bạch cương tằm
bạch cương tằm

Bạch cương tàm ( 白僵蚕 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Bạch cương tàm (Xuất xứ: Bản kinh).

+ Tên khác: Cương tàm (僵蚕), Thiên trùng (天虫), Cương trùng ( 僵虫).

+ Tên Trung văn: 白僵蚕 Bái Jiāng Cán

+ Tên Anh văn: Whitesilkworm

+ Tên La tinh: Beauveria bassiana(Bals.) Vaillant.

+ Nguồn gốc: Là cả con trùng khô ấu trùng của con ngài nuôi bị nhiễm bạch cương khuẩn (white muscardine fungi) mà chết cứng, côn trùng họ con ngài (Tàm nga) (Bombycidae).

– Thu hoạch –

Thu nhặt cương tằm bệnh chết, bỏ vào trong đá vôi trộn đều, hút bỏ phần nước, phơi khô hoặc sấy khô.

– Dược liệu –

Hình ống tròn, nhiều vết nhăn, teo, cong. Dài chừng 2 ~ 5 cm, đường kính 4 ~ 7 cm. Vỏ ngòai máu xám trắng hoặc sắc cọ nhạt, phần nhiều có lớp bột sắc trắng. Đầu, chân và các đốt đều có thể phân biệt rõ ràng. Bên ngòai thể thường lẫn đám tơ quấn quanh. Phần đầu sắc nâu vàng, giống hình tròn, chân 8 đôi, dạng nổi lên. Chất cứng mà giòn, dễ bẻ gãy; mặt cắt bằng phẳng, sắc cọ, đen không đều, phần nhiều sáng choang, lớp ngòai sắc trắng, bột rõ, trong có 4 cái vòng sáng màu nâu. Hơi có mùi hôi thối, vị hơi mặn.

Dùng con mập khỏe thẳng, chất cứng, sắc trắng, mặt cắt sáng là tốt.

Bào chế

Bạch cương tàm: Nhặt bỏ lông tơ, rửa sạch bụi đất, sấy khô.

Cương tàm sao: Dùng vỏ cám rắc vào trong chảo nóng, lúc khói bốc lên, cương tàm đổ vào , sao đến sắc vàng, lấy ra rây bỏ vỏ cám. để nguội ( Cứ mỗi 100 cân Bạch cương tàm, dùng vỏ cám 10 cân).

– Lôi Công bào chích luận: Phàm dùng Bạch cương tàm, trước nên lấy nước gâo nếp ngâm 1 ngày, đợi tằm dâu chảy dãi ra như nước dãi ốc sên nổi trên mặt nước, sau đó lọc ra, lửa nhỏ sấy khô, dùng vải lau sạch lông thịt vàng trên tằm và vỏ giáp miệng đen, giã riêng, rây như bột dùng vậy.

– Nhật Hoa bản thảo: Bỏ vào thuốc lọai bỏ tơ và con chết, sao đều dùng.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Cay mặn, bình.- Bản kinh: Vị mặn, bình.

– Biệt lục: Cay, bình, không độc.

– Dược tính luận: hơi ấm, có độc nhỏ.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kính Can, Phế, Vị- Cương mục: Quyết âm, Dương minh.

– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 4 kinh Tâm, Can, Tỳ, Phế.

Công dụng và chủ trị

Khư phong giải kinh (đuổi phong, hết co giật), hóa đàm tán kết.

Trị trúng phong mất tiếng, động kinh, đầu phong, hấu phong. Hầu tý, lao tràng nhạc. Phong sang ẩn chẩn, viêm quầng, viêm tuyến vú.

– Bản kinh: Chủ trẻ con động kinh khóc đêm, khứ tam trùng, tan mất đen, con trai bệnh nhọt sảy ở hạ bộ.

– Biệt lục: Con gái băng trung xích bạch, sản hậu còn đau, tiêu trừ các chứng nhọt lở vết sẹo, ngăn cấm nhọt sưng, rễ tự xuất.

– Dược tính luận: Trị khẩu cấm, phát hãn, chủ phụ nhân băng trung hạ huyết không ngừng.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị trúng phong mất tiếng, và tất cả chứng bệnh phong, tiểu nhi khách ngỗ, con trai âm ngứa đau, con gái bạch đới.

– Bản thảo đồ kinh: Trị trúng phong, cấp hầu tý, giã rây nhỏ, nước gừng tự nhiên đều rót vậy.

– Y học khải nguyên: Khứ các chứng phong ở vùng da.

– Cương mục: Tán phong đàm kết hạch, tràng nhạc, đầu phong, đau răng phong trùng, bì phu phong nhọt lở, đơn độc gây ngứa, đàm ngược trưng kết, đàn bà sữa chảy không thông, băng trng hạ huyết, trẻ con cam đục vảy thể, hết thảy vết thương do kim khí, nhọt sưng phong trĩ.

– Bản thảo chính: Trẻ con cam đục, lợi răng lở lóet , trùng thiệt, mộc thiệt.

– Ngọc thu dược giải: Họat lạc thông kinh, khu phong khai tý. Trị đầu đau ngực tý, khẩu cấm răng đau, ẩn chẩn phong ghẻ; xào nghiền rượu uống, có thể làm vỡ nhọt phá ngòi, còn trị huyết lâm băng trung.

 Cách dùng và liều dùng

– Trung dược đại từ điển: Trong uống: Sắc thang 1,5 ~ 3 chỉ; hoặc cho vào hòan tán.

Dùng ngòai: Nghiền nhỏ rắc hoặc điều đắp.

Kiêng kỵ

– Dược tính luận: Sợ Tang phiêu tiêu, Kiết cánh, Phục linh, Phục thần, Tỳ giải.

– Bản thảo kinh sơ: Phàm trúng phong khẩu cấm, trẻ con động kinh khóc đêm, do tâm hư thần hồn không yên, huyết hư kinh lạc cứng gấp gây ra, mà không có ngoại tà là những bệnh nên kiêng vậy.

Con gái băng trung, sản hậu còn đau, không phải hàn khách nhập thì không nên dùng.

– Thành phần hóa học –

Trong bột trắng ở ngòai thể Bạch cương tàm hàm chứa ammonium oxalate.

Nuôi cấy Bạch cương khuẩn (Beauveria bassiana (Bals.) Vuill.) có thể tổng hợp thành lượng lớn oxalic acid, naphthyridine -2, 6- dicarboxylic aid, lượng lớn chất béo.

Fatty acid trong chất béo chủ yếu hợp thành hexadecanoic acid, oleic acid, linoleic acid, lượng ít stearic acid, palmltoleic acid và α-linolenic acid.

Bạch cương khuẩn ít nhất có thể tiết ra 3 lọai hydrolytic ferment, tức là lipoidase, prolease và chitinase, xúc tiến xuyên qua biểu bì ấu trùng bị nhiễm. Đồng thời có thể lợi dụng glutamic acid, asparaginic acid, ammonium oxalate, ammonium citrate, ammonium tartrate làm nguồn nitrogen (N), nhưng không thể có hiệu lợi dụng hợp chất vô cơ nitridize.

Bạch tàm khuẩn còn chứa Bạch tàm khuẩn sắc tố vàng, lúc khô kiệt nguồn nitrogen (N) trong nuôi cấy sắc tố này nhanh chóng tích lũy; còn có thể hợp thành fibrinolysin.

Ngòai tằm nuôi bị nhiễm bạch cương khuẩn ra, còn tấn công sâu keo cây ngô, ấu trùng con ngài sáp; Đồng thời từ trong phân tích ra độc tố côn trùng lượng cao phân tử (high molecular weight) và bạch cương tàm khuẩn tố chất độc côn trùng lọai cyclic peptide, bạch cương tàm khuẩn còn chứa sterides 11α- hydroxylase system, dùng tổng hợp thành corticoid (Trung dược đại từ điển).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị trúng phong miệng méo mắt lệch, liệt nửa người: Bạch phụ tử, Bạch cương tàm, Tòan yết các vị lượng bằng nhau (Hợp lại dùng sống). Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chỉ, rượu nóng điều uống, bất kễ lúc nào.

(Dương thị gia tàng phương)

+ Phương thuốc 2:Trị trẻ con kinh phong: Bạch cương tàm, Yết tiêu lượng bằng nhau, Thiên hùng tiêm, Phụ tử tiêm cộng lại 1 chỉ (nướng chế qua). Nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 1 chỉ hoặc nửa chỉ, dùng nước gừng ấm điều, rót vào.

(Bản thảo diễn nghĩa)

+ Phương thuốc 3:

Trị trẻ con miệng dúm lại và phát câm: Bạch cương tàm 2 con, nghiền nhỏ. Dùng mật hòa, đắp vào trong miệng môi trẻ.

(Tiểu nhi cung khí phương)

+ Phương thuốc 4: Trị đầu phong: Bạch cương tàm (bỏ tơ, miêng, Lương khương lượng bằng nhau, nghiền nhhỏ. Mỗi lần uống nửa chỉ, trà Bạch mai lắng trong điều uống, lúc phát uống.

(Bách nhất tuyển phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị triền hầu phong và cấp hầu bế đóng cổ họng sưng đau: Bạch cương tàm 1 lượng (sao hơi vàng qua than lửa trên ngói mới), Thiên nam tinh 1 lượng (nướng nứt, cạo bỏ vỏ thô, gọt ). Nghiền nhỏ.

Mỗi lần uống 1 chử, dùng nước gừng tự nhiên điều thuốc bột, dùng nước chín uống nhắp, ói ra đàm dãi rất nhanh, dùng bất cứ lúc nào.

(Ngụy thị gia tàng phương)

+ Phương thuốc 6:

Trị hầu bế, cổ họng đóng, răng đóng chặt không mở: bạch cương tàm, sao qua nghiền nhỏ, nước gừng tự nhiên điều uống 1 chỉ.

(Trung tang kinh)

+ Phương thuốc 7:

Trị loa lịch (tràng nhạc): Bạch cưong tàm nghiền nhỏ, nườc uống 5 phân thìa, ngày 3 lần.

(Thiên kim phương)

+ Phương thuốc 8:

Trị lao phổi có hang: Bạch cương tàm, Bạch cập các vị lượng bằng nhau. Tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần 2 chỉ, mỗi ngày 2 lần.

(Cát Lâm trung thảo dược)

+ Phương thuốc 9:

Trị phong, khắp người ẩn chẩn, đau nhức thành nhọt lở: Bạch cương tàm, sấy lửa cho vàng, nghiền nhỏ, rượu uống.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 10: Trị trường phong hạ huyết: Cương tàm (sao, bỏ miệng, chân), Ô mai nhục (sấy) mỗi vị 1 lượng. Nghiền nhỏ, hồ gạo hòan, bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần 100 hòan, uống trước bửa ăn với nước sôi trắng. 1 ngày 3 lần.

(Vệ sinh tạp hưng)

+ Phương thuốc 11: Trị trùng thiệt, mộc thiệt: Cương tàm 1 chỉ, Hòang liên (sao mật) 2 chỉ nghiền nhỏ, thấm vào, nước dãi ra thì tốt.

(Tích đức đường kinh nghiệm phương)

+ Phương thuốc 12:

Điều trị bệnh tiểu dường uống trong Cương tàm hòan, bệnh nhân độ nhẹ mỗi lần 1 g, mỗi ngày 3 lần, độ vừa và nặng mỗi lần 2 g, mỗi ngày 3, 4 lần.

Quan sát 9 ca, bệnh trình dài nhất 15 năm, ngắn nhất 8 tháng. Qua điều trị 2 ~ 5 tháng, tòan bộ ca bệnh tiểu đường, đường

huyết đều giáng thấp bất đồng trình độ, tự cảm thấy triệu chứng tiêu mất, ăn uống và thể trọng tăng lên, tòan thân có sức, tình trạng tinh thần chuyển biến tốt. Ngừng thuốc hoặc ăn uống quá độ và công việc mệt nhọc vẫn có khả năng tái phát, cho nên sau khi điều trị cần giữ liều duy trì nhất định (2g/ ngày). Hiệu quả điều trị thời kỳ sau đó vẫn chờ quan sát.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 13:

Điều trị viêm tuyến vú cấp tính lấy Cương tàm sống 5 chỉ, nghiền hhỏ, dùng giấm cũ trộn đều, thoa chổ phát viêm và xung quanh nó, 1 ngày vài lần, giữ ướt, đến khi khối sưng tiêu mất, thông thường triệu chứng hõan giải thì ngừng.

Riêng dùng Kim ngân hoa, Bồ công anh mỗi thứ 2 lượng, sắc phân lần uống hoặc thay trà.

từng trị 17 ca, phần nhiều là thời kỳ đầu chứng viêm, ngòai 1 ca phát bệnh ngày thứ 5 chuẩn đóan vẫn hóa mủ ra, còn lại 16 ca đều tiêu tan mà khỏi, trong đó 2 ca từng dùng song song penicillin.

Thường dùng thuốc 2 ~ 3 ngày triệu chứng hõan giải, khối sưng hóa mềm, 5 ~ 8 ngày khối sưng tiêu mất.

(Trung dược đại từ điển)

0/50 ratings
Bình luận đóng