Nhận định chung

Biến chứng nặng nề nhất, hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được điều trị tốt. Tắc tia sữa, viêm hóa mủ tạo nên những ổ mủ tại vú Thường gặp sau đẻ, đang cho con bú (tỷ lệ 2-3%).

Phác đồ điều trị áp xe vú

Nghỉ ngơi, không cho bú bên tổn thương, vắt bỏ sữa.

Kháng sinh (Rovamyxin 500mg x 2v / ngày trong 15 ngày, phối hợp các thuốc chống viêm). Thuốc diệt nấm cho cả mẹ và con.

Giảm đau paracetamol 500mg/lần. tối đa 3g trong 24g.

Vật lý trị liệu: xoa bóp, chườm nóng.

Chích áp- xe, dẫn lưu, chú ý phá vỡ các ổ mủ. Đường rạch theo hình nan hoa không chạm vào quầng vú, không tổn thương ống dẫn sữa, đủ rộng để dẫn lưu mủ, rửa vết chích bằng oxy già, thuốc sát khuẩn betadin, đặt meches dẫn lưu, thay băng hàng ngày, đến khi hết mủ.

Khuyến khích mẹ tiếp tục cho con bú ngay trong khi có ổ mủ.

Tiến triển và tiên lượng

Dò sữa: do tổn thương ống dẫn sữa. Chăm sóc tại chỗ tự liền, cai sữa.

Hết sữa do tắc tia sữa, không cho con bú.

Loét vú, đầu vú: để hở vú , tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vệ sinh và bôi các mỡ có chứa vitamin A, E, bôi dung dich eosin 1%, glyxerin borat.

Ổ ap xe tồn dư, tái phát.

Viêm xơ tuyến vú, ung thư vú.

0/50 ratings
Bình luận đóng