Người già không nên ngồi lâu

Ngồi lâu có thể dẫn đến rất nhiều bệnh tật, và đẩy nhanh đến già yếu.

Bởi vì ngồi lâu có thể làm cho rất nhiều cơ quan nội tạng, khí quan và tổ chức của cơ thể con người không được rèn luyện, làm ảnh hưởng đến sự đổi mới và phát dục thường xuyên của cơ thể, khiến cho lượng tuần hoàn máu bị giảm sút. Ngoài ra ngồi lâu còn dẫn đến bệnh béo phì, lượng mỡ trong máu tăng cao, bệnh trĩ, bệnh phụ khoa, suy nhược thần kinh, dịch tiêu hoá giảm sút, trở ngại cho việc tiêu hoá và hấp thu thức ăn và cũng ảnh hưởng đến chức năng của phổi v.v… Do đó để đề phòng bệnh già yếu thì không nên ngồi lâu, mà phải hoạt động và vận động một cách thích đáng.

Người già không nên quay đầu đột ngột

Người già nếu quay đầu đột ngột, nhẹ thì sẽ bị các chứng bệnh, nếu nặng thậm chí còn nguy hiểm đến tính mệnh.

Bởi vì khi người già đột ngột quay đầu , cổ chuyển động, nên động mạch cột sống bị ép hẹp lại, nếu động mạch cột sống trước đây đã có một bệnh gì đó thì sẽ càng bị co hẹp hơn. Ngoài ra do bị kích thích nên thần kinh giao cảm ở cổ bị co giật huyết quản não. Tất cả những tình hình trên đây dẫn đến việc cung cấp máu cho não bị giảm sút, tốc độ máu chảy trong huyết quản não bị chậm dần, có thể xảy ra việc thiếu máu não tạm thời, xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, mắt hoa, buồn nôn, tai ù, chân tay mỏi mệt v.v…Nghiêm trọng hơn thì có thể hình thành chứng bệnh teo mạch máu não, khi đó người sẽ mất thăng bằng, mặt nóng bừng, thống cảm tiêu thất, thậm chí có thể bị bại liệt. do đó người già không nên quay đầu đột ngột.Sa sút trí tuệ không phải là dấu hiệu bình thường của tuổi già

Người già sau khi ngồi lâu không nên đứng phắt dậy ngay

Bởi vì sau khi ngồi lâu, nếu người già đứng dậy quá mạnh, quá nhanh khiến cho lượng máu ở trong não tương đối giảm sút, tạo thành hiện tượng tạm thời não bị thiếu máu nên thường bị váng đầu, hoa mắt, tim đập mạnh, rất dễ bị ngã, dẫn đến những tổn thương bất ngờ. Cho nên, người già sau khi ngồi lâu không nên đứng phắt dậy ngay.

Người già không nên ngồi ngủ gật

Rất nhiều người già thích ngồi ngủ gật, như vậy rất không có lợi cho sức khỏe.

Bởi ví người già ngồi trên ghế dựa hoặc ghế bành ngủ gật, sau khi tỉnh dậy cảm thấy mình mẩy đau nhừ, váng đầu, mỏi chân, ù tai, mắt nhìn thấy lờ mờ, nếu như đứng ngay dậy rồi bước đi thì rất dễ bị ngã, và sẽ xảy ra những chuyện chẳng lành. Hiện tượng này là do máu ở bụng không được cung cấp đủ gây nên. Khi ngồi ngủ gật, máu chảy vào bụng sẽ giảm đi, phần trên dễ bị mất thăng bằng, sẽ dẫn đến cơ lưng bị hao tổn, gây nên đau vùng thắt lưng, hoạt động cảm thấy khó khăn. Ngoài ra ngồi ngủ gật, sau khi ngủ say thì thân nhiệt thấp hơn lúc chưa ngủ, rất dễ dẫn đến cảm mạo. Tục ngữ có câu : “Cảm mạo là nguồn gốc của bách bệnh”, thì thấy, đối với người già, ngồi ngủ gật, nguy hại cho sức khỏe thật là không ít. Cho nên người già không nên ngồi ngủ gật.

Người già và người béo không nên ngủ trưa

Ngủ trưa, cho dù là giấc ngủ rất ngắn, cũng có thể tiêu trừ mệt mỏi, nâng cao hiệu suất công tác và học tập. Song không phải ngủ trưa là có lợi cho tất cả mọi người. Những người già từ 65 tuổi trở lên và những người béo phệ mà cân nặng vượt quá 20% thể trọng tiêu chuẩn, cũng như những người huyết áp rất thấp thì ngủ trưa là không thích hợp.

Bởi vì sau khi ăn cơm trưa, lưu lượng máu của đại não giảm đi, huyết áp hạ thấp, lượng ô-xy cung cấp cho đại não giảm đi, nếu ngủ trưa, nằm yên bất động, đại não không được cung cấp máu đầy đủ, cho nên dễ bị trúng gió. Cho nên người già và người béo không nên ngủ trưa. Biện pháp tốt nhất là đi tản bộ để thúc đẩy dịch máu tuần hoàn và cung cấp máu cho đại não.Huyết áp cao cũng có thể dẫn tới nhức đầu

Người già không nên ngủ ít quá

Tuổi thọ càng cao thì thời gian ngủ càng ít. Nói chung người già thường không tham ngủ. Song ngủ ít quá cũng sẽ tổn hại đến sức khỏe.

Khi ngủ thì cơ thể con người được nghỉ ngơi, khôi phục và tích luỹ lại trạng thái năng lượng. Cơ năng sinh lý của người già giảm sút, việc khôi phục sức lực tương đối chậm. Cho nên thời gian ngủ cũng không nên ít quá. Người già 60 – 70 tuổi, mỗi ngày ngủ 8 tiếng đồng hồ là vừa; người già 70 – 90 tuổi, mỗi ngày ngủ 9 tiếng đồng hồ là vừa; người già trên 90 tuổi, mỗi ngày ngủ 12 tiếng đồng hồ là vừa.

Người già không nên nằm giường lò xo

Người già nằm giường lò xo chỉ có hại chứ không có lợi cho thân thể.

Bởi vì người già nằm giường lò xo sẽ làm cho phần giữa thân thể của người già bị hãm, tuy phần cơ bắp ở phía trên thân thể được thoải mái, nhưng cơ bắp phía dưới thì lại bị căng thẳng, như vậy sẽ làm cho cơ sống lưng bị tổn thương, xương dễ sinh bệnh. Nếu người nào đã có bệnh rồi thì bệnh sẽ nặng lên. Cho nên người già không nên nằm giường lò xo.

Người già không nên trèo cao

Người già nói chung đều rất cần cù lao động, ở nhà không chịu ngồi rỗi bao giờ, rất thích thu dọn nhà cửa thật tươm tất chỉnh tề, đó là một tập quán rất tốt. Song người già trèo cao thì lại không thích hợp.

Bởi vì chân tay người già không còn linh hoạt như thanh niên, bắp chân bắp tay đã yếu dần, năng lực giữ cho thân thể cân đối đã giảm sút. Cho nên khi người già làm các công việc lao động ở trong nhà, tốt nhất là hết sức tránh việc trèo cao, ví dụ như trèo lên ghế, trèo lên thang để lấy vật gì đó, để lau cửa, để gác một vật gì đó, để đóng cái đinh, để lắp chiếc bóng đèn chẳng hạn. Nếu khi cần phải trèo cao thì cố gắng để cho con cái làm hoặc nhờ người khác làm thay. Vạn bất đắc dĩ phải tự mình trèo lên cao thì phải hết sức chú ý mấy điểm sau : Phải kiểm tra thật kỹ bàn, ghế, thang hoặc những vật dùng để trèo xem có chắc chắn hay không, trọng tâm có ổn định hay không; còn phải chú ý đến mặt đất, sàn nhà xem có bằng phẳng, có an toàn hay không, nếu mặt đất không bằng, thì trước khi trèo lên cao phải kê cho vật để trèo thật bình ổn, chắc chắn. Nếu mặt đất trơn nhẵn thì trước khi trèo phải lấy giẻ hoặc giấy cũ lau sạch, để tránh trường hợp vừa trèo lên cao, đanglàm việc ở trên đó thì thang hoặc bàn chòng chành, trượt đổ. Sau khi trèo lên rồi thì phải bình tĩnh, phải đứng cho vững, nhìn cho rõ, bám cho chắc, không nên hấp tấp vội vàng, đề phòng vì đứng không vững, trọng tâm của người lệch đi, thế là ngã xuống; người già do thể lực suy sụp , khi trèo lên cao, nếu thấy người choáng váng hoặc chân run thì phải xuống ngay, tuyệt đối không được cố; còn nếu thật sự cần phải trèo, thì tốt nhất là tìm người đến giúp, đỡ thang và bảo hộ ở bên cạnh.

Người già không nên tắm quá nhiều

Tắm rửa đối với thân thể rất có ích. Không những làm sạch làn da, mà còn có thể làm giãn gân cốt, làm cho bắp chân, bắp đùi đỡ mỏi. Song, người già không nên tắm quá nhiều lần.

Vì thể lực người già suy yếu, da dẻ mỏng manh, lớp mỡ ngoài da dần dần teo lại, nếu tắm quá nhiều, lớp da sẽ bị khô, dễ bị tróc ra, thậm chí có thể còn bị nứt nẻ, hoặc dẫn đến bệnh ngứa ngáy. Nếu khi tắm mà nước quá nóng, thân nhiệt trong người không toả ra kịp, còn dễ phát sinh trúng gió. Nếu thời gian ngâm nước quá lâu dễ tạo thành mao vi huyết quản nở ra, dẫn đến đại não thiếu máu, sinh ra chóng mặt hoặc ngất đi. Cho nên người già không nên tắm quá nhiều.

Người già không nên nhuộm tóc

Người già đi nhuộm tóc bạc thành tóc đen, quả thực có giữ được vẻ “Thanh xuân” tạm thời, nhưng nếu dùng thuốc nhuộm tóc lâu dài thì sẽ rất có hại cho thân thể.

Bởi vì trong thuốc nhuộm tóc có hoạt chất, dễ gây cho da đầu bị viêm nhiễm, nhẹ thì da đầu đỏ mọng lên, ngứa ngáy, rát bỏng, nặng thì toàn bộ da đầu, cổ, mặt đều bị sưng mọng lên, mọc những nốt có nước, chảy nước vàng, thậm chí còn bị mưng mủ. Có loại thuốc nhuộm tóc còn có cả chất ung thư, tồn đọng trong các bộ phận thân thể của người nhuộm tóc, làm cho tế bào trong cơ thể tăng lên, có tính đột biến rất mạnh. Thường xuyên nhuộm tóc có thể mắc bệnh ung thư da, ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư tuyến vú của phụ nữ, ung thư tử cung. Cho nên người già không nên nhuộm tóc.

0/50 ratings
Bình luận đóng