Được biết, hệ thống miễn dịch của cơ thể mỗi ngày đều phải đối diện với sự xâm hại của rất nhiều những virus mang bệnh khác nhau, hay gặp nhất chính là virus gây cảm lạnh, bệnh có tính lây bằng đường hô hấp do virus cảm lạnh gây ra được gọi là bệnh cảm. Theo số liệu thống kê, các loại virus gây cảm lạnh khác nhau có thể lên tới 200 loại, khi mỗi lần hệ thống miễn dịch phải đối diện với những loại virus gây cảm lạnh khác nhau, sẽ khó mà tránh khỏi nguy cơ mắc phải. Một khi hệ thống miễn dịch bị yếu đi, bệnh cảm lạnh càng dễ thâm nhập vào người, từ đó hàng loạt người sẽ bị dịch cảm.

Cảm lạnh cũng là loại bệnh hay gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, còn gọi là trúng gió, triệu chứng là hắt xì hơi, xổ mũi, chảy nước mắt, người nóng, đau đầu, ho, toàn thân khó chịu v.v Nói chung, triệu chứng lâm sàng có thể chia thành hai loại chủ yếu là cảm phong nhiệt và cảm phong hàn, trong đó còn có trúng nắng, trúng ẩm, cảm lạnh do cơ thể suy yếu. Người bị cảm nên căn cứ vào những triệu chứng khác nhau để lựa chọn những loại trà thích hợp để điều trị bệnh.

Cảm cúm
Cảm cúm

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Trong lá trà có chất cafein, theophylline, ca cao có công dụng lợi niệu, có thể đào thải một lượng nhiệt lượng lớn, có lợi cho việc giảm nhiệt độ của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống trà nóng sau chín phút, nhiệt độ cơ thể có thể giảm xuống 1-2 o C, sau 15 phút nhiệt độ cơ thể lại hồi phục như lúc đầu. Trà uống vào mùa hè có thể chống nóng, giảm nhiệt độ, tăng cường sinh lực, chống khát, cũng là thứ đồ uống chữa nhiệt miệng, khô họng.

Các loại trà nên sử dụng

(1) . Trà gừng pha đường

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi 10 miếng, lá trà 10 gam, đường đen 15 gam. Trước tiên gừng đem rửa sạch, thái nhỏ, cho vào một cốc lớn cùng lá trà, đổ ngập nước sôi vào, đậy nắp lại, để khoảng hơn 10 phút, cho thêm một lượng đường đen vừa đủ vào. Uống luôn trong một lần khi còn nóng, uống xong lên giường đắp chăn cho ra mồ hôi.

Công hiệu chữa trị: Giúp tản hàn, hòa vị. Dùng cho những người bị cảm kinh niên, đau đầu kéo dài, đau nhức toàn thân, ăn không ngon miệng.

Gừng có nhiều tác dụng chữa bệnh
Gừng có nhiều tác dụng chữa bệnh

Chú ý: Phương trà này là kinh nghiệm dân gian chuyên chữa cảm lạnh. Trong phương trà này có gừng tươi có vị cay và nóng giúp chữa lạnh, lá trà giúp lợi niệu, làm giãn mạch máu, đường đen có vị ngọt dịu, dùng để hòa giải sự kích thích vị gừng và lá trà đối với dạ dày. Người bị cảm nặng sốt cao không nên uống.

(2) . Trà gừng tía tô

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi, lá tía tô mỗi loại 3 gam, lá trà vừa đủ. Gừng tươi đem cắt nhỏ, lá tía tô rửa sạch, cho một lượng lá trà thích hợp vào cốc, đổ nước sôi vào để trong 10 phút, uống thay trà, mỗi ngày uống hai thang vào sáng và tối, uống nóng.

Công dụng chữa trị: Thông gió giảm nhiệt, điều tiết khí hòa vị. Dùng cho những người bị cảm phong hàn, đầu đau và nóng, hoặc bị cảm dạng tràng vị như có chứng nôn ói, đau dạ dày, trướng bụng.

Chú ý: Phương thuốc này uống thay trà, vị dễ uống, dễ sử dụng, thích hợp với việc phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe trong gia đình.

(3) . Trà khương hoạt tía tô

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá tía tô, khương hoạt, lá trà mỗi loại 9 gam. em ba loại trên tạo thành bột, đổ nước sôi vào. Mỗi ngày uống một thang, uống khi nóng.

Công dụng chữa trị: Giải nóng và cay. Dùng cho những người bị cảm phong hàn, nôn, sốt, đau đầu, không có mồ hôi, cơ thể đau nhức v.v

Chú ý: Phương trà này uống thay trà khi còn nóng, giải gió và lạnh, những người bị cảm, cơ thể đau nhức cũng có thể dùng. y là cách chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả.

Khương hoạt
Khương hoạt

(4) . Trà ớt

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: ýt 500 gam lá trà 10 gam, hồ tiêu, muối ăn vừa đủ. Trước tiên ớt đem rửa sạch, sau đó cho hỗn hợp lá trà, hồ tiêu, muối ăn vào trộn đều, cho vào bình, bịt chặt miệng lại, để khoảng 15 ngày là có thể dùng được. Khi dùng phải lấy ra lượng ớt thích hợp, đổ nước sôi vào, uống khi còn nóng.

Công dụng chữa trị: Chữa lạnh, khai vị hỗ trợ tiêu hóa. Dùng cho những người cảm lạnh đau đầu, chóng mặt, ăn ít. Phương trà có cách dùng thuận tiện, ví dụ như khi cần có thể uống một cốc là đã có tác dụng khai vị, ăn được nhiều hơn.

Chú ý: Những người bị loét trực tràng, viêm phế quản cũng như các bệnh về gan, thận không nên dùng.

(5) . Trà chống cảm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ bản lam, lá đại thanh mỗi loại 50 gam; hoa cúc dại, hoa kim ngân mỗi loại 30 gam. Cho 4 thứ trên vào ấm trà, đổ nước sôi vào, đợi sau một lát rồi uống. Uống nhiều như trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc. Dùng cho những người phòng chứng cảm dịch tễ.

Chú ý: Phương trà này ngoài để phòng tránh dịch cảm, còn có tác dụng phong tránh khá tốt các bệnh viêm não dịch tễ, viêm gan dịch tễ và lây đường hô hấp dịch tễ (đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do virus). Khi mắc những loại bệnh dịch, sẽ có rất nhiều loại trà thuốc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe.

Những điều cần ghi nhớ

Thời tiết thay đổi, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng hoặc ở môi trường nhiều gió trong một thời gian dài sẽ đều khiến khả năng miễn dịch giảm đi, càng khiến virus gây cảm dễ xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, phương pháp phòng tránh bệnh cảm hữu hiệu nhất và cũng là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí trong khẩu phần ăn hàng ngày.

(1) . Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Kiên trì tập thể dục, Ví dụ như đi bộ, chạy bộ, leo núi, đánh bóng, luyện thái cực quyền, có thể tăng khả năng chịu rét của cơ thể, phòng tránh bệnh cúm.

Bảo đảm giấc ngủ đầy đủ. y là điều kiện giữ gìn sức khỏe cơ bản nhất cũng như quan trọng nhất. Nếu có cảm giác mình sắp mắc bệnh thì nên tạo ra thời gian nghỉ ngơi đầy đủ cho bản thân. Không nên để cơ thể làm việc quá sứcB, làm việc quá sức có thể khiến cơ thể bị suy nhược, rất dễ bị virus gây cảm xâm nhập vào cơ thể.

Không làm công việc phải chịu nhiều áp lực trong một thời gian dài. p lực sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể, làm công việc chịu nhiều áp lực trong một thời gian dài sẽ càng nguy hại hơn cho cơ thể, cần thường xuyên giữ cho tâm tính vui vẻ, từ đó chứng cảm cũng sẽ phải giảm theo.

(2) . Chế độ ăn uống hợp lí

Chế độ ăn uống phải có đầy đủ chất dinh dưỡng. Kén ăn hoặc thường xuyên ăn ngoài rất dễ khiến chế độ dinh dưỡng không cân bằng, từ đó sẽ khiến cho sức đề kháng của cơ thể kém đi, cần chú ý giữ cân bằng các chất dinh dưỡng khiến cơ thể khỏe mạnh như protein, chất đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Vitamin C có thể chống cảm. Như người ta vẫn thường nói, mỗi ngày bổ sung 100 mg vitamin C có thể tránh được hiện tượng thiếu vitamin C. Nếu mọi người cần đề phòng những loại bệnh mãn tính như ung thư dạ dày hoặc muốn tăng sức đề kháng của cơ thể, mỗi ngày có thể dùng 500-600 mg trong một thời gian dài.

Uống nhiều trà xanh. Vì trong trà xanh có chứa nhiều hàm lượng nhi trà, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh cảm dịch tễ.

(3) . Cố gắng giảm nguy cơ truyền nhiễm

Tránh những nơi tập trung đông đúc. Tại những nơi công cộng có đông người như trong nhà ga hoặc những cửa hàng bách hóa, trong không khí luôn tồn tại vô số vi khuẩn gây bệnh. miễn dịch với các loại bệnh truyền nhiễm, tốt nhất là nên tránh xa những nơi nguy hại như vậy. c biệt là trong thời gian bùng phát bệnh cảm dịch tễ cần sớm cách li người bệnh, giảm các hình thức sinh hoạt tập thể.

(4) . Kịp thời tiếp nhận văcxin phòng dịch cảm

Văcxin phòng dịch cảm là một biện pháp hữu hiệu phòng trừ bệnh cảm dịch tễ, nhưng lại không phát huy tác dụng với các bệnh cảm thông thường. Tóm lại, thông qua việc sử dụng văcxin phòng dịch cảm để tạo kháng thể có thể bảo vệ được cơ thể con người trong một năm, nhưng do virus gây cảm sẽ không ngừng tạo ra biến thể nên hàng năm cần tiếp nhận các loại văcxin phòng bệnh cảm dịch tễ.

0/50 ratings
Bình luận đóng