Phương pháp ghi điện cơ thông thường (Electromyography = EMG)

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Kỹ thuật ghi

– Bằng máy điện cơ người ta có thể ghi lại những dao động điện thế của các cơ vân khi chúng ở trong trạng thái nghỉ cũng như trong trạng thái hoạt động (đưực phân bô thân kinh). Cần lưu ý rằng EMG không cung cấp cho chúng ta những thông tin về quá trình co cơ cũng như về sức co của cơ.
– Các phương pháp ghi điện cơ bằng điện cực bề mặt, người ta chỉ có thể cho những nhận xét chung về hoạt động của cả một nhóm cơ.
– Để có được những nhận xét bổ ích cần thiết về hoạt động điện trong mỗi cơ vân, người ta phải dùng điện cực kim. Ngày nay điện cực kim đồng tâm (hình 8.151) được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật ghi điện cơ. Hình dáng của điện cực như một chiếc kim tiêm với đường kính từ 0,3 – 0,6mm, ở giữa là một sợi platin được ngăn với vỏ kim bởi một lớp cách điện. Đâu của lõi platin này giữ vai trò một điện cực hoạt động, còn lớp vỏ của kim giữ vai trò một điện cực trung tính. Điện thế của 2 điện cực trên được dẫn vào bộ khuếch đại trong máy điện cơ quan một dây dẫn.Kim ghi điện cơ đồng tâm

Hình 8.152. Kim ghi điện cơ đồng tâm, nhìn nghiêng (A) và nhìn từ đầu mũi kim (B)

1.2. Chỉnh, đặt máy ghi điện

– Màn hình của máy được chia thành nhiều ô vuông bằng nhau. Tuỳ theo máy và tuỳ theo thói quen người ta có thể đặt 15 – 10ms/1 ô trên trục hoành.
– Đặt độ phóng đại biên độ điện thế:
+ Trước hết để đánh giá các điện thế tự phát người ta đặt 50 – 100pV/1 ô.
+ Sau đó để đánh giá từng điện thế của đơn vị vận động người ta đặt giá trị chuẩn 100pV/1ô.
+ Cuối cùng để đánh giá quá trình tập cộng của các điện thế khi co cơ cực đại người ta đặt độ phóng đại 1,2 hoặc 5mV/1 ô tuỳ theo độ lớn của các điện thế.
– Lọc tần số: đặt tần số cao (HF) ở 3 – 5kHz tần số thấp (LF) ở 20Hz.

2. Quy trình kỹ thuật ghi bằng điện cực kim

2.1. Chỉ định

– Các tổn thương cơ do thần kinh, do cơ hoặc do các bệnh lý khác.
– Xác định các cơ tổn thương để điều trị chứng co cứng cơ.

2.2. Ỷ nghĩa

– Điện cơ cho ta biết những hoạt động điện xảy ra tại cơ vân khi chúng nghỉ ngơi ở trạng thái co cơ với các mức độ khác nhau.
– Điện cơ không cho ta biết những thông tin về quá trình co cơ cũng như sức co của cơ.
– Người ta có thể dùng điện cực lá hoặc điện cực kim để ghi điện cơ. Ngày nay điện cực kim đông tâm (concentric needel) thường được sử dụng trong khi ghi điện cơ.

2.3. Quy trình ghi điện cơ

2.3.1. Chuẩn bị

– Bệnh nhân: thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy, chuẩn bị tư tưởng, hướng dân bệnh nhân phôi hợp trong khi ghi điện cơ, nằm thoải mái, hệ cơ hoàn toàn buông lỏng, sát trùng vị trí chọc kim.
– Chuẩn bị máy:
+ Máy ghi điện cơ đã đựợc chuẩn hoá (các chỉ tiêu màn hình như tốc độ quét, độ phóng đại, giới hạn tân sô cao và thấp, chỉ tiêu kích thích điện, hệ thống âm thanh, phương thức lưu trữ…).
+ Các điện cực kim với các độ lớn tương ứng, được hấp tiệt trùng kỹ càng, chuẩn bị cồn sát trùng.
– Kỹ thuật viên: phải đã được đào tạo (thường chỉ có bác sĩ mới có đủ tư cách pháp nhân thực hiện kỹ thuật ghi điện cơ).

2.3.2. Các bước tiến hành kỹ thuật

a. Đâm kim

– Đâm kim qua da: theo phương vuông góc và dùng lại ở các lớp bề mặt của cơ. Trong khi kim đâm quạ bắp cơ ta luôn thấy một loạt điện thế có cường độ khác nhau tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 giây, đó là “điện thế đâm kim” (insertion activity).
Việc Ịựa chọn điểm chọc kim có vai trò quạn trọng, thông thường người ta tránh chọc kim vào vùng tấm cùng (endplate region) vì ở đây rất hay ghi được những điện thế tự phát sinh lý và gây khó khăn cho việc đánh giá quá trình thực hiện thủ thuật, hơn nữa chọc kim vào các điểm này bệnh nhân thường có cảm giác đau tức rất khó chịu.
– Trong khi đâm hoặc chuyển dịch kim ta cũng lưu ý đánh giá mật độ (độ rắn) của cơ. Mật độ của cơ có thể rât tăng khiến khi chọc kim ta phải dùng tới một lực lớn mới có thể chọc kim xuyên vào cơ được, thường gặp trong các cơ bị xơ hoá; hoặc cũng có khi thấy mật độ cơ giãn như trong các trường hợp cơ nhiễm mỡ. Mật độ cơ cũng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tiên lượng của bệnh, vì nó minh chứng một tổn thương không có khả năng hồi phục.

b. Tìm điện thế tự phát

Sau khi chọc kim vào bắp cơ, ta buông kim và chờ 1 – 2 giây xem có điện thế tự phát không. Những điện thế tự phát thường gặp như sau:
– Điện thế co giật sợi cơ (fibrillation potentials): điện thế này thường xuất hiện ngay sau khi điện thê đâm kim. Nêu như sau khi điện thế đậm kim đã tắt đi một thời gian ngắn mà không thấy xuất hiện điện thế rung giật sợi cơ, điện thế tăng trương lực hoặc điện thế giả tăng trương lực cơ thì ta cũng không cần chờ đợi lâu thêm, bởi vì các hiện tượng điện tự phát này bao giờ cũng được gây nên bởi kích thích cơ học do chuyển dịch kim trong khi thăm khám.
– Điện thế co giật bó cơ (fasciculation activity): điện thế này có thể xuất hiện muộn hơn điện thế rung giật sợi cơ, vì vậy, để tìm ghi được nó ta phải chờ lâu hơn sau khi điện thế rung giật sợi cơ đã tắt.

c. Ghi các MUP riêng rẽ

Ghi điện thế đơn vị vận động (motor unit potentials = MUP): để ghi từng điện thế đơn vị vận động bệnh nhân phải co chủ động rất nhẹ nhóm cơ cần thăm khám. Nếu bệnh nhân phối hợp không tốt (không co cơ hoặc co cơ quá mạnh) thì kết quả thu được sẽ không thích hợp cho việc đánh giá các điện thế đơn vị vận động. Khi bệnh nhân đã co cơ đúng như hướng dân ta cần chuyển dịch kim tới nhiều vị trí khác nhau trong cơ để ghi được nhiều MUP khác nhau phục vụ cho việc phân tích kết quả. Trong bước thăm khám chẩn đoán này ta cần đặt độ phóng đại 100pV/1 0.

d. Ghi quá trình tập cộng và hoạt động điện cơ giao thoa

Cuối cùng ta yêu cầu bệnh nhân co cơ tăng dần và tiến đến co cơ tối đa để đánh giá quá trình tập cộng và hình ảnh của điện cơ giao thoa.

3. Nhận xét điện cơ

3.1. Điện cơ đồ bình thường

Khi nhận xét điện cơ người ta căn cứ vào 2 yếu tố:
– Các chỉ tiêu về hình dáng của đường ghi điện cơ.
– Tín hiệu âm thanh của các điện thế được phát qua loa của máy.
Đối với những người có nhiều kinh nghiệm thì việc nghe tín hiệu âm thanh trong máy khi thăm khám còn quan trọng hơn là sự quan sát hình dáng của đường ghi điện cơ. Tuy nhiên, đối với tín hiệu âm thanh, ngày nay khi thăm khám thường quy phần nhiều người ta đánh giá trực tiếp trong khi ghi điện cơ chứ không lưu trữ lại; còn các chỉ tiêu về hình dáng có lợi thế hơn hẳn là có thể in được ra và việc lưu trữ trong hồ sơ của bệnh nhân lại rất thuận tiện.

3.1.1. Những hiện tượng điện thấy khi thăm khám trong điều kiện cơ nghỉ ngơi

a. Điện thế chọc kim (insertion potentials)

– Những điện thế này được gây nên do co các sợi cơ khi chúng bị mũi kim đang chuyển dịch kích thích cơ học. Khi đâm kim qua màng sợi cơ hoặc chuyển dịch kim trong cơ thì chúng thường xuất hiện, sau khi ngừng kim các hoạt động điện trên còn kéo dài khoảng 50ms rồi chấm dứt.
– Điện thế chọc kim có những chỉ tiêu nhận biết sau:
+ Thời khoảng của từng điện thế: 1 – 3ms.
+ Biên độ của từng điện thế: khoảng 100pV.
+ Thời khoảng toàn bộ của điện thế chọc kim: 200 – 500ms.
– Những thay đổi của điện thế chọc kim:
+ Không có điện thế chọc kim: đây là tình huống duy nhất có ý nghĩa chẩn đoán. Nếu bệnh nhân mơi bị liệt thì nó chỉ ra một hoại tử cơ do thiếu máu, nhưng neu tổn thương đã lâu ngày cần nghĩ tới quá trình xơ hoá cơ.
+ Thay đổi thời khoảng điện thế đâm kim: thông thường, nếu đâm kim khoảng 4 – 5mm rồi dừng lại thì thời khoảng toàn bộ của điện thế đâm kim không kéo dài quá 500 miligiây; nếu vượt quá thời gian này ta nói rằng có tăng điện thế đâm kim (increased insertion activity) và ngược lại là giam điện thế đâm kim (decreased insertion activity). Tăng điện thế đâm kim phản ảnh tình trạng mất thăng bằng của màng sợi cơ do mất phân bố thần kinh, hoặc do các bệnh cơ… Giảm điện thế đâm kim là bằng chứng về giảm số lượng các sợi cơ và thường gặp trong các bệnh gây nên teo cơ hoặc xơ hoá cơ.

b. Điện thế tự phát 1 – 2 pha bắt đầu với pha âm

Dạng điện thế này gặp trong các trường hợp sau:
– Rì rào tấm cùng: tín hiệu âm thanh cùa các điện thế tấm cùng vận động khi cơ nghỉ nghe giống như tiếng rì rào của lá cây trong rừng. Những điện thế sinh lý này dê dàng được nhận biết qua cả tín hiệu âm thanh và tín hiệu hình ảnh. về hình dáng chúng được nhận biết theo những đặc điểm sau (hình 8.153A).
+ Là điện thế một pha âm
+ Biên độ: 5 – 100pV
+ Thời khoảng: 0,5 – 5ms
+ Thời gian nhánh lên: 0,05 – 1ms
+ Tần số không đều đặn.
+ Âm thanh như tiếng rì rào của lá cây.
– Các điện thế tấm cùng: cho tới nay cơ chế phát sinh các điện thế này vẫn còn đang được bàn cãi. Các điện thế này có chỉ tiêu hình dáng như sau (hình 8.153B và C)
+ Hai pha với pha đầu âm.
+ Biên độ: 0,2 – 0,5mV
+ Thời khoảng: 3 – 5ms
+ Thời gian nhánh lên: 0,05 – 2ms
+ Tần số không đều.Điện cơ đồ

Hình 8.153. Hình ảnh rì rào tấm cùng (A) và các điện thế tấm cùng (B và C) với một, hai hoặc ba pha

3.1.2. Điện cơ đồ khi co cơ nhẹ

– Thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân co cơ nhẹ. Trong khi bệnh nhân co cơ nhẹ, thầy thuốc phải chọc kim nhiều lần nhằm mục đích kiểm tra nhiều đơn vị vận động bên cạnh đó, nhận xét về mật độ cơ.

a. Điện thế đơn vị vận động (MUP)

– Điện thế này đo được ờ cơ bình thường biểu hiện sự lan truyền kích thích trong đơn vị vận động đó và có hình dáng ổn định. Nếu cấu trúc đơn vị vận động thay đổi thì sự dẫn truyền kích thích cũng sẽ thay đổi theo. Khi co cơ nhẹ, các điện thệ của các đơn vị vận động (motor unit potentials, hay MUP) được lưu ghi lại để phân tích chi tiết từng MUP một. Các MUP được phân tích theo các đặc điểm: hình, dáng, biên độ và thời khoảng.
– về hình dáng: các MUP có thể có hình dáng một, hai, ba hoặc bốn pha (hình 8.154; 8.155); MUP có điện thế trên bốn pha được gọi là đa pha. Bình thường số lượng MUP đa pha ở các cơ chi trên không được vượt quá 10% và các cơ chi dưới không được vượt quá 20% tổng điện thế ghi được.

Điện cơ

– Các MUP sẽ được phân tích định lượng như sau (khi cần):
+ Hình sáng không giống nhau: hình dáng bình thường của các MUP là 3 – 4 pha, nếu một MUP trên 4 pha người ta gọi là đa pha, đa pha là hình ảnh không bình thương của một MUP. Điện thế đa pha là bệnh lý rõ rệt chỉ khi chúng xuất hiện với tỷ lệ cao.
+ Thời khoảng: phải tính thời khoảng trung bình của 20 – 50MUP.
+ Biên độ: đây là một chỉ tiêu dao động rất nhiều, vì vậy, phân tích định lượng không có ý
nghĩa. Biên độ trong trường hợp co cơ nhẹ vào khoảng 100 – 1500pV.
– Cho co cơ tối đa biên độ có thể lên tới 6000 – 10.000 μV, các MUP tạo thành hình ảnh
điện cơ giao thoa. Khi đó ta nhận xét hiện tượng tập cộng và hình ảnh điện cơ giao thoa.

b. Giá trị thời khoảng trung bình của điện thế một số cơ quan trọng (bảng 88 và 89)

– Chỉ có giá trị bình thường của các cơ nhị đầu cánh tay, cơ tứ đầu đùi và cơ chày trước là dựa trên sô liệu của một quân thể người bình thường đủ lớn, các số liệu còn lại chỉ dựa trên số liệu tính toán đơn thuần.
– Các bảng số liệu sau trích theo Buchthal: ở đây chỉ nêu những chỉ tiêu ở các lứa tuổi 20, 40, 60, 80. Giới hạn trên và dưới của các số liệu = giá trị trung bình ± 20%.
Bảng 8.8. Giá trị thời khoảng trung bình của điện thế một số cơ chi trên

Tên cơ

Tuổi

DeltaNhị đầu cánh tayTam đầu cánh tayQuay cánh tayDuỗi ngón chungGấp trụDạng ngón cáiĐối chiếu ngón cáiDạng ngón útLiên cốt 1
2010,210,011,69,59,211,29,29,19,210,0
4011,311,112,210,510,212,49,39,29,311,1
6012,111,912,611,311,013,39,59,49,511,9
8013,012,812,812,211,814,39,59,49,512,8

Bảng 8.9. Giá trị thời khoảng trung bình của điện thế một số cơ chi dưới

 Tên cơ

Tuổi

Rectus

femoris

Vastus

medialis

Vastus

lateralis

Gluteus

maximus

Biceps

femoris

Tibialis

anterior

Peroneus

longus

Gastro­

cnemius

2011,310,212,612,011,112,39,89,4
4012,611,314,013,312,313,610,910,4
6013,512,115,014,313,214,711,711,2
8014,413,016,115,414,215,712,612,0

c. Những thay đổi bệnh lý khi co cơ nhẹ

– Những thay đổi do cơ (myogen):
+ Sự thay đổi cấu trúc của một đơn vị vận động có thể do mất chức năng của nhiều sợi cơ trong đơn vị vận động gây nên.
+ Trong trường hợp này số lượng sợi cơ mà kim điện cơ có thể khảo sát sẽ giảm đi, vì vậy mà điện thế đơn vị vận động sẽ thay đổi theo chiều hướng giảm rõ rệt biên độ điện thế, thời khoảng của các MUP sẽ ngắn đi. Hơn nữa sự mất mát số lượng các sợi sẽ tạo thành lỗ hổng trong quá trình lan truyền kích thích, vì vậy, tỷ lệ các điện thế đa pha sẽ tăng lên.
+ Nguyên nhân của mất chức năng các sợi cơ có thể do các bệnh cơ (myopathy), thiếu máu cơ, chấn thương gây hoại tử các sợi cơ; cũng có khi chỉ là mất chức năng thoảng qua của các sợi thần kinh do chẹn các đơn vị vận động như trong nhược cơ (myasthénie), hội chứng Lambert – Eaton hoặc trong Botulismus.
Cũng có khi nhiều sợi cơ của đơn vị vận động bị đứt khỏi các tế bào sừng trước tuỷ sống do mất phân bố thần kinh đầu xa (ở các nhánh tận) như trong bệnh viêm đa dây thần kinh. Tương tự như vậy trong quá trình tái phân bố thần kinh, giai đoạn đầu mới chỉ có một số sợi thần kinh được tiếp nối VỚI tế bào sừng trước tuỷ sống của nó, trong khi các sợi khác vẫn mất phân bố thần kinh. Trong trường hợp này trên điện cơ sẽ thấy các điện thế tái phân bố thần kinh giống kiểu co giật sợi cơ (fibrillation – like).
Nói tóm lại, trong labor điện cơ những thay đổi của các MUP theo chiều hướng: giảm biên độ, giảm thời khoảng và đa pha, được gọi là những thay đổi do nguyên nhân cơ (myogen). Tuy nhiên, cũng cần phải nói răng không chỉ do nguyên nhân ở cơ mà các thay đổi bệnh lý của các nhánh tận của dây thân kinh ngoại vi và các quá trình bệnh lý dạng nhược cơ cũng có thể có thay đổi điện cơ theo kiểu myogen kể trên. Vì vậy, thuật ngữ myogen trong điện cơ cần được sử dụng thận trọng trong thực te.
– Những thay đổi do thần kinh (neurogen): cách thứ 2 trong thay đổi cấu trúc đơn vị vận động là quá trình tái phân bố thần kinh, trong đó có 2 dạng sau:
+ Tái phân bố sợi trục: đây là hiện tượng mọc chồi của một sợi trục bị thoái hoá trước đó. T[0ng trường hợp này, một đơn vị vận động mới được thiết lập; trong đó, các sợi cơ không năm rải rác, xen kẽ kiểu bàn cờ vua như trường hợp bình thường mà chúng nằm sát nhau, ở giai đoạn đâu – sợi trục mới mọc, dẫn truyền các xung thần kinh của tế bào sừng trước tuỷ sống còn kém, sự lan truyền của xung động tới các sợi cơ không được đồng thời, vì vậy điện thế đơn vị vận động có hình dạng đa pha và có thời khoảng rộng.
+ Tái phân bố qua các nhánh bên: trong trường hợp này các sợi trục còn bình thường sẽ mọc nhánh bên cạnh và vào phân bố thần kinh bổ sung cho các đơn vị vận động bị mất phân bộ thần kinh. Từ đó xuất hiện nhiều đám sợi nằm sát nhau của một đơn vị vận động được phân bố thân kinh bởi các nhánh bên đó. Các nhánh bên này cũng dẫn truyền các xung thần kinh rất kém. Các sợi cơ hưng phân không đồng thời, vì vậy, điện thế của chúng cũng đa pha nhưng bao giờ cũng đi theo sau một điện thế đơn vị vận động bình thường.
+ Phân biệt tái phân bố trục và tái phân bố nhánh bên:
* Tái phân bố trục có đặc điểm:
* MUP rất ngắn, có trường hợp như điện thế co giật sợi cơ.
* Có thể hoạt hoá chủ ý.
* MUP myogen với biên độ thấp, thời khoảng ngắn biểu hiện tái phân bổ thần kinh trong giai đoạn đầu.
* Tái phân bố nhánh bên: điện thế kích thích điển hình đặc trưng bởi
* Điện thế khởi đầu (điện thế sớm) bình thường (điện thế của đơn vị vận động mẹ).
* Điện thế theo sau (điện thế muộn) có dạng đa pha.
. Giữa 2 dạng điển hình trên còn có dạng trung gian. Vì vậy không thể luôn luôn phân biêt được ro ràng 2 dạng tái phân bố thần kinh trên. Trong những giai đoạn muộn của quá trịnh tai phan bo than kinh sự hưng phấn của các sợi cơ ngày cảng đồng bộ hơn, vì vậy mà đặc tính đa pha của các MUP ngày cang mất đi. ở giai đoạn này thay đổi neurogen chỉ còn khác thay đổi myogen ở chỗ tăng biên độ và tăng thời khoảng.
+ Những thay đổi neurogen trên cũng có thể qụan sát thấy ở các bệnh cơ mạn tính (loạn lưỡnq cơ viêm cơ mạn tính). Người ta phán đoán rằng có thể trong các bệnh cơ trên^những SỢI trục tường ứng cũng bị thoái hoá đoạn trong cơ, vì vậy mà quá trình tái phân bô thân kinh
cũng xảy ra.
+ Cũng cần nói rõ rằng các MUP biên độ lớn (> 10mV) (còn được gọi là các điện thế khổng lồ – giant potential) chì là kết quả của quá trình tái phân bố thần kinh tiến triển và có thê xay ra ơ mọi dạng tái phan bố thần kỉnh. Không nên coi những điện thế khổng lồ đó là hình ảnh đạc trưng của các quá trình bệnh lý sừng trước tủy sống.

3.1.3. Điện cơ đồ khi co cơ tăng dần và khi co cơ cực đại

a. Biểu hiện bình thường

Ở người bình thường khi co cơ tối thiểu ta thu được những điện thế riêng lẻ với biên độ nhỏ (< 1mV), rất hiếm khi ghi được các điện thế riêng lẻ 2 – 3mV.
– Ý nghĩa: FIB có thể là sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý.
+ FIB sinh lý thấy ở khoảng 10% các cơ khoẻ mạnh trong trạng thái nghỉ ngơi. Đặc điểm của nó là rất khu trú, chỉ cần thay đổi nhẹ vị trí kim nó cũng mất đi. Loại điện thế này xuất hiện không thường xuyên và có tần số không đều đặn.
+ FIB bệnh lý thường xuất hiện vào tuần thứ 2 – 3 sau khi cắt đứt sự phân bố thần kinh của cơ. Điện thế nào xuất hiện không phụ thuộc vào kích thích từ bên ngoài. Nó phản ảnh tình trạng trong ổn định của màng sợi mất phân bố thần kinh. Trong trường hợp này điện thế màng có thiên hướng dao động nhịp nhàng (oscillation). Co giật cơ bệnh lý gặp trong hầu hết các bệnh thần kinh có tổn thương sợi trục.

b. Sóng nhọn dương (positive Sharp wave = PSW)

– Biểu hiện: là những điện thế tự phát có hình dạng tam giác với những đặc điểm sau
+ Điện thế 1 – 2 pha với pha đầu dương nhọn (thời gian nhánh lên 1 – 2ms).
+ Pha trở lại đường đẳng điện có dạng hyperbol và kéo dài khoảng 3 – 7ms.
+ Sau đó là giai đoạn quá tái cực (tới 10ms).
+ Tần số phóng điện trong trường hợp đều đặn 3 – 15/s và trường hợp không đều đặn là 0,1 – 35/s.
– Ý nghĩa: PSW có thể là sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý.
+ Trong trường hợp PSW sinh lý: nó chỉ xuất hiện ở một vài nơi của cơ bình thường.
+ PSW bệnh lý: không đặc trưng cho tổn thương thần kinh. Tuy nó hay xuất hiện trong trường hợp tổn thương thần kinh mới kèm theo sự huỷ hoại sợi trục, nhưng nó cũng xuất hiện trong viêm cơ hoặc các bệnh cơ nguyên phát khác.

c. Điện thế tự phát đơn lẻ với đặc điểm giống các đơn vị vận động (điện thế co giật bó cơ – fasciculation potential)

– Biểu hiện: là những điện thế tự phát, không tự chủ, xuất hiện trong bắp cơ nghỉ ngơi hoàn toàn. Các điện thê này có các chỉ tiêu hình thái giống các điện thế bình thường của các đơn vị vận động.
– Ý nghĩa: co giật bó cơ cỏ thể là sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý.
+ Co giật bó cơ sinh lý: hay gặp ở cơ bắp chân, ngoài ra cũng hay gặp ở các cơ mí mắt, cơ cánh tay hoặc các cơ gian ngón. Nguyên nhân xuất hiện cùa chúng còn chưa được xác định thống nhất. Đặc trưng của điện thế này là tăng khi cố gắng thể xác hoặc căng thẳng tâm lý và có tần số thấp.
+ Co giật bó cơ bệnh lý: thường xuầt hiện khi có tổn thương neuron vận động ngoại vi. Người ta cho rằng điện thế này được sinh ra tại các nhánh mới mọc của sợi trục. Điện thế co giật bó cơ bệnh lý có giá trị chẩn đoán cao trong bệnh lý sừng trước tuỷ sống khác (u nội tuỷ, rỗng tuỷ, thoát vị đĩa đệm…).
+ Thực ra co giật bó sợi cơ không có liên quan gì tới những quá trình bệnh lý của sừng trước tuỷ sống. Nó cũng xuất hiện cả ờ những bệnh thần kinh khác, thậm chí ở cả người bình thường, tuy nhiên với tần suất ít hơn. Vịêc phân biệt co giật bó sợi cơ lành tính và ác tính là việc làm hết sức khó khăn và thường không thành công. Bản thân điện thế co giật bó sợi cơ không có ý nghĩa bệnh lý chắc chắn và càng không thể coi là tiêu chuẩn chẩn đoán các quá trình bệnh lý sừng trước tuỷ sống.

d. Phóng điện tự phát lặp lại với những điện thế có hình dáng giống nhau

– Phóng điện tự phát lặp lại với những tần số khác nhau: kiểu phóng điện này thường có tần số cao nhất giữa điện thế thứ nhất và thứ 2, các điện thế sau có tần số phóng điện thế đầu tiên. Sự phóng điện như vậy hay gặp trong các trường hợp sau:
+ Phóng điện tự phát trong thiếu máu: ở cơ khoẻ mạnh, trong khi và ngay sau tình trạng thiếu máu thường thấy sự phóng điện trên. Trong đó, đa phần là phóng điện kép đôi (doublets), kép ba (triplets) hoặc kép tư (quadruplets).
Sự phóng điện này có thể tồn tại lâu tới 2 phút ở giai đoạn sau thiếu máu.
+ Phóng điện tự phát trong tetanie: ở giai đoạn đầu cơn tetanie ta thấy trong điện cơ của các cơ nhỏ bàn tay các sóng tự phát lặp lại của các đơn vị vận động; trong đó, doublet, triplet và multiplet thay phiên nhau không theo trật tự nhất định. Khi triệu chứng tetanie ngày càng tăng thì điện thế của các đơn vị vận động sẽ được hoạt hoá ngày càng đêu đặn và đạt tới hình ảnh điện cơ giao thoa không đồng bộ của cơn tetanie.
+ Phóng điện tự phát trong máy cơ (myokymie): các điện thế co giật bó cơ nhiều khi biểu hiện nhịp nhàng và lặp lại. Biểu hiện tương ứng trên lâm sàng là co cơ kéo dài. Đây chính là hình thái chuyển tiếp từ co giật bó cơ sang máy cơ.
Trên lâm sàng máy cơ là hiện tượng co cơ không tự chủ, chậm, như giun bò, như sóng ở một vùng nhất định của cơ thể và không gây nên vận động, về mặt điện sinh lý đó là sự phóng điện không đều đặn của các điện thế co giật bó sợi cợ với những hình dạng khác nhau. Hiện tượng này thường thấy trong tất cả các bệnh dây thần kinh ngoại vi. Một dạng đặc biệt của máy cơ là máy cơ thần kinh (neuromyokymie). Nhiều khả nặng đó là triệu chứng tổn thương các nhánh cuối của những sợi vận động, ở đâỵ người ta thấy bên cạnh các điện thê co giật bó cơ không đều đặn là những sự phóng điện đều đặn, nhịp nhàng của các điện thế ngắn mà có thể xuát xứ của nó chỉ là một phần của đơn vị vận động hoặc thậm chí chỉ xuất phát từ các sợi cơ. Đặc trưng của hoạt động điện cơ trong máy cơ là sự phóng điện tự phát lặp lại kiệu kép đôi hoặc kép ba của các đơn vị vận động. Thông thường sự phóng điện kiểu này chỉ thây trong tetanie.
+ Phóng điện tự phát trong co cứng dây VII thường thấy trong xơ rải rác (sau 2 – 3 tháng), trong hội chứng Guillain – Barré (trong những tuần đầu tien) hoặc trong u não (thường chỉ thấy ở một bên).

e. Phóng điện kỳ dị tần số cao và thấp (phóng điện tự phát lặp lại với tần số giống nhau)

Loại phóng điện này đặc trưng bởi các đặc điểm sau:
– Tự phát.
– Tần số hoặc là cao 10 – 150Hz kéo dài dưới 1 phút (phóng điện kỳ dị tần số cao); hoặc thấp 0,3 – 10Hz, kéo dài vài phút (phóng điện kỳ dị tần số thấp), đeu đặn.
– Biên độ hằng định (khoảng 50 – 500pV (trong trường hợp teo cơ tuỷ sống có thể đến tới 1 – 2mV).
– Xuất hiện và biến mất đột ngột.
– Gặp trong: bệnh cơ, bệnh sừng trước tuỷ sống, tổn thương đám rối và dây thần kinh.

f. Phóng điện tăng trương lực cơ

– Đặc điểm là phóng điện tái diễn, tần số cao (60 – 150Hz), thời khoảng ngắn, điện thế thường có hình dạng sóng nhọn dương ba pha. Xuất hiện thành chuỗi trong khoảng thời gian dưới 1 giây đến 3 giây. Biên độ rất thay đổl có thể từ 10pV đến 1mV.
– Gặp trong: bệnh Thomsen, bệnh cơ thể Becker, liệt chu kỳ, bệnh giả tăng trương lực cơ…
– Biên độ trong trường hợp co cơ nhẹ vào khoảng 100 – 1500pV.
Trong khi bệnh nhân co cơ nhẹ, thầy thuốc phải chọc kim nhiều lần nhằm mục đích:
+ Kiểm tra nhiều đơn vị vận động.
+ Nhận xét mật độ cơ.

4. Các cơ đích của một số dây thần kinh thường được khảo sát

– Medianus (C8) phân bố cho các cơ sau:
+ M.abd. poll. brev+ M.add. poll
+ M.opponens pollicis + Mediale flexorgruppe + MM pronator quadratus + M.interosseus dors.
+ M.abd. digiti minimi (cùng Ulnaris)
– N.radialis (C6 – 7 – 8) phân bố cho các cơ sau:
+ M.ext. carpi radialis longus et brevis
+ M.-//- -//- ulnaris
+ M.ext. digitorum communis und digiti minimi + M.abd, poll, longus + M.suppinator + M.brachioradialis
– N.ulnaris (C7 – 8) phân bố cho các cơ:
+ M.abd. digiti minimi
+ M.flexor carpi ulnaris
– N.peroneus profundus phân bố cho các cơ:
+ M.tib. ant
+ M.ext. digitorum longus + M.-//- hallucis longus + M.-//- digitorum brevis
– N.peroneus superf
+ M.peroneus longus
– N.tib. phân bố cho các cơ sau:
+ M.gastrocnemius lat. et. med.
+ M.tib. post.
+ M.flex. digitorum longus.

0/50 ratings
Bình luận đóng