 4 đồng cân sắc với một lát gừng.

Ý nghĩa: Cát cánh, Chỉ xác, Đại phúc bì để lý khí; Nhục quế, Xạ can để ôn dương; Cù mạch, Mộc thông, Khương hoạt, Khiên ngưu, Hoàng liên để lợi thấp thanh nhiệt thông lâm. Diên hồ sách, Đương qui để dưỡng huyết hoạt huyết chỉ đau.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – Lâm chứng)

Cọng rau muống 1 nắm to, giã nát đắp vào rốn sẽ đái. Dùng để chữa đàn bà bí đái.

  • Khí hư:

Triệu chứng: ở trên thêm: Đoản khí, thở yếu, tự hãn, mệt mỏi

Phép điều trị: Bổ khí

Phương thuốc: Bát trân thang gia Ngưu tất, Đỗ trọng, bội Phục linh.

Nếu khí hư hạ hãm gây khí lâm.

Phép điều trị: Bổ khí thăng đề.

Phương thuốc: Bổ trung ích khí tang.

(Kỳ, Sâm, Truật, Thảo, Mộc hương, Thăng, Sài)

Phương thuốc: chung cho các chứng lâm

Ngũ lâm tán (Cục phương)

Xích linh1,5 đồng cânXích thược1 đồng cân
Sơn chi1 đồng cânĐương qui1,2 đồng cân
Cam thảo1,2 đồng cânĐăng tâm thảo20 ngọn

Gia vị:

Khí lâm thêm:

Hương phụ, Mạch nha.

Huyết lâm thêm: Ngưu tất, Đào nhân, Hồng hoa, Sinh địa.

Thạch lâm thêm: Hoạt thạch, Hải kim sa Lao lâm: Hợp với Bổ trung ích khí thang Cao lâm: Hợp với Tỳ giải phân thanh ẩm.

Ý nghĩa: Sơn chi thanh thấp nhiệt ô tam tiêu. Xích thược, Đương qui để dưỡng huyết, hoạt huyết, Xích linh, Đăng tâm thảo để dẫn nhiệt đi xuống, thông lâm.

0/50 ratings
Bình luận đóng