Khám trương lực cơ trong thần kinh học

Trương lực cơ là trạng thái co nhẹ của các cơ lành ở tình trạng nghỉ ngơi. Khám trương lực bằng cách gấp duỗi, xoay trở từng chi của bệnh nhân trong lúc bệnh nhân nằm và bất động. Trương lực tồn dư hay trương lực nghỉ. Trương lực đi kèm đảm bảo cho các động tác tuỳ ý và không tuỳ ý có hiệu quả. Trương lực tư thế điều chỉnh mức căng của các nhóm cơ duy trì tư thế và thăng bằng. Cứng:tăng trương lực rõ rệt … Xem tiếp

Hội chứng não thực thể mạn tính và sa sút trí tuệ

Định nghĩa: sa sút trí tuệ thực thể là một sự suy giảm từ từ hay thường xuyên mọi năng lực trí tuệ do ảnh hưởng của các tổn thương mạn tính ở não. Triệu chứng: Sa sút trí tuệ thực thể có các đặc điểm sau: Nghèo nàn dần về tư duy và giảm sút nhiều hay ít các khả năng trí tuệ, ảnh hưởng lên hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Rối loạn trí nhớ: quên về sau, quên các sự kiện cũ; hoặc quên về trước … Xem tiếp

Xơ cứng động mạch não

Triệu chứng HỘI CHỨNG TÂM THẦN: hoạt động trí tuệ bị giảm, mất trí nhớ gần, tính tình hay thay đổi, các đặc điểm khí chất tăng thái quá, trầm cảm và dễ bị kích thích, có thể có hưng cảm và hoang tưởng tự đại (hiếm gặp). Đến giai đoạn muộn có sa sút trí tuệ do xơ cứng động mạch (xem hội chứng não mạn tính). TRIỆU CHỨNG THẦN KINH: tất cả các triệu chứng của tai biến mạch máu não. Có thể thấy các thể giả Parkinson … Xem tiếp

Thoát vị đĩa đệm – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Tên khác: thoát vị đĩa gian đốt sống, hội chứng đĩa đệm, Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Triệu chứng Biến chứng Xét nghiệm bổ sung Chẩn đoán phân biệt (xem: thần kinh toạ, đau thắt lưng) với những trường hợp sau: Điều trị Định nghĩa Hội chứng gây nên bởi nhân keo của một đĩa gian đốt sống thoát vị (bị đẩy lồi ra khỏi vị trí bình thường) vào phía ống sống vì vòng xơ của đĩa đệm bị rách, đứt. Thể hay gặp nhất của thoát vị … Xem tiếp

Liệt giả hành não

Mục lục Định nghĩa Căn nguyên Sinh lý bệnh Triệu chứng Chẩn đoán phân biệt Điều trị: điều trị triệu chứng. Định nghĩa Tổn thương những nơron (tế bào thần kinh) vận động trung ương thể hiện bởi những rối loạn giống như bị tổn thương ở hành não, nhất là liệt những cơ nuốt, phát âm, các cơ của lưỡi và môi. Căn nguyên Xơ cứng động mạch não gây ra nhiều tổn thương của đường dẫn truyền thần kinh từ vỏ não tới hành não ở cả hai … Xem tiếp

Phục hồi chức năng cho trẻ bị liệt tay do tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay xảy ra trong lúc sinh gây liệt hoặc giảm vận động, cảm giác của các cơ cánh tay. Nguyên nhân do đứt đoạn hoặc giãn một hoặc tất cả các dây thần kinh trụ, quay, giữa từ đám rối thần kinh cánh tay do thủ thuật kéo tay, vai khi lấy thai ra. CHẨN ĐOÁN Lâm sàng Triệu chứng chấn thương phần mềm cơ quanh khớp vai Đau: do đụng giập phần mềm khi thực hiện thủ thuật kéo, cầm. Đỏ tím: … Xem tiếp

Phương pháp làm bệnh án thần kinh

  Bệnh án là một tài liệu y học quan trọng có tính pháp lý; vì vậy, cần phải trình bày sạch sẽ, sáng sủa, chi tiết. Trong khi tiếp xúc với bệnh nhân cũng như người hộ tống hoặc người nhà bệnh nhân để khai thác bệnh sử và làm bệnh án, ngựời thầy thuốc cần kiên trì lắng nghe họ trình bày, đồng thời xen vào những câu hỏi có tính chất định hướng để lời kể bệnh được sát thực hơn với nội dung cần thiết của … Xem tiếp

Khám hội chứng màng não

MỞ ĐẦU Nhắc lại cấu tạo màng não: màng não (meninx) gồm có 3 lớp + Màng cứng (dura mater); là một màng xơ dày, dính chặt vào mặt trong xương sọ và gồm có hai lá. Trong khoang sọ hai lá này dính với nhau, chúng chỉ tách ra ở những chỗ tạo thành xoang tĩnh mạch. + Màng nhện (arachnoidea): là một màng mỏng, gồm những sợi lỏng lẻo. Màng nhện nằm sát mặt trong của màng cứng. + Màng nuôi hay còn gọi là màng mềm (pia … Xem tiếp

Nguyên nhân và điều trị tăng áp lực nội sọ lành tính

  Mục lục ĐẠI CƯƠNG NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ BỆNH SINH LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ ĐẠI CƯƠNG Định nghĩa Tăng áp lực nội sọ lành tính (tăng áp lực nội sọ) Là hội chứng tăng áp lực nội sọ không kèm theo tổn thương thần kinh khu trú, không do chèn ép cơ học trên đường dịch não tuỷ gây nên và biểu hiện lâm sàng ờ mức độ nhẹ và vừa. Mặc dù đã có tiêu chuẩn định nghĩa khá chính xác nhưng trong y văn còn có những … Xem tiếp

Chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch nội sọ

  Mục lục ĐẠI CƯƠNG NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ ĐẠI CƯƠNG Định nghĩa Huyết khối tĩnh mạch nội sọ (huyết khối tĩnh mạch nội sọ) là tình trạng bệnh lý làm hẹp lòng các xoang và/hoặc các tĩnh mạch nội sọ gây cản trở dòng máu sau não, ứ trệ máu trong não và giảm tưới máu não dẫn tới các triệu chứng lâm sàng do tổn thương chức năng vùng não tương ứng. Giải phẫu Các xoang màng cứng dẫn máu từ … Xem tiếp

Xơ cột bên teo cơ

Mục lục ĐẠI CƯƠNG BỆNH CĂN, BỆNH SINH, TỔN THƯƠNG BỆNH LÝ LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ ĐẠI CƯƠNG Khái niệm Bệnh xơ cột bên teo cơ (amyotrophie latéral sclerosis) được Charcot mô tả lần đầu tiên vào năm 1869, vì vậy, còn gọi là bệnh Charcot. Đây là một bệnh thoái hoá thần kinh, tiến triển mạn tính với đặc điểm lâm sàng chủ yếu là: teo cơ, rung giật các sợi cơ và kèm theo hội chứng bệnh lý bó tháp, do tổn thương … Xem tiếp

Chẩn đoán X quang sọ não

ĐẠI CƯƠNG Sọ là một hộp xương cứng có chức năng bảo vệ não bộ, trong hộp sọ chứa bạ thành phần cấu trúc chính là tổ chức não, dịch não tủy và máu với một tương quan tỷ lệ nhất định. Thể tích trong của hộp sọ chính bằng tổng thể tích của các cấu trúc nói trên và luôn hằng định, vì vậy, khi một thành phần nào đó trong hộp sọ tăng thể tích thì không những các thành phần nội sọ khác sẽ bị chèn ép … Xem tiếp

Bệnh lý thị thần kinh do độc tố

Mục lục 1. Đại cương 2. Bệnh lý nhiễm độc thị thần kinh do yếu tố ngoại sinh 3. Giả thuyết về sinh bệnh học của ngộ độc 4. Điều trị 1. Đại cương Bệnh lý thị thần kinh ngộ độc do tổn thương sợi thị giác từ gốc của nó là tế bào đa cực ở võng mạc tới giao thoa thị giác. Nếu ton thương sợi thị giác vùng hoàng điểm thì đó là bệnh lý sợi trục thần kinh. Tổn thương sợi thị giác ở võng mạc … Xem tiếp

Phương pháp ghi điện cơ thông thường

Phương pháp ghi điện cơ thông thường (Electromyography = EMG) 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Kỹ thuật ghi – Bằng máy điện cơ người ta có thể ghi lại những dao động điện thế của các cơ vân khi chúng ở trong trạng thái nghỉ cũng như trong trạng thái hoạt động (đưực phân bô thân kinh). Cần lưu ý rằng EMG không cung cấp cho chúng ta những thông tin về quá trình co cơ cũng như về sức co của cơ. – Các phương pháp ghi điện cơ bằng … Xem tiếp

Điều trị đau đầu Migraine

Mục lục Đại cương Dịch tễ Lâm sàng Cận lâm sàng Chẩn đoán Điều trị Migraine Đại cương Lịch sử Từ năm 1125 – 1110 TCN, người ta đã phân biệt được một cách rõ ràng bệnh đau nửa đầu với các chứng đau đầu khác. Mặc dù đã được biết đến từ hàng ngàn năm, nhưng phải tới thế kỷ thứ II sau công nguyên bệnh đau nửa đầu mới được Arétée de Capodoce đặt cho một tên riêng là “đau đầu dị thường” (heterocrania). Sau đó danh từ … Xem tiếp