Hải thượng Lãn ông dẫn Nội kinh viết: Tích thuộc chứng âm, bệnh ở tạng, ẩn phục bên trong, có đau cố định ở một chỗ; tụ thuộc chứng dương, bệnh ở phủ nổi lên và di động, thể hiện ra bên ngoài, không có vị trí cố định. Ông viết: “Phàm bệnh tích tụ sinh ra là do chính khí kém, tà khí thừa hư lấn vào, khi mới phát phần nhiều cảm phải hàn tà hoặc do ăn uống không thận trọng hoặc làm việc nặng nhọc quá,, thất tình day dứt bên trong, tà khí ngưng kết lại ở khoảng huyết mạch, âm hàn vào trong trường vị kết hợp với nguyên khí mà ngưng tụ lại làm cho tân dịch khô sáp, rít lại mà không thông do đó mới sinh ra bệnh tích tụ, Lại viết: phần nhiều ban đầu do ngoại cảm hoặc nội thương thành khí uất, sau uống nhầm thuốc bổ vào gây trệ đọng là mà thành tích”

Tuệ Tĩnh viết: Chứng tích có gốc ở 5 tạng, bệnh phát ra có căn cứ, đau ở 1 chỗ nhất định, chứng tụ có gốc ở 6 phủ, bệnh phát ra không có căn cứ, đau không có chỗ nào nhất định.

Bệnh lâu ngày sẽ thành chứng “Trưng hà”. Trong bụng có hòn cục không di động là Trưng, khi có khi không, lúc lên lúc xuống, khi ở bên tả khi ở bên hữu là Hà. Như vậy Trưng hà nằm trong phạm vi tích tụ.

Các y gia đời sau cho rằng bệnh tích thường ỗ phần huyết, thời gian phát bệnh dài, bệnh nặng khó chữa, bệnh tụ thường ở phần khí, thồi gian phát bệnh ngắn, bệnh thường nhẹ dễ chưa.

– “Về phép chữa với bệnh tích chỉ là gọt dần, giũa dần, tiêu dần, hóa dần cho hết tích thì thôi, như vậy phải chữa từ từ, không phải một sóm một chiều mà chữa khỏi. Nếu công phạt quá cấp thì chính khí bị tổn thương, chuyển vận mà không được thì nhiệt tà trỏ nên mạnh thêm, cho nên trừ tích được một nửa thì uống thuốc ngọt ấm để điều dưỡng, làm cho tỳ thổ chuyển vận mạnh lên, qua đó phần tồn tại của bệnh không cần công trục cũng tự khắc tan. Nội kinh nói: Bệnh đại tích đại tụ có thể công trục bót đi, quá bán thì thôi, nếu công trục quá thì chết.

Chu Đan Khê nói: “Chữa bệnh tích có 3 giai đoạn, giai đoạn đầu, giai đoạn giữa, giai đoạn cuối, cần biết rõ”, ở giai đoạn đầu, chính khí còn khỏe, tà khí chưa vào sâu nên công phạt, ở giai đoạn giữa chính khí đã yếu dần, tà khí đã vào sâu nên vừa công vừa bổ, bệnh ở giai đoạn cuối, tà khí lấn mạnh chính khí tiêu hao chỉ nên thuần dùng thuốc bổ dưỡng, chố nên công phạt lấy mau (Hải thượng Lãn ông). Các y gia Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đều thống nhất chữa bệnh tích trệ dùng phép tiêu đạo, tiêu là để cho tan đi, đạo là để cho thông đi, nếu nhẹ dùng hòa giải, nếu nặng dùng thông tiện mạnh, có khi tiêu bổ đều dùng, cổ phương phá tích đều dùng Sâm Truật, theo ý của Nội kinh: chớ nuôi tà khí, chớ làm mất chính khí.

Sách Nội khoa học cho là chứng tích tụ bao gồm các bệnh rối loạn chức năng của ruột, tắc ruột, tắc môn vị, gan lách to, u trong bụng, sa thận của Y học hiện đại.

Tuy có nhiều nguyên nhân khác nhau song quy lại căn bản là do khí huyết ứ trệ. Vì vậy thường làm hai thể lớn: Chứng tụ (khí tụ) và chứng tích (huyết tích). Và mỗi thể lớn có những thể nhỏ tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên từ khía cạnh điều trị, cũng có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa, giai đoạn cuối.

Chứng tụ

Can khí uất trệ.

Triệu chứng:

Khí tụ ở trong bụng gây căng tức, nghịch loạn, gây đau suyễn, lúc tụ lúc tan làm cho sườn bụng lúc khó chịu, lúc bình thường, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền. Đó là do sự thái quá của tình chí (giận, vui, buồn, tư lự, khủng khiếp) làm cho tạng phủ mất điều hòa, khí cơ không thông sướng gây nên.

Phép điều trị: Sơ can giải uất, hành khí tiêu tụ.

Phương thuốc: Tiêu dao tán (Cục phương).

Sài hồ 1 lạng Đương quy 1 lạng

Bạch thược 1 lạng Bạch truật 1 lạng

Bạch linh 1 lạng Chích Cam thảo 5 đồng cân

Tán mịn.

Ý nghĩa: Sài hồ để sơ can, Quy để dưỡng huyết, Bạch thược để nhu can, Bạc hà để tán uất, Truật Linh thảo để điều lý tỳ vị.

Mỗi lần dùng 2 đồng cân sắc với 1 lát gừng, một ít bạc hà.

Vị thuốc Sài hồ
Vị thuốc Sài hồ
  • Nếu khí trệ nặng hơn, hàn thấp làm trở ngại trung tiêu phép điều trị trên không có hiệu quả thì dùng:

Phép điều trị: Ôn trung tán hàn, lý khí hoạt huyết (thời kỳ giữa).

Phương thuốc: Mộc hương thuận khí tán (Thống chỉ phương)

Mộc hương1 đồng cânHương phu1 đồng cân
Tân lang1 đồng cânThanh bì1 đồng cân
Trần bì1 đồng cânHậu phác1 đồng cân
Thương thuật1 đồng cânChỉ xác1 đồng cân
Sa nhân1 đồng cânCam thảo0.5 đồng cân.

Có công thức thêm Quế tâm, Xuyên khung, Ô dược.

Ý nghĩa: Mộc hương, ô dược, Tân lang, Thanh bì, Trần bì để hành khí hoá trệ, Hương phụ, Xuyên khung để lý khí ở trong huyết nhằm hành huyết, Hậu phác, Thương truật, Chỉ xác để trừ thấp hạ khí thông tràng, Sa nhân để tỉnh tỳ lý khí, Quế chi để ôn thông 12 kinh, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, điều lý tỳ vị.

Phương thuốc: Ngũ tích tán (Cục phương)

Bạch chỉ3 lạngXuyên khung3 lạng
Chích thảo3 lạngPhục linh3 lạng
Đương quy3 lạngNhục quế3 lạng
Thược dược3 lạngBán hạ3 lạng
Trần bì5 lạngChỉ xác6 lạng
Ma hoàng6 lạngThương truật24 lạng
Can khương4 lạngCát cánh12 lạng
Hậu phác4 lạng.

Làm thuốc tán.

Ý nghĩa: Ma hoàng Bạch chỉ để phát hãn giải biểu. Can khương, Nhục quế để ôn lý khu hàn. Thương thuật, Hậu phác để táo thấp kiện tỳ, Trần bì, Bán hạ, Phục linh để lý khí hóa đờm, Đương quy, Xuyên khung, Thược dược để hoạt huyết chỉ thông. Cát cánh, Chỉ thực để điếu hòa sự thăng giáng của khí cơ giúp lý khí hóa đờm, Cam thảo để hòa trung, điều hòa các vị thuốc.

Thực đờm trở trệ

Triệu chứng: Bụng trướng hoặc đau, ỉa khó, ăn kém, có lúc ở bụng như nổi lên từng đoạn, nếu nặng thì ấn vào càng đau. Rêu lưỡi cáu, mạch huyền hoạt. Đó là do uống rượu, ăn không chừng mực làm sự vận hóa của tỳ bị rối loạn, thấp trọc khồng hóa ngưng lại thành đờm, đờm làm trở ngại khí gây huyết hành khó khăn, từ dó mạch lạc ứ tắc lại mà thành tích.

Phép điều trị: Đao trệ, thông tiện, lý khí hóa đờm.

Phương thuốc: Lục ma thang (Chính trị chuẩn thằng)

Trầm hương3gMộc hương6g
Tân lang9gô dược9g
Chỉ thực6gĐại hoàng6g

Ý nghĩa: Đại hoàng, Chỉ thực, Tân lang để hóa trệ thông tiện, trừ được trạng thái thực trệ làm trở ngại khí. Trầm hương, Ô dược để lý khí.

Có thể thêm Trần bì, Bán hạ, Phục linh để hóa đờm hòa trung. Cũng có thể thêm Thần khúc, Sơn tra để tiêu thực đạo trệ.

Chứng tích

Khí uất huyết trệ:

Triệu chứng: Dưới bờ sườn có cục mềm, cố định, có cảm giác vừa trướng, vừa đau, rêu mỏng, mạch huyền. Đó là do ở giai đoạn đầu của bệnh có khí uất nên huyết lạc bất hoà gây nên.

Phép điều trị: Lý khí hoạt huyết tiêu tích.

Phương thuốc: Đại thất khí thang (Y học nhập môn)

Thanh bì    2 đồng cân   Trần bì                    2 đồng cân

Cát cánh    2 đồng cân   Hoắc hương           3 đồng cân

Quế chi 2 đồng cân Cam thảo 2 đồng cân

Tam lăng 3 đồng cân Nga truật 3 đồng cân

Hương phụ 2 đồng cân

ích trí nhân 3 đồng cân (có phương thêm Đại hoàng, Tân lang)

Ý nghĩa: Tam lăng, Nga truật, Hương phụ để ôn thông huyết lạc, nhuyễn kiên táo kết. Thanh bì, Trần bì, Cát cánh, Hoắc hương để hành khí tán kết.

Phương thuốc: (Trích từ Nam dược thần hiệu)

Tam lăng                3 lạng               Nga truật 3 lạng

Xạ can                    3 lạng           Mộc hương    4 đồng cân

Hương phụ            4 đồng cân  Tân lang      4 đồng cân

Hạt gấc bỏ vỏ sao rượu 3 lạng.

Các vị đều tán nhỏ. Mỗi lần 1 đồng cân sắc với một bát nước còn 7/10 thì uống khi đói.

Ý nghĩa: Tam lăng, Nga truật, Xạ can, Hạt gấc để hoạt huyết phá huyết, Hương phụ, Tân lang, Mộc hương để hành khí tán kết.

Huyết ứ kết hòn ở trong.

Triệu chứng: Bụng có cục cứng, đau, cố định, sắc mặt sạm tiều tụy, người gầy, mệt mỏi không có sức, lúc nóng, lúc lạnh (do dinh vệ bất hòa), lưỡi tím hoặc đốm xanh, mạch tế sáp. Đó là do bệnh tích lâu ngày, khí huyết ngưng kết lại làm kinh mạch bế tắc gây nên.

Phép điều tri: Khứ ứ nhuyễn kiên kiêm hành khí.

Phương thuốc: Cách hạ trục ứ thang (Y lâm cải thác)

Ngũ linh chi2 đồng cânĐương quy3 đồng cân
Xuyên khungl.õ đồng cânĐào nhân4 đồng cân
Đơn bì2 đồng cânXích thược2 đồng cân
Ô dược3 đồng cânDiên hồ sách3 đồng cân
Cam thảo1 đồng cânHương phụ2 đồng cân
Hồng hoa3 đồng cânChỉ xác2 đồng cân

Ý nghĩa: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Đương quy, Linh chi, Diên hồ sách, Đơn bì, Xích thược để hoạt huyết khứ ứ, ô dược, Hương phụ, Chỉ xác để lý khí, Cam thảo hợp Thược dược để chỉ đau và hoãn trung.

Mặt khác cần bổ ích tỳ vị.

Phép điều trị: Bổ ích tỳ vị.

Phương thuốc: Lục quân tử thang (Cục phương)

Chính khí hư, huyết ứ kết

Triệu chứng: Tích thành cục cứng, đau mạnh, sắc mặt vàng rơm hoặc đen sạm, gầy róc, ăn kém, lưỡi nhạt tím hoặc bóng không rêu, mạch tế sác hoặc huyền tế. Đó là do chính khí suy mạnh, lạc mạch bị tắc trỏ gây nên.

Phép điều trị: Đại bổ khí huyết, hoạt huyết hóa ứ.

Phương thuốc: Bát trân thang (Chính thể loại yếu) hợp Hóa tích hoàn (Loại chứng trị tài).

Hóa tích hoàn:

Tam lăng      Nga truật

A ngùy         Hải phù thạch

Hương phụ     Hùng hoàng

Tô mộc      Ngũ linh chi

Bát trân thang để bổ khí huyết. Hoá tích hoàn để phá ứ hoạt huyết. Tam lăng, Nga truật, Tô mộc, A ngùy, Ngũ linh chi để phá ứ hoạt huyết. Tân lang, Hương phụ để lý khí phá khí.

Các phương thuốc khác.

Phương thuốc: Chữa tất cả các chứng tích ở cả ba giai đoạn (Hải Thượng Lãn Ông) Thoán tích tán, lấy Bình vị tán (Cục phương) làm chủ và gia vị tuỳ trạng thái cụ thể.

Thương truật       2 phần                Hậu phác          2 phần

Trần bì                 1 phần                Cam thảo          1 phần

Để hòa vị khu thấp.

Gia vị: Khí tụ không có cục gia Mộc hương, Tân lang, Thanh bì, Trần bì, La bặc tử, Hương phụ.

Huyết tích có cục gia Tam lăng, Nga truật, Ngưu tất, Xuyên khung, Qui vĩ, Miết giáp, Hồng hoa, Đào nhân, Nhũ hương, Một dược.

Rượu tích thêm Cát căn, Hoàng liên, Sa nhân, Mạch nha, Trần bì, Mộc hương, Trư linh, Trạch tả, Xa tiền.

Phương thuốc: của Tuệ Tĩnh chữa khí kết hòn, khí uất, thực tích nghẽn tắc, đầy ách ngực sườn đau sóc, trưng hà, sán khí:

  • Thanh bì, Tam lăng, Nga truật, Hương phụ đều 2 phần, Thần khúc, Mạnh nha, Hạt cải củ, Bạch sửu, Tân
    lang, Uất kim, Hoàng liên đều 1 phần, Bách thảo sương, Bồ kết đều 1/2 phần.

Tán bột làm hoàn hồ bằng hạt ngô đồng, mỗi lần 15 viên sắc nước gừng làm thang để uống.

  • Nga truật, Xạ can, Rễ gấc, Hương phụ, Tân lang, Mộc thông đều 4 lạng, tán mịn, mỗi lần dùng 3 đồng cân, sắc nừớc gừng làm thang uống.

Phương thuốc: của Giản minh Trung y học giảng nghĩa chữa bệnh ở giai đoạn tà khí thực chính khí hư, dùng phép điều trị tiêu bổ kiêm thị.

Phương thuốc: Hòa trung hoàn (Y học tâm ngộ)

Bạch truật4 lạngBiển đậu sao3 lạng
Phục linh1,5 lạngChỉ thực2 lạng
Trần bì2 lạngThần khúc2 lạng
Mạch nha2 lạngSơn tra2 lạng
Sa nhân1,5 lạngBán hạ1 lạng
Đan sâm2 lạngNgũ cốc trùng3 lạng
Hà điệp1 lá

Làm hoàn, Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân.

Nếu là Can tích (nổi ở dưới sườn trái,) thêm Sài hồ, Miết giáp, Thanh bì, Nga truật.

Nếu là phế tích (nổi ở dưới sườn phải) thêm Bạch đậu khấu, Tang bì, Uất kim.

Nếu là tâm tích (Nổi ở thẳng trên rốn đến tâm hạ như cánh tay) thêm Xương bồ, Hậu phác, Hồng hoa, Nga truật.

Nếu là tỳ tích (như đĩa ở vị quản) thêm Hậu phác.

Nếu là thận tích (bôn đồn chạy từ dưới lên đến tâm hạ như chuột) dùng:

Phương thuốc: Bôn đồn hoàn (Y học tâm ngộ).

Nhục quế3 đồng cânPhụ tử5 đồng cân
Ngô thù5 đồng cânLệ chi tử8 đồng cân
Tiểu hồi1 đồng cânMộc hương1 đồng cân

Xuyên luyện tử 1 lạng Quất tử sao/nước muối l,51ạng

Phục linh                1.5 lạng

Nếu là nhiệt tích thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.

Nếu là hàn tích thêm Nhục quế, Can khương, Phụ tử. Nếu là đờm tích thêm Bán hạ.

0/50 ratings
Bình luận đóng