1. Cơ chế sinh táo bón

Cản trở lưu thông do u, hẹp, liệt giảm thúc tính (người già).

Tăng hấp thu: mất nước phân khô khó đi.

Rối loạn phản xạ đi ngoài: không nhậy cảm.

Dị tật đại tràng. Đại tràng to (megacolon), đại tràng dài (Dolicho colon) quá mức.

2. Triệu chứng

Đại tiện khó, có thể 3 – 4 ngày đi một lần, phân khô, dính nhầy, máu.

Táo bón kéo dài ngày: nhức đầu, “trống ngực” chán ăn, khó tính.

Khám bụng: sờ thấy cục phân ở đại tràng xuống và sigma tràng.

Thăm trực tràng thấy phân cứng, thụt tháo nước khó vào.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân cơ năng

+ Táo bón thời gian ngắn

Bệnh toàn thân: sốt cao, hậu phẫu vì mất nước phân khô.

Do dùng thuốc: thuốc phiện, an thần, viên sắt… kéo dài.

Do phản xạ: đau quặn gan thận… gây táo bón.

+ Táo bón mạn tính :

Do ăn thiếu rau, vitamin, uống ít nước…

Do nghề nghiệp: thói quen nhịn, nhiễm chì, ngồi nhiều.

Do suy nhược: người già suy nhược nằm lâu.

Do loạn tinh thần: quá lo buồn.

3.2. Táo bón nguyên nhân thực tổn

+ Tổn thương ống tiêu hóa

Cản trở lưu thông: u, chít hẹp…

Dị dạng đại tràng: to, dài hoặc vừa to lại vừa dài quá.

Viêm đại tràng mạn thể có co thắt.

Hội chứng ruột kích thích thể táo.

Tổn thương trực tràng hậu môn: trĩ, hẹp trực tràng.

+ Tổn thương ngoài ống tiêu hoá

Có thai vào tháng cuối

U tử cung, tiền liệt tuyến, dính sau mổ.

Tổn thương não màng não: viêm màng não tăng áp sọ tổn thương tủysống, hội chứng màng não…

4. Điều trị táo bón

+ Nếu là táo bón cơ năng

Dùng thuốc nhuận tràng: dầu thực vật, sorbitol,

Tăng cường uống nước, xoa bóp bụng.

Gây thói quen hàng ngày đi ngoài một lần vào giờ nhất định để tạo thành phản xạ đi ngoài.

+ Nếu là tổn thương ống tiêu hoá hoặc ngoài ống tiêu hoá:

Giải quyết nguyên nhân là cơ bản: cắt u, nong chỗ hẹp…

+ Giải quyết các triệu chứng kèm theo:

Đau bụng

Chảy máu

Suy nhược thần kinh mất ngủ, hay cáu gắt bằng tâm lý liệu pháp giải thích rõ cơ chế để bệnh nhân cộng tác điều trị.

+ Thuốc:

Boldolaxine: 1 viên trước bữa ăn tối

Circanatten: ngày 4 viên (sáng, trưa, chiều. tối) x 2 tuần, hoặc 6 viên x 3 lần (2 viên)

Fenolax: 5mg x 3 viên/ngày trước ăn sáng, tối.

Importal: 10g x 2 gói/ ngày x 4-5 ngày vào bữa sáng hoặc tối.

CHỮA TÁO BÓN BẰNG THUỐC NAM

Táo bón là chứng thường đi đại tiện khó, có khi 5 – 7 ngày vẫn chưa đại tiện được.

Nguyên nhân thường gặp nhất là có tích tụ thức ăn, uông, có nhiệt hoặc vị khí hàn hoặc cơ thể suy nhược.

THỂ BỆNH

Có 2 thể bệnh chính: táo bón vì thực nhiệt, táo bón vì hư nhược.

Vì thực nhiệt

  • Triệu chứng:

Bụng căng tức, ấn tay vào bụng thấy đau dữ dội, đái nước vàng, miệng khô khát, Ợ hơi, rêu lưỡi vàng dày.

  • Điều trị:

Thuốc:

Củ chút chít 20g                        Quả chấp non 6g

Vỏ cây vối 12g

Đổ 300ml nước sắc lấy 150ml, bỏ bã thêm 12g Phác tiêu uống nóng. Bã thuốc trên có thể sắc lấy nước thứ 2 uống cũng như vậy.

Châm cứu: châm tả các huyệt Chi câu, Đại trường du, Thiên khu, Túc tam lý.

Về hư nhược

  • Triệu chứng:

Ấn tay vào bụng thấy bụng mềm nhão, bệnh nhân lại thích cho xoa ấn, người suy yếu sẵn, ốm lâu ngày hoặc mới đầu ăn uống kém không biết ngon, sắc mặt xanh gầy, miệng khô ráo.

  • Điều trị:

Thuốc:

Lá dâu bánh tẻ               40g                 Thịt quả chua me                        20g

Vừng đen                       20g                 Lá muồng trâu                            20g

5 vị trên tán nhỏ luyện với thịt quả chua me, viên thành hòn bi. Sáng chiều và tối khi đói bụng uống từ 3 – 5 viên.

châm cứu: châm bổ và cứu các huyệt Vị du (hoặc Tỳ du), Trung quản, Khí hải, Tam âm giao.

PHÒNG BỆNH

Tiết chế trong việc ăn uống để tránh táo bón. phụ nữ có thai nên cẩn thận khi dùng các loại thuốc của y học hiện đại.

0/50 ratings
Bình luận đóng