Chảy máu dưới màng nhện

Mục lục Đại cương. Bệnh nguyên và bệnh sinh: Lâm sàng. Cận lâm sàng. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt. Điều trị và dự phòng. Tiến triển và tiên lượng. Đại cương. Chảy máu dưới màng nhện (hay chảy máu màng não – Subarachnoid hemorrhage) là do chảy máu vào khoang dưới nhện, máu hoà đều vào khoang dịch não-tuỷ. Bệnh do nhiều nguyên nhân, nhưng hay gặp nhất là do vỡ các phình động mạch. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao ước chừng 25 – 30%, hay tái … Xem tiếp

U vùng tuyến tùng (Pineal region tumours)

Mục lục Lịch sử: Phân loại: Lâm sàng: Chẩn đoán cận lâm sàng: Điều trị: Lịch sử: Horsley (1910) là người đầu tiên lấy bỏ u tuyến tùng bằng con đường đi dưới lều tiểu não. Dandy (1931 và 1936) trình bày con đường đi vào tuyến tùng qua phần sau của thể trai, ông nhận thấy tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật là 70%. Poppen và Mario (1968) nhận thấy tử vong là 44%. Stein và Jamieson (1971) trình bày con đường đi dưới lều ở phía trên … Xem tiếp

Triệu chứng và điều trị tổn thương các dây thần kinh ngoại vi

TỔN THƯƠNG DÂY THẦN KINH NGOẠI VI CHI TRÊN Nhắc lại giải phẫu Đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động và cảm giác chi trên, được tạo nên do các nhánh trước của 4 dây thần kinh cổ cuối và dây thần kinh lưng 1 (C5, C6, C7, C8 và D1). Rễ C5, C6 tạo thành thân nhất trên; một mình C7 tạo thành thân nhất giữa; C8 – D1 tạo thành thân nhất dưới. Các bó nhất của đám rối cánh tay nằm trong hố trên … Xem tiếp

Rối loạn tuần hoàn tủy sống

Mục lục Đại cương. Bệnh căn bệnh Lâm sàng Cận lâm sàng. Chẩn đoán. Điều trị và dự phòng. Đại cương. Lịch sử: Những nghiên cứu trên thực nghiệm vào khoảng 1667 cho thấy rằng chèn ép động mạch chủ có thể gây liệt hai chân. Khoảng giữa thế kỷ XVIII chứng hạ liệt do tắc động mạch chủ cũng đã được mô tả trên lâm sàng. Đầu thế kỷ XX người ta biết rằng nguyên nhân gây thiếu máu tủy sống có thể do cục nghẽn tắc từ tim và … Xem tiếp

U dây thần kinh thính giác (Acoustic schwannomas)

Mục lục Lịch sử: Giải phẫu: Lâm sàng: Chẩn đoán cận lâm sàng: Điều trị: Lịch sử: Sandifort (1777) là người đầu tiên mô tả u dây thần kinh thính giác (u dây VIII). Charles Ballance (1894) người đầu tiên lấy bỏ thành công u dây VIII. Cushing (1917) xuất bản cuốn sách chuyên khảo, trong đó ông trình bày tỉ mỉ về lâm sàng, chẩn đoán và phẫu thuật u dây VIII. Giải phẫu: Dây thần kinh số VIII nằm trong góc cầu tiểu não. Góc cầu tiểu não … Xem tiếp

Thất điều tiểu não di truyền (bệnh Pierre Marie:)

Mục lục Đại cương: Bệnh căn- bệnh sinh: Lâm sàng: Cận lâm sàng: Chẩn đoán: Điều trị Đại cương: + Lịch sử: Ngay sau khi có những thông báo về bệnh thất điều Friedreich biểu hiện một tổn thương di truyền tủy sống, người ta thấy xuất hiện những mô tả lâm sàng về một loại bệnh ít nhiều khác với bệnh trên. Nó liên quan nhiều tới thoái hoá tiểu não và thân não hơn là với thoái hoá tủy sống. Nhóm bệnh này có các đặc điểm: Khởi phát … Xem tiếp

Khám Dây thần kinh thị giác

Giải phẫu: các sợi thị giác đi từ võng mạc (bộ phận cuối cùng tiếp nhận cảm giác) tới chéo thị giác (ở phía trước củ tuyến yên), Tại đó, các sợi của nửa trong bắt chéo qua đường giữa còn các sợi của nửa ngoài không bắt chéo. Từ chéo thị giác, các dải thị giác được tạo thành bởi các sợi của nửa ngoài võng mạc cùng bên và từ nửa trong võng mạc mắt kia. Mỗi dải thị giác đi về củ não sinh tư trước và … Xem tiếp

Giải phẫu hộp sọ não

Cấu trúc và các thành phần trong hộp sọ Xương đầu gồm có 2 phần là xương mặt và xương sọ. Xương sọ có cấu trúc dạng hộp gọi là hộp sọ, đó là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định ở người trưởng thành, trong hộp sọ có 3 thành phần thể tích chính lấp kín; đó là tổ chức não, máu và dịch não tủy. Giữa các thành phần này có một tỷ lệ thể tích nhất định và có mối liên … Xem tiếp

Chẩn đoán thần kinh bằng tạo ảnh cộng hưởng từ

Mục lục ĐẠI CƯƠNG NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ VẬT LÝ HỌC TRONG TẠO ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG BỆNH LÝ THẦN KINH HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO ĐẠI CƯƠNG Khái niệm về phương pháp Tạo ảnh cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging hay MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng trong y học lâm sàng từ đầu thập kỷ 80 với tên gọi ban đầu là “Cộng hưởng từ hạt nhân” (magnetic … Xem tiếp

Các hình thái lác đồng hành – Bệnh thần kinh mắt

Mục lục Lác trong Lác ngoài Lác đứng Một số hội chứng đặc biệt Lác trong 1. Lác trong do điều tiết 1.1. Do tật khúc xạ: tỉ số AC/A bình thường. Lác trong là do viễn thị nặng so với biên độ hợp thị phân kì của mắt. Loại lác này thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi. — Điều tiết thuần tuý: dùng kính chỉnh viễn thị có thể làm hết hoàn toàn lác. — Điều tiết một phần: kính điều chỉnh viễn thị … Xem tiếp

Nhịp sóng điện não đồ cơ bản

1. Các nhịp sóng EEG Trên lâm sàng, các sóng tần số trong dải tần của sóng beta và nhanh hơn được gọi là sóng nhanh (>14ck/gy), các sóng có tần số trong dải tần của sóng theta và chậm hơn được gọi là sóng chậm (< 14ck/gy)(hình 8.125) Hình 8.125. Các loại sóng điện não Nhịp alpha (α) Nhận biết: tần số: 8 – 13ck/gy (ở người lớn thường 9 -11 ck/gy); biên độ 30 – 80|iV; chỉ số ở vùng chẩm thường trên 50% ở người tỉnh táo. … Xem tiếp

Cấp cứu trạng thái động kinh – Cơn động kinh liên tiếp

Mục lục Đại cương Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Đại cương Định nghĩa – Giữa thế kỷ XIX trạng thái động kinh được định nghĩạ như là sự nối tiếp các cơn co giật, trong đó, cơn nọ cách cơn kia rất ngắn và ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân do các rối loạn thần kinh thực vật và trạng thái rối loạn ý thức giữa các cơn. – Trong những năm 1980, trạng thái động kinh được định nghĩa là cơn động kinh hay một loạt các … Xem tiếp

Thuốc chống phù não (Mannitol)

Tên chung quốc tế: Loại thuốc: lợi niệu thẩm thấu. Dạng thuốc và hàm lượng Dung dịch 5% có độ thẩm thấu 275mOsm/lít; 10% có độ thẩm thấu 550mOsm/lít; 20% có độ thẩm thấu 1100mOsm/lít. Dung dịch 25% có độ thẩm thấu 1375mOsm/lít đựng trong chai 100ml, 250ml hoặc 500ml dùng để truyền tĩnh mạch. Dược lý và cơ chế tác dụng Mannitol là đồng phân của sorbitol. Sau khi tiêm vào tĩnh mạch, mannitol phân bố vào khoảng gian bào, do đó, mannitol có tác dụng làm tăng độ … Xem tiếp

Thang điểm hôn mê Glasgow

THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW MỞ MẮT Điểm Không mở 1 = Kể cả khi ấn vào nhãn cầu Mở khi đau 2 = Kích thích đau vào xương ức, chi, nhãn cầu Mở mắt khi nói 3 = Đáp ứng không đặc hiệu, không nhất thiết với yêu cầu Mở mắt tự nhiên 4 = Mở mắt bình thường mà không có yêu cầu ĐÁP ỨNG VẬN ĐỘNG Không đáp ứng 1 = Bất kỳ kích thích đau nào, chi mềm nhẽo Duỗi cứng 2 = Vai và bả … Xem tiếp

Bệnh động mạch di truyền trội nhiễm sắc thể kèm nhồi máu dưới vỏ và bệnh não chất trắng

Bệnh động mạch di truyền trội nhiễm sắc thể kèm nhồi máu dưới vỏ và bệnh não chất trắng (Cerebral Autosomal Dominant Arteriopathy with Subcortical Infarcts and Leukoencephalopathy: CADASIL) CADASIL là loại bệnh lý của hệ động mạch mang tính chất di truyền ở người trẻ tuổi, do đột biến ở ổ gen thứ 3 nằm trong nhiễm sắc thể thứ 19. Bệnh mới được phát hiện và thông báo lần đầu tiên vào năm 1993 tại các nước châu Âu, đặc biệt ở Pháp. Hiện nay bệnh đang được tiếp tục … Xem tiếp