THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW

MỞ MẮTĐiểm
Không mở1 = Kể cả khi ấn vào nhãn cầu
Mở khi đau2 = Kích thích đau vào xương ức, chi, nhãn cầu
Mở mắt khi nói3 = Đáp ứng không đặc hiệu, không nhất thiết với yêu cầu
Mở mắt tự nhiên4 = Mở mắt bình thường mà không có yêu cầu
ĐÁP ỨNG VẬN ĐỘNG
Không đáp ứng1 = Bất kỳ kích thích đau nào, chi mềm nhẽo
Duỗi cứng2 = Vai và bả vai xoay và duỗi
Co cứng3 = Đáp ứng co lại
Rụt chi khi gây đau4 = tay rụt lại trước các kích thích đau,
Đáp ứng có định khu5 = Tay có xu hướng gạt bỏ áp lực trên nhãn cầu và trên ngực
Thực hiện yêu cầu6 = theo các yêu cầu đơn giản
ĐÁP ỨNG VỎ NÃO
Không đáp ứng1 = Không đáp ứng với bất kỳ kích thích nào
Khó hiểu2 = Rên, kêu, không nói
Không phù hợp3 = Câu không rõ rang
Lôn xộn4 = Thoại nhưng lộn xộn, không định hướng
Có định hướng5 = Thoại có định hướng
Tổng (3-15)

THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW SỬA ĐỔI Ở TRẺ EM

Khái quát: Một trong những thành phần của thang điểm hôn mê Glasgow được sử dụng để đánh giá thương tổn dưới vò ở trẻ nhỏ. Thang điểm được sửa đổi từ thang điểm hôn mê Glasgow ban đầu được tạo ra để dánh giá trẻ quá nhỏ không thể nói được
Các thông số đánh giá:
(1) Mở mắt
(2) Đáp ứng lời nói hoặc không lời nói tốt nhất
(3) Đáp ứng vận động tốt nhất

Mở mắtĐiểm
Tự nhiên4
Kích thích Ioi noi3
Kích thích đau2
Không đáp ứng1

 

Trẻ chưa nói được  Đáp ứng của trẻ nói được  
(Thang diem Glasgow)
Điểm 
Cười, định hướng tới âm thanh, nhìn theo vật thể, tương tácCó định hướng và nhận thức5
mất định hướng4
từ ngữ không thích hợp3
Âm thanh khó hiểu2
Không đáp ứng1

 

Đáp ứng vận động Điểm 
Làm theo lệnh6
Định khu khi gây đau5
Phản xạ cơ chi4
Co cứng không thích hợp3
Duỗi cứng2
Không đáp ứng1

+ Các yếu tố tiên lượng khác:

(1) Các phản xạ dưới vỏ (tất cả trẻ mất toàn bộ phản xạ đều tử vong, 50% trẻ có phản xạ bất thường tử vong, 25% trẻ có phản xạ bình thường tử vong).
(2) Phản xạ đồng tử bất thường (77% trẻ có bán manh 2 bên và dãn đồng tử bị tử vong).
(3) Áp lực nội sọ (Áp lực nội sọ > 40mmHg hoặc điểm Glasgow 3,4,5 đều tử vong)

Ý nghĩa:

– Điểm Glasgow thấp nhất là 3 điểm, nghĩa là tiên lượng xấu nhất.
– Điểm Glasgow cao nhất là 15 điểm, tiên lượng tốt nhất
– Điểm Glssgow > 7 có khả năng hồi phục tốt.
– Điểm Glasgow 3-5 điểm nguy cơ tử vong rất cao, đặc biệt khi có các dấu hiệu đi kèm dãn đồng từ, mất phản xạ dưới vỏ, gia tăng áp lực nội sọ.
– Trẻ em dưới 5 tuổi có thể điểm Glasgow thấp hơn người lớn vì đáp ứng lời nói và vận động đều giảm.

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG GLASGOW

Điểm Mô tả

1 Tử vong
2 Tình trạng thực vật, không có biểu hiện chức năng vỏ não
3 Tàn tật nặng (còn ý thức nhưng tàn tật), phụ thuộc người khác để duy trì cuộc sống hang ngày do tàn phế về thể Chất hoặc tinh thần hoặc cả hai
4 Tàn tật mức độ vừa (tàn tậ nhưng không phụ thuộc người khác). Không phải phụ thuộc người khác trong hoạt động hàng ngày. Các tàn tật phát hiện thấy gồm có: nói khó, thất ngôn, thất điều, biến đổi tính cách, suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ
5 Hồi phục tốt. khôi phục các hoạt động bình thường hang ngày mặc dù có vài khiếm khuyết thần kinh và tâm thần nhẹ

TỔNG ĐIỂM

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG GLASGOW MỞ RỘNG

Thang điểm tiên lượng Glasgow mở rộng được phate triển để khắc phục các hạn chế của thang điểm tiên lượng Glasgow ban đầu Với mỗi câu hỏi, hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất, Người trả lời có thể là người bệnh, người bệnh cùng với người nhà và người chăm sóc hoặc chỉ là người nhà hay người chăm sóc người bệnh

SỰ THỨC TỈNH

1. Người bị chấn thương sọ não xó thể lảm theo lệnh đơn giản, hoặc nói bất kỳ từ nào? Có □ Không □

SỰ ĐỘC LẬP TRONG GIA ĐÌNH

2a. Sự giúp đỡ của người khác là cần thiết cho các hoạt động hang ngày trong cuộc sống? Có □ Không □
(Cậu trả lời “Không” có nghĩa là người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân suốt 24 giờ nếu cần thiêt. Độc lập ở đây còn bao gôm khả năng lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động sau: tự giặt quân áo, chuẩn bị đồ ăn, trả lời điên thoại, làm các công việc nội trợ nhẹ nhàng)
2b. Bạn cần sự trợ giúp thường xuyên hoặc ai đó xung quanh hầu hết thời gian? Có □ Không □
(Câụ trả lời “Không” có nghĩa là người bệnh có thể tự chăm sóc bản than suốt 8 giờ mà không cần trợ giúp)
2c. Cần thiết có sự trợ giúp ở nhà trước khi bị bệnh? Có □ Không □

SỰ ĐỘC LẬP NGOÀI XÃ HỘI

3a. Bạn có thể đi mua sắm đồ mà không cần trợ giúp? Có □ Không □
(Bao gồm cả khả năng lên kế hoạch mua sắm, quản lý tiền bạc vả cư xử đúng mực tại nơi công cộng)
3b. Bạn có thể mua sắm đồ không cần trợ giúp trước khi bị bệnh? Có □ Không □

ĐI LẠI

4a. Bạn có thể đi lại trong đia phương không cần trợ giúp? Có □ Không □
(Có thể lái xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại)
4b. Bạn có thể đi lại trong địa phương không cần trợ giúp trước khi bị bệnh? Có □ Không □

CÔNG VIỆC

5a. Hiện tại bạn có thể làm khối lượng công việc như trước? Có □ không □
(Nếu trước đó họ đang làm việc, khối lượng công việc hiện tại phải tương đương. Nếu trước đó họ thất nghiệp, chấn thương không làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện khối lượng công việc mà họ có thể đảm đương. Nếu người bệnh là sinh viên, chấn thương không ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu của họ)
5b. Có những trở ngại gì? a) □ b) □
a. Giảm khối lượng công việc
b. Chỉ có thể làm công việc trong nhà xưởng, công việc không cạnh tranh hoặc hiện tại không thể làm việc
5c. Họ đang làm việc hay tìm kiếm việc làm trước chán thương (Trả lời “Có”) hay họ không làm gì (Trả lời “Không”) Có □ Không □

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VÀ GIẢI TRÍ

6a. Họ có thể khôi phục các hoạt động xã hội và giải trí ngoài trời Có □ Không □
6b. Cái gì là những trở ngại cho hoạt động xã hội và giải trí của họ?
a. ít tham gia hơn: chỉ được 1 nửa so với trước chấn thương
b. Không tham gia mấy: không được 1 nửa so với trước kia
c. Không thể tham gia: hiếm khi, nếu có, chỉ đến dự cho có mặt
6c. Họ có gắn bó với các hoạt động xã hội và giải trí ngoài trời trước chân thương?
Có □ Không □

GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ

7a. Bạn có vấn đề gì về sức khỏe tâm thần gây trở ngại đến quan hệ gia đình và bạn bè? Có □ Không □
(Thay đổi tính cách sau chấn thương điển hình: dễ nổi nóng, ngại ngùng, thiếu nhạy cảm với người khác, thay đổi tâm trạng thường xuyên, trầm cảm hoặc hành xử trẻ con)
7b. Mức độ của các trở ngại đó : a) □ b) □ c) □
a. Thỉnh thoảng – ít hơn 1 lần 1 tuần
b. Thường xuyên – hơn 1 lần 1 tuần
c. Hàng ngày
7c. Bạn có vấn đề với gia đình hoặc bạn bè trước chấn thương? Có □ không □
(Nếu có vài vấn đề trước chấn thương nhưng sau chấn thương trở nên tệ hơn thi trả lời “Không “)

ĐỘNG KINH

7d. Từ khi chấn thương bạn có bị động kinh? Có □ Không □
7e. Bạn có được thông báo về nguy cơ mắc động kinh? Có □ Không □

KHÔI PHỤC CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG

8a. Còn vấn đề gì liên quan chấn thương ảnh hưởng cuộc sống của bạn? Có □ Không □
(Những triệu chứng điển hình sau chấn thương: Đau đầu, chóng mặt, mệt, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sang, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung)
8b. Các vấn đề có giống như trước phẫu thuật? Có □ Không □
(Nếu có vài vấn đề trước chấn thương nhưng sau chấn thương trở nên tệ hơn thi trả lời “Không “) Vậy đâu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tiên lượng?
Ảnh hưởng của chấn thương?
Ảnh hưởng của bệnh tật đến phần khác của cơ thể?
Sự phối hợp của các vấn đề trên?

CHỈ SỐ BARTHEI

Hướng dẫn sử dụng chỉ số Barthei:
1. Chỉ số này được sử dụng để ghi lại những gì bệnh nhân làm được, không phải những gì bệnh nhân có thể làm
2. Mục tiêu chính là thiết lập mức độ độc lập từ bất kỳ trợ giúp nào, thể lực hay lời nói dù nhỏ nhất vì bất kỳ lý do gì
3. Sự cần thiết có người giám sát bệnh nhân không có sự tự lập
4. Các hoạt động của người bệnh phải có bằng chứng rõ ràng
5. Hoạt động của bệnh nhân từ 24 – 48 tiếng là quan trọng, nhưng khoảng thời gian lâu hơn cũng không kém
6. Bằng chứng bệnh nhân đã sử dụng 50 phần trăm nỗ lực nảm than
7. Các phương tiện hỗ trợ cho phép

HOẠT ĐỘNG

Ăn uống
0 = không có khả năng.
0 = cần trợ giúp để cắt thức ăn, phết bơ hoặc yêu cầu chế độ ăn kiêng 10 = độc lập
Tắm giặt
0 = phụ thuộc
0 = độc lập (hoặc tắm vòi sen)
Chải chuốt
0 = cần sự trự giúp
5 = độc lập trong việc đánh răng, chải tóc Mặc quần áo
0 = phụ thuộc
5 = cần sự trợ giúp nhưng có thể làm được một nửa 10 = độc lập (bao gồm cả việc đóng cúc, kéo khóa zip)
Đại tiện
0 = phụ thuộc (cả việc thụt tháo)
5 = thỉnh thoảng có sự cố 10 = độc lập Tiểu tiện
0 = không tự đi, cần thông tiểu hoặc không thể tự chủ 5 = cần trợ giúp nhưng có thể tự đứng tiểu 10 = độc lập
Vệ sinh
0 = phụ thuộc
5 = cần sự trợ giúp nhưng có thể làm được một nửa 10 = độc lập (bao gồm cả việc mặc quần áo, trang điểm)
Di chuyển (từ giường tới xe ghế và ngược lại)
0 = phụ thuộc
5 = cần trợ giúp cảu 2 người, có thể tự ngồi 10 = cần trợ giúp nhỏ (lời nói hoặc thể lực)
15 = độc lập
Đi lại (cùng 1 mặt bằng)
0 = không thê di chuyển hoặc di chuyển < 50 thước 5 = tự di chuyển bằng xe lăn, bao gồm cả góc nhà, > 50 thước 10 = đi bộ với sự trợ giúp của người khác, > 50 thước 15 = độc lập nhưng có thể dung phương tiện hỗ trợ như gậy, > 50 thước Cầu thang
0 = không thể leo cầu thang 5 = cần trợ giúp 10 = độc lập

TÔNG ĐIỀM

Điểm tối đa: 100 điểm
Điểm càng cao nghĩa là sự độc lập càng cao

0/50 ratings
Bình luận đóng