Mục lục
Định nghĩa
Túi mật bị viêm cấp.
Căn nguyên
Đại đa số các trường hợp là thứ phát do sỏi làm tắc ống túi mật. Các vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân hay gặp. Hiếm khi bị viêm túi mật cấp tính mà không qớ sỏi hoặc bất thường ở đường mật. Viêm túi mật cấp “không có sỏi” là một bệnh nặng ở người tiểu đường, có ung thư túi mật hay đường mật, viêm nút đa khớp, nhiễm khuẩn huyết, AIDS, sau chấn thương.
Giải phẫu bệnh
Túi mật giãn, thành túi bị phù và sung huyết, bị hoại tử trong thể hoại thư. Mật có thể thoát vào ổ bụng và gây viêm phúc mạc do mật. Lỗ thủng thường được bọc lại và gây viêm quanh túi mật. Túi mật giãn là nguyên nhân gây thiếu máu thành túi mật dẫn đến hoại tử (viêm túi mật hoại thư). Mật bị bội nhiễm gây mủ túi mật.
Triệu chứng
Đau hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị, phản ứng thành bụng hoặc co cơ thành bụng, sốt 38°c, thường có buồn nôn và nôn. Đau xiên lên vai phải hoặc lên giữa hai xương bả vai là điển hình. Có vàng da chứng tỏ có sỏi ống mật chủ. ăn nhiều mỡ hoặc ăn quá no làm cơn đau xuất hiện. Nghiệm pháp Murphy dương tính. ít khi sờ thấy túi mật (xem định luật Courvoisierl
Thể không có biến chứng: cơn kéo dài 2 – 3 ngày và khỏi trong 1 tuần.
Trong 1/3 số trường hợp, viem túi mật cấp là biểu hiện lâm sàng đầu tiên của sỏi túi mật. Rất hay gặp trong tiền sử có các cơn đau quặn gan ít nhiều điển hình hoặc có rối loạn tiêu hoá.
Xét nghiệm cận lâm sàng: tăng bạch cầu vừa phải, tăng bạch cầu đa nhân, bilirubin huyết tăng nhẹ; transaminase và phosphatase kiềm thường tăng, amylase huyết và amylase niệu tăng vừa phải.
X quang: chụp ổ bụng không chuẩn bị có thể thấy sỏi túi mật đã calci hoá.
Siêu âm: có thể thấy sỏi túi mật và đôi khi lớp vỏ bao quanh túi mật. Bệnh nhân đau khi đầu dò đi qua vùng túi mật.
Biến chứng
- Viêm đường mật cấp tính (xem bệnh này).
- Viêm túi mật hoại thư (hoại tử túi mật), túi mật bị nhiễm vi khuẩn đường ruột gây mủ túi mật. Hội chứng đau đáng lẽ hết sau 2- 3 ngày thì lại nặng lên và có tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng.
- Vỡ túi mật: túi mật thủng gây viêm phúc mạc do mật. Cũng có thể tạo thành lỗ rò túi mật – tá tràng. ít khi có lỗ rò túi mật với ruột hỗng tràng, đại tràng, dạ dày, Ống mật chủ, bể thận hoặc khí quản.
- Liệt ruột do mật: sỏi to rơi vào lỗ rò mật – tiêu hoá có thể gây liệt ruột do mật (xem thuật ngữ này). Dấu hiệu điển hình là khi chụp ổ bụng không chuẩn bị thấy có hơi trong các đường mật.
- Apxe dưới cơ hoành (xem hội chứng này).
- Túi mật sứ (xem thuật ngữ này).
Chẩn đoán
Đau hạ sườn phải xiên lên vai phải hoặc lên giữa hai xương bả, có phản ứng thành bụng, sốt.
Chẩn đoán phân biệt: viêm ruột thừa sau manh tràng, loét dạ dày- tá tràng, viêm tuy cấp, viêm bể thận, viêm gan, apxe gan, u góc đại tràng phải, tràn dịch màng phổi, tắc động mạch phổi hoặc viêm đáy phổi phải, cơn đau quặn thận hoặc viêm bể thận phải, suy tim phải cấp có gan to và đau. ở phụ nữ: viêm quanh gan do lậu (hội chứng Fitz- Hugh-Curtis).
Tiên lượng: tỷ lệ tử vong ở người già, thể trạng kém là 5 – 10%.
Điều trị
NỘI KHOA
- Nằm tại giường. Hút dạ dày nếu bị nôn nhiều. Điều chỉnh cân bằng nước-điện giải nếu cần.
- Giảm đau: nên dùng thuốc chống co thắt (atropin và các chất tương tự) hơn là morphin và dẫn xuất vì các thuốc này làm tăng áp suất trong đường mật.
- Kháng sinh: amoxicillin + acid clavulanic hoặc một
NGOẠI KHOA
- MỔ cấp cứu: cắt bỏ túi mật nếu bị viêm túi mật có dấu hiệu r hiễm độc-nhiễm khuẩn nặng; biến chứng (mủ túi mật, thủng túi mật, điều trị nội khoa sau 24 – 48 giờ mà thất bại).
- Mổ phiên: mổ sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi điều trị nội khoa có kết quả nhanh. Chỉ định biện pháp triệt để này đối với người già, người bị bệnh tim, tiểu đường. Cách này cho phép khám bệnh nhân kỹ và nâng cao thể trạng bệnh nhân trước khi mổ.
- Không nên mổ nếu bị viêm túi mật cấp có cả viêm tuỵ cấp kèm theo, trừ trường hợp bị biến chứng nặng.
- Sau khi cắt bỏ túi mật, một số bệnh nhân có thể bị đau kiểu đau quặn gan; các cơn đau này do hẹp đoạn cuối của bóng Vater làm mật khó chảy (hẹp bóng). Mở cơ thắt trong qua nội soi thường chữa khỏi.
Viêm túi mật mạn tính
Định nghĩa
Viêm mạn tính túi mật có các cơn đau quặn gan tái phát.
Căn nguyên
Thường do sỏi túi mật. Hay gặp ở phụ nữ hơn, có thể là di chứng của viêm túi mật cấp hoặc không có nguyên nhân cụ thể (mật quá bão hoà?)
Giải phẫu bệnh
Túi mật bị xơ, dày lên và có thể dính vào các tạng lân cận. Calci có thể lắng đọng ở thành túi mật tạo thành túi mật sứ có nguy cơ cao trở thành ung thư.
Triệu chứng
Nếu có thì giống như triệu chứng của sỏi túi mật, nhất là khó tiêu, không ăn được mỡ, đau bụng. Các biến chứng cũng giống như của sỏi túi mật
Xét nghiệm bổ sung: siêu âm là phương pháp tôt nhất để phát hiện sỏi trong túi mật bị thu nhỏ.
Chẩn đoán phân biệt
Loét dạ dày- tá tràng, viêm thực quản, đại tràng dễ bị kích thích.
Điều trị
Cắt bỏ túi mật nếu chắc chắn có sỏi đường mật, nếu bị túi mật sứ. Nếu không có chỉ định mổ thì điều trị triệu chứng: ăn chế độ ít mõ, ăn rau nghiền hoặc gạo lứt nếu bị táo bón, thuốc chống co thắt hoặc thuốc an thần.