Tên khác: đau dây thần kinh hông, đau dây thần kinh hông to.

Định nghĩa

Hội chứng có đặc điểm là đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông (thần kinh hông to, thần kinh toạ) với nguyên nhân là các rễ củạ dây thần kinh này (các dây thần kinh LÀ, L5 và Sl) bị xâm hại.

Nguyên nhân

  • Thoát vị đĩa đệm(xem bệnh này).
  • Thoái hoá khớp đốt sống thắt lưng(gọi là đau dây thần kinh toạ do cột sống), hình thành những gai xương kích thích vào rễ của dây thần kinh.
  • Viêm cột sống dính khớp: thường khu trú ở đốt thắt lưng 5 (L5), chụp X quang thấy hình ảnh tổn thương khớp cùng-chậu và xét nghiệm máu thấy tốc độ máu lắng tăng.
  • Hội chứng ống sống thắt lưng hẹp:Ống sống thắt lưng bị hẹp do hình thành các gai xương từ các diện khớp, thường trên cơ sở ống đã hẹp bẩm sinh.
  • Gẫy cột sống: bệnh đau dây thần kinh toạ chỉ xảy ra ở một bên, sau những chấn thương thắt lưng-cùng, gây ra gẫy cung sau các đốt sống thành nhiều mảnh. Có thể không nhận ra gãy xương, nếu bệnh nhân bị loãng xương, hoặc có di căn ung thư vào cột sống.
  • Trượt đốt sống:chụp X quang thấy thân đốt sống L4 hoặc L5 dịch chuyển ra phía sau, so với đốt sống nằm bên dưới và mỏm gai của các đốt sống bị trượt lồi cao lên.
  • Bệnh loãng xương:nhất là loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ. Chụp X quang thấy hình ảnh các đốt sống kém cản quang hơn, có thể bị lún hoặc hai mặt lõm.
  • Khối u cột sống:nhất là do di căn của ung thư tới cột sống (thường đau dây thần kinh toạ cả hai bên, đốt sống bị lún, hoặc đậm đặc trên phim X quang), hiếm khi xảy ra ung thư nguyên phát của bó thần kinh đuôi ngựa.
  • Viêm đối sống:do lao (bệnh Pott), do tụ cầu khuẩn, do vi khuẩn bệnh brucella, do vi khuẩn thương hàn-phó thương hàn. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng, và vào kết quả phản ứng huyết thanh và cấy máu.
  • Viêm màng nhện sau chấn thương.
  • Những bệnh của tiểu khung. (khung chậu bé) và tuyến tiền liệt: nhất là các khối u (thăm trực tràng đê phát hiện).
  • Tiêm mông các thuốc:gây ra tổn thương trực tiếp trên dây thần kinh toạ.

Triệu chứng (xem: thoát vị đĩa đệm).

Các thể lâm sàng

ĐAU DÂY THẦN KINH TOẠ MỘT RỄ: thường các rễ của dây thần kinh L5 hoặc S1 bị tác động.

ĐẠU DÂY THẦN KINH TOẠ NHIỂU

RỄ: rễ của những dây thần kinh hay bị tác động nhất là thần kinh L4 và L5, hoặc L5 và Sl (Về chi tiết, xem: thoát vị đĩa đệm).

ĐAU DÂY THẦN KINH TOẠ GÂY LIỆT: đau dây thần kinh toạ với biến chứng liệt nhẹ hoặc liệt những cơ do dây thần kinh có rễ bị tác động chi phối.

HỘI CHỨNG ĐUÔI NGỰA

  • Hội chứng thần kinh cùng (từ S3 đến S5): liệt nhẹ các cơ mông, mất cảm giác một vùng da hình yên ngựa hẹp, mất cảm giác niêm mạc niệu đạo và trực tràng, bất lực.
  • Hội chứng thần kinh thắt lưng- cùng (từ L5 đến S5): ngoài những triệu chứng như vừa mô tả ở trên, còn thêm liệt bàn chân và khu cẳng chân sau (bắp chân) và đùi, rối loạn cảm giác.
  • Hội chứng toàn bộ các rễ (từ L2 đến S5): ngoài những triệu chứng như vừa mô tả ở trên, còn mất phản xạ bánh chè, rối loạn cảm giác rộng ở chi dưới, rối loạn cơ thắt và rối loạn dinh dưỡng nặng.

Chẩn đoán phân biệt (xem: đau vùng thắt lưng), phân biệt với:

  • Đau nguồn gốc khớp cùng-chậu: điểm đau nằm ở phía trước khớp cùng-chậu và khi chụp X quang thấy đường khớp (khe khớp) cùng-chậu bị biến đổi.
  • Đau nguồn gốc khớp chậu-đùi: cảm giác đau không xuống thấp hơn mức khớp gốĩ, các động tác của khớp hông (khớp háng) bị hạn chế, và hình ảnh X quang khớp chậu-đùi thấy biến đổi ở khe khớp.
  • Đau những dây thần kinh khác ở chi dưới: dây thần kinh đùi (đau ở mặt trước đùi, giảm phản xạ bánh chè), dây thần kinh đùi bì (chứng đen đùi di cảm kịch phát), dây thần kiríỉi bịt (đau ở mặt trong đùi).
  • Tabét: có những dấu hiệu nhãn cầu đặc biệt, phản ứng huyết thanh dương tính.
  • Đau do rối loạn vận mạch: trong bệnh xơ cứng động mạch, giãn tĩnh mạch, viêm động mạch huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối.

Xét nghiệm bổ sung: trong trường hợp đau dây thần kinh toạ nhẹ, thì không cần làm ngay các xét nghiệm X quang hiện đại. Chỉ cần chụp X quang truyền thông cột sống cũng đủ. Sau khi điều trị từ 6-8 tuần, nếu thất bại thì người ta cho là trường hợp đau thần kinh tọa khó chữa (dai dẳng) và phải làm thêm các xét nghiệm khác (như chụp cắt lớp vi tính, cơ điện đồ, chụp tủy sống nếu thật cần thiết).

Điều trị

ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG

  • Ở giai đoạn cấp tính:

+ Nghỉ ngơi tại giường hoặc nếu không đỡ đau, thì bất động cứng vùng thắt lưng.

+ Cho thuốc giảm đau: acid acetylsalicylic. Những thuốc giãn cơ hình như không có ích lợi. Đau cấp tính có thể đõ do chườm nước đá.

+ Phong bế ngoài màng cứng bằng corticoid: chỉ sử dụng riêng cho những thể tăng đau. Tuy kỹ thuật này khá tế nhị, nhưng kết quả không chắc chắn.

+ Kéo cột sống: có thể làm đỡ đau ở một số bệnh nhân, nhưng với những bệnh nhân khác thì đau lại tăng thêm.

Nếu đau dây thần kinh toạ kéo dài sau 6-8 tuần, hoặc thậm chí nặng thêm, thì người ta cho là đau dây thần kinh toạ khó chữa (dai dẳng), với nguyên nhân hoặc là thoát vị đĩa đệm, hoặc là thoái hoá khớp. Trong trường hợp đau dây thần kinh toạ gây liệt tiến triển, nên làm phẫu thuật cắt mảnh đốt sống để tránh di chứng không hồi phục.

– Ở giai đoạn bán cấp tính

+ Lý liệu pháp: tắm nước nóng và liệu trình nước suối thường có ích. Biện pháp thấu nhiệt hoặc siêu âm cho kết quả thay đổi.

+ Xoa bóp và liệu pháp vận động, mối đầu tập vận động thụ động, rồi vận động chủ động ngay khi đau đã đỡ.

+ Các thủ thuật nắn bóp (thực hiện bởi thày thuốc chuyên nắn cột sống có kinh nghiệm).

ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN: ngay khi chẩn đoán được nguyên nhân đau dây thần kinh toạ, thường người ta bắt đầu ngay các biện pháp điều trị đặc hiệu. (Về chi tiết, xem: thoát vị đĩa đệm).

GHI CHÚ: đau dây thần kinh đùi ít gặp hơn đau dây thần kinh toạ, và biểu hiện bởi đau và giảm cảm giác khu trú ở mặt sau và ngoài mông, ở mặt trước đùi tới tận khớp gối (L3), và /hoặc ở cả mặt trước trong của cẳng chân (L4). Phản xạ bánh chè giảm hoặc mất hẳn.

0/50 ratings
Bình luận đóng