U tiểu não (Cerebellar tumours)

Đặc điểm giải phẫu bệnh lý: Về phương diện giải phẫu bệnh, có 3 loại u hay gặp là u tế bào hình sao; u nguyên bào tuỷ và u nguyên bào mạch máu. Ngoài ra còn có thể gặp các u khác như u màng ống nội tuỷ (ependymoma), u màng não, u quái, u dạng biểu bì… U tế bào hình sao (cerebellar astrocytoma): u hay gặp ở tuổi thiếu niên 10 – 15 tuổi (75% gặp ở tuổi dưới 20). Cushing (1931) nhận thấy trong số bệnh … Xem tiếp

Hạ liệt cứng di truyền (Struempel – Lorrain)

Mục lục Đại cương: Bệnh căn, bệnh sinh: Lâm sàng: Cận lâm sàng: Chẩn đoán: Điều trị: Đại cương: + Thuật ngữ tương đương: Hạ liệt cứng di truyền (hereditary paraplegia). Hạ liệt cứng gia đình Struempel. Bệnh Struempel – Lorain. + Lịch sử: Hạ liệt cứng gia đình được Seelingmueller mô tả lần đầu năm 1874. Bốn năm sau đó Struempel (người Đức) và Lorrian (người Pháp) đã mô tả chi tiết kỹ càng hơn. Ngày nay bệnh được phát hiện thấy ở mọi châu lục. Bệnh được di truyền … Xem tiếp

Chăm sóc bệnh nhân động kinh

Chăm sóc toàn diện đối với bệnh nhân động kinh phải được một đội ngũ nhiều chuyên khoa chỉ đạo. Động kinh học không phải chỉ là một phân khoa của thần kinh học, tâm thần học, phẫu thuật thần kinh mà sự đối thoại và hợp tác giữa các chuyên khoa đó có một tầm quan trọng cao nhất. Các nhà chuyên môn y học phải giữ quan hệ chặt chẽ với cán bộ không thuộc y học: các người công tác xã hội học, các người phụ trách lao … Xem tiếp

Áp xe não – triệu chứng, điều trị

Mục lục I. ĐẠI CƯƠNG II. CHẨN ĐOÁN III. ĐIỀU TRỊ IV. THEO DÕI I. ĐẠI CƯƠNG Định nghĩa: áp xe não là một hiện tượng viêm và nung mủ khu trú nằm trong tổ chức nhu mô não. Tần suất: 500 – 2.000 ca/năm tại Mỹ. Tỉ lệ áp xe não sẽ cao hơn ở các quốc gia chậm phát triển. Nguyên nhân và sinh bệnh học: vi trùng xâm nhập hệ thần kinh trung ương. Trực tiếp: +     Do phẫu thuật thần kinh. +     Các phẫu thuật tai … Xem tiếp

Cần xử lý Tai biến mạch máu não như thế nào?

Tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho phần mô não đó bị tắc nghẽn hay vỡ ra. Khi bệnh xảy ra bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nhưng diễn biến đột ngột vì vậy bệnh nhân không gọi được người xung quanh giúp đỡ. Biểu hiện của đột quỵ là lú lẫn, hôn mê. Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật xảy ra trên người đang làm việc bình thường. Nguyên nhân … Xem tiếp

Dây thần kinh vận nhãn chung (III), dây cảm động (IV), dây vận nhãn ngoài (VI)

Mục lục Giải phẫu Chức năng và liệt các dây vận nhãn Căn nguyên liệt dây thần kinh vận nhãn Liệt nhãn cầu trên nhân (liệt chức năng) Cơn vận nhãn Một vài định nghĩa Rung giật nhãn cầu KHÁM ĐỒNG TỬ Rối loạn về đồng tử Một vài định nghĩa Giải phẫu Dây thần kinh số III xuất phát từ cuống não cùng bên. Dây thần kinh số IV xuất phát từ cuống não bên kia, ngay dưới nhân dây thần kinh III. Dây thần kinh số VI xuất … Xem tiếp

Ghi điện não – Điện não đồ

Ghi điện não là ghi lại các hoạt động điện của não nhò một dao động ký cực nhạy. Các điện cực được đặt cố định lên da đầu và ghi được nhiều đường ghi cùng một lúc. Trong lúc mổ, người ta có thể ghi được điện vỏ não bằng cách đặt điện cực trực tiếp lên vỏ não. Đường ghi ghi lại sự thay đổi điện thế ở một vùng nhỏ trên vỏ não, ngay dưới điện cực Hoạt động của các vùng não nằm dưới sâu ít … Xem tiếp

Bệnh Động Kinh (bệnh ma làm)

Tên khác: bệnh ma làm (chữ Latin: morbus sacer) Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Sinh lý bệnh Giải phẫu bệnh Dịch tễ học Triệu chứng Đông kinh cục bộ Những thể hiếm gặp Biến chứng Xét nghiệm cận lâm sàng Điều trị Định nghĩa Bệnh với đặc điểm là bệnh nhân bị đi bị lại những cơn kịch phát rối loạn chức năng của não, đặc biệt là những rối loạn về tri thức, về hoạt động vận động (có hoặc không bị co giật), về cảm giác và … Xem tiếp

Cơn ngủ rũ và chứng giữ nguyên tư thế

Tên khác: hội chứng Gelineau (thể vô căn) (cơn ngủ rũ còn gọi là cơn ngủ thoáng qua, cơn ngủ kịch phát. Chứng giữ nguyên tư thế còn gọi là chứng giữ nguyên thể) Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng (hội chứng Gelineau): Chẩn đoán phân biệt Tiên lượng Điều trị Định nghĩa Bệnh với đặc tính có những cơn ngủ đột ngột, không thể cưỡng được xảy ra vào ban ngày. Căn nguyên Trong một nửa số trường hợp, bệnh do di truyền nhiễm sắc thể thân … Xem tiếp

Bệnh khớp do thần kinh (bệnh khớp do loạn dưỡng thần kinh)

Tên khác: bệnh khớp do loạn dưỡng thần kinh. Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Xét nghiệm bổ sung Điều trị Định nghĩa Bệnh khớp do tổn thương những cấu trúc thần kinh cảm giác sâu, do đau, và do nhiệt độ. Bệnh biểu hiện bởi những rối loạn dinh dưỡng xương khớp, và bởi tính chất không đau vốn được coi là trái ngược với tầm quan trọng của những tổn thương. Căn nguyên Mất cảm giác sâu đối với kích thích đau (tổn thương) và cảm … Xem tiếp

Biểu hiện và biến chứng của Phù não

PHÙ NÃO Định nghĩa và phân loại phù não Định nghĩa phù não Phù não là sự tích tụ bất thường nước và dịch trong khu vực tế bào và/hoặc khu vực ngoài tế bào não, dần đến tặng thể tích toàn bộ của não. Chụp cắt lớp theo tỷ trọng có các dấu hiệu hình thái đặc trưng nhất là xóa các rãnh ờ vỏ não và các khoang dưới nhện vùng nền, thu hẹp kích thước các não thất. Đặc biệt ở người lớn, nhu mô não xuất … Xem tiếp

Khám chức năng cảm giác – Triệu chứng thần kinh

Chức năng cảm giác chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố chủ quan và tâm lý, vì vậy khám cảm giác cần được tiến hành tỷ mỉ thận trọng và đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm của người thầy thuốc. Triệu chứng rối loạn cảm giác rất có ý nghĩa trên lâm sàng, nó có vai trò quan trọng trong chẩn đoán định khu. Mục đích khám cảm giác là: Xác định xem bệnh nhân có rối loạn cảm giác không? Rối loạn cảm giác ở đâu? Loại cảm … Xem tiếp

Khám Dây Thần kinh lưỡi – hầu (dây IX), dây Thần kinh phế vị (dây X)

Nhắc lại giải phẫu – chức năng Ngoài chức năng phân bố cảm giác cho 1/3 sau lưỡi của dây IX thì 2 dây này có nhiều nhiệm vụ giống nhau nên khi khám lâm sàng ta thường khám cả 2 dây này đồng thời. Chức năng vận động: cơ khít hầu, cơ trâm hầu, nâng phần trên hầu, rất quan trọng trong động tác nuốt. Chức năng cảm giác: 1/3 sau lưỡi, amidan, màn hầu, hầu, vòi Eustache, hòm nhĩ. Chức năng thực vật: tuyến nước bọt mang tai … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị đột quỵ não

  Mục lục ĐẠI CƯƠNG CÁC THỂ ĐỘT QỤY NÃO CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐỘT QỤY NÃO ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHUNG CỦA ĐỘT QỤY MẠCH MÁU NÃO CHẨN ĐOÁN ĐỘT QỤY NÃO MỘT SỐ THANG ĐIÊM ĐÁNH GIÁ CÁC TRIỆU CHỨNG ĐỊNH KHU TỔN THƯƠNG CÁC ĐỘNG MẠCH NÃO CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG ĐỘT QỤY NÃO ĐẠI CƯƠNG Thuật ngữ Cơn thiếu máu não thoáng qua: Định nghĩa cũ (1975): cơn thiếu máu não thoáng qua là một tổn thương … Xem tiếp

Chọc ống sống thắt lưng và xét nghiệm dịch não – tùy

ĐẠI CƯƠNG Lịch sử của phương pháp Năm 1891, Heinrich Iraneụs Quincke (một bác sĩ nội khoa người Đức) là người đầu tiên thực hành thủ thuật chọc ống sống thắt lưng với chỉ định làm giảm áp lực nội sọ ở bệnh nhân lao màng não khi khả năng điều trị bước vào giai đoạn vô vọng. Bản thân Quincke cũng phát hiện thấy tăng bạch cầu trong dịch não – tủy là chỉ tiêu quan trọng trong bệnh lý viêm hệ thần kinh trung ương. Năm 1912, Mestrezat … Xem tiếp