Định nghĩa: sa sút trí tuệ thực thể là một sự suy giảm từ từ hay thường xuyên mọi năng lực trí tuệ do ảnh hưởng của các tổn thương mạn tính ở não.

Triệu chứng: Sa sút trí tuệ thực thể có các đặc điểm sau:

  • Nghèo nàn dần về tư duy và giảm sút nhiều hay ít các khả năng trí tuệ, ảnh hưởng lên hoạt động nghề nghiệp và xã hội.
  • Rối loạn trí nhớ: quên về sau, quên các sự kiện cũ; hoặc quên về trước tức là không nhỏ được những sự kiện mới xảy ra. Đến giai đoạn muộn có chứng bịa chuyện (để bù lắp các lỗ hổng trí nhớ). Các rối loạn này rất quan trọng trong bệnh Alzheimer và trong hội chứng quên của
  • Mất định hướng trong không gian và thời gian.
  • Hành vi mang tính định hình, dễ kích thích, tư duy cứng nhắc, tự ngã (cho mình là trung tâm), mất ngôn ngữ, mất dùng động tác, mất nhận thức và ở các thể muộn, không tự chủ trong bài tiết.

Tiến triển thường có những đợt phục hồi trong đó trí nhớ, khả năng đánh giá và nhận thức vẫn còn bị giảm nhiều hay ít.

Căn nguyên
  • Sa sút trí tuệ trước tuổi già:xuất hiện sớm (40-60 tuổi), tiến triển nhanh (xem bệnh Alzheimer).
  • Sa sút trí tuệ tuổi già:xuất hiện muộn (>70 tuổi), giảm trí tuệ từ từ theo sự lão hoá của não. Tiến triển chậm, đôi khi thành đợt, có u uất hoặc hưng cảm, mất định hướng, bịa chuyện và đôi khi có hoang tưởng bị truy bức. Đến giai đoạn muộn, rối loạn cơ thắt mở đường cho loét hoại tử, tại nạn khi đứng và các quá trình nhiễm khuẩn là điều hay gặp nhất dẫn đến tử vong.
  • Suy giảm trí tuệ do xơ vữa động mạch(nhiều ổ nhồi huyết não): các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao, tiểu đường và Cholesterol huyết cao. Có thể gặp các dấu hiệu thần kinh khu trú; ví dụ, liệt nửa người hay hội chứng giả hành não, có các cơn cười, cơn khóc.
  • Suy giảm trí tuệ ở người bị AIDS:hay gặp ở giai đoạn muộn, do bệnh não bán cấp, có giảm tâm thần-vận động, vô cảm, trầm cảm, run, rối loạn phối hợp và rối loạn cử động viết.
  • Não úng thuỷ có áp suất bình thường:rối loạn đi, rối loạn trí tuệ, tiểu tiện không tự chủ. Chẩn đoán bằng chụp cắt lớp.
  • Múa giật Huntington:suy giảm trí tuệ dưới vỏ, mất nghị lực, không tập trung- chú ý được.
  • Các bệnh khác của não:não úng thuỷ do tắc, do u não, do ổ máu tụ dưới màng cứng, bệnh Parkinson, múa giật Huntington, xơ hốc tuỷ.
  • Suy giảm trí tuệ CADASIL(“Cerebral Autosomal Dominant Arteriopathy with Subcortical Infarcts and Leukoencephalopathy): bệnh di truyền bộc lộ vào khoảng năm 40 tuổi bởi các ổ nhồi huyết tái phát, tổn thương chất trắng trong não nhìn thấy rõ qua chẩn đoán bằng hình ảnh, rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người và suy giảm trí tuệ từ từ.
  • Ngộ độc mạn tính:nghiện rượu và hội chứng Korsakoff, ngộ độc oxyd carbon, carbon disulfur, chì, thuỷ ngân. Dùng kéo dài các thuốc liệt thần kinh, hướng tâm thần, họ thuốc phiện, corticoid, thuốc kháng tiết cholin.
  • Rối loạn chuyển hoá hoặc dinh dưỡng:mất nước, bệnh về phổi (giảm oxy và tăng carbonic trong máu), rối loạn tuyến giáp và cận giáp, rối loạn thận và gan, bệnh Thiếu thiamin (bệnh não của Wernicke), thiếu máu ác tính không được điều trị hoặc điều trị chưa đủ, thiếu vitanin pp.
  • Bệnh não-màng não do vi khuẩn, virus, nấm:đặc biệt là giang mai (liệt toàn thân), bệnh Whipple, bệnh Creutzfeldt-Jakob, bệnh não do virus và sau nhiễm khuẩn, bệnh do cryptococcus.
  • Chấn thương sọ não: chấn thương sọ não đơn thuần có thể gây sa sút trí tuệ không tiến triển. Nhiều sang chấn kế tiếp có thể gây sa sút trí tuệ tiến triển; ví dụ, ở vận động viên quyền anh vì bệnh não tiến triển do chấn thương mạn tính.

Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt hội chứng não mạn tính với “sa sút trí tuệ giả” gặp trong một số rối loạn tâm thần, nhất là ở người bị trầm cảm hay bị tâm thần phân liệt. Chứng lặng thinh có thể do rối loạn tâm thần cũng như có thể do sa sút trí tuệ thực thể.

0/50 ratings
Bình luận đóng