Tên khác: Cây gỗ vang – Cây vang nhuộm

Tên khoa học: Caesalpinia sappan L.

Họ: Đậu (Fabaceae)

1. Mô tả, phân bố

Tô mộc thuộc loại cây gỗ to, có thể cao tới 14m, thân và cành có gai, gỗ màu đỏ nâu. Lá mọc cách, kép 2 lần lông chim chẵn, có tới 12 – 14 đôi lá chét, phiến lá chét nhỏ gần như hình thang. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, màu vàng, hình cánh bướm. Quả loại đậu, dẹt, vỏ cứng, có sừng nhọn Ở đầu quả, trong chứa 3 – 4 hạt, màu nâu.

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi như: Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An… Các nước Ấn Độ, Malaysia cũng có Tô mộc.

hoa Tô mộc

 2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tô mộc là gỗ thân và cành. Thu hoạch quanh năm ở những cây trên 10 năm. Chặt cây, róc đẽo hết lớp vỏ ngoài và phần lớn gỗ giác lấy phần lõi, cưa thành khúc ngắn (khoảng 25cm), chẻ nhỏ, phơi khô, độ ẩm không quá 11 %.

Dược liệu Tô mộc đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

3. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của Tô mộc là tanin, chất màu và một ít tinh dầu.

duoc lieu to moc

4. Công dụng, cách dùng

Dược liệu Tô mộc có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, lưu thông khí huyết. Dùng chữa các chứng bệnh: tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, nhiễm khuẩn đường ruột, phụ nữ bế kinh, sản hậu, chấn thương ứ huyết, bụng trướng đau.

Cách dùng:

Uống 3 – 9g/ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán hay cao lỏng. Hiện nay trên thị trường đã có viên tô mộc được chế từ cao khô, dùng chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn rất tết.

0/50 ratings
Bình luận đóng