Tên khoa học: Eucalyptus robusta Smith.

Họ: Sim – Myrtaceae.

1. Mô tả, phân bố

Bạch đàn đỏ là cây gỗ thường xanh, cao 5-15m, có thể đến 30m, vỏ đo đỏ, có nhựa. Lá ít thơm, ở nhánh non, phiến lá xoan, ở nhánh trưởng thành, phiến thon hẹp cong cong, gốc hơi không cân xứng. Cụm hoa là tán, có khi chuỳ; hoa vàng vàng, nhị nhiều. Quả hình chén dài dài; nở thành 4 mảnh. Mùa hoa tháng 7-10.

cay bach dan do

2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng của bạch đàn đỏ là lá. Cây bạch đàn đỏ có gốc ở Úc châu, được trồng để lấy gỗ và lấy bóng mát. Có thể thu hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm.

3. Thành phần hóa học

Tinh dầu bạch đàn đỏ chứa cineol, pinen, camphen, các aldehyd valeric, butyric…

4. Công dụng, cách dùng

Bạch đàn đỏ vị hơi cay, hơi đắng, tính bình, có mùi thơm; có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, trừ mủ và chống ngứa. Ở Trung Quốc được dùng trị:

1. Cảm lạnh, cúm, viêm não truyền nhiễm, viêm não B;

2. Viêm phần trên đường hô hấp, viêm hầu;

3. Viêm khí quản, viêm phổi nang;

4. Viêm bể thận cấp và mạn; viêm thận;

5. Viêm ruột, bệnh do nấm Candida;

6. Sốt rét;

7. Bệnh giun chỉ.

Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida, và sát khuẩn da.

Liều dùng: 10-15g dạng thuốc sắc, Bạch đàn đỏ gây kích thích dạ dày và có thể gây rối loạn cho gan, cần thêm đường để giảm bớt kích thích. Dùng ngoài, nấu nước rửa.

0/50 ratings
Bình luận đóng